Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại Thành phố Cà Mau – tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại Thành phố Cà Mau – tỉnh Cà Mau

Thời gian qua, ngành thuế Cà Mau đã nỗ lực xử lý các khoản nợ thuế khó thu, nợ chờ xử lý đồng thời tích cực đôn đốc thu nộp, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ thuế đối với khoản nợ có khả năng thu ngay nộp vào NSNN, từ đó làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách, pháp luật của NNT trên địa bàn.

38

Để đạt được chỉ tiêu Tổng Cục thuế đề ra là tổng nợ chiếm dưới 5% trên tổng số thực thu NSNN, ngành thuế tỉnh đã tích cực đôn đốc, xử lý thu nộp và áp dụng đồng bộ các biện pháp QLN & CCN thuế như: ban hành Thông báo tiền nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp (Mẫu số 07/QLN); Quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng đối với những đối tượng chây ỳ không nộp thuế. Tính đến 31/12/2015, nhờ chủ động thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, đã thu được 83.392 triệu đồng tiền nợ thuế tại thời điểm ngày 31/12/2018 chuyển sang, đạt 90,12%. Tổng số nợ thuế đến cuối năm 2019 giảm so với cuối năm 2018 là 71.800 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 21,65%.

Chi Cục Thuế thành phố Cà Mau đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện đối với từng khoản nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh và nợ có khả năng thu. Đối với nợ khó thu, do xác định lại đúng tính chất nợ của từng đối tượng nợ thuế ngừng, nghỉ, bỏ trốn, tự giải thể không khai báo với CQT theo đúng Quy trình quản lý nợ thuế, đồng thời được Tổng Cục thuế loại ra không đưa vào ứng dụng Quản lý thuế tập trung. Nợ chờ xử lý giảm nhờ tích cực tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nộp xử lý thu nợ thuế, đặc biệt các khoản nợ tiền sử dụng đất. Còn đối với nợ có khả năng thu thì giảm so với năm trước do đã thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động NNT đúng thời gian quy định, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng tiền thuế kéo dài trong nhiều kỳ tính thuế. Tỷ lệ nợ có khả năng thu đến cuối năm 2019 chiếm 2,02% trên tổng số thực thu NSNN năm 2019, vượt chỉ tiêu Tổng Cục thuế giao. Tập trung xử lý nợ đọng tiền thuế ngay ở kỳ nợ thuế đầu tiên, không để xảy ra trường hợp nợ dây dưa qua nhiều kỳ làm phát sinh số nợ lớn khó xử lý. Kiên quyết xử lý mạnh mẽ các trường hợp NNT có hành vi chiếm dụng tiền thuế nhằm hạn chế thất thu NSNN đến mức thấp.

Ngoài ra, công tác tổ chức quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế được sắp xếp thống nhất từ Cục thuế tới các Chi cục thuế. Các quy trình quản lý nợ thuế do Cục thuế ban hành đã làm cơ sở đưa công tác quản lý nợ thuế vào nề nếp, từng bước có hiệu quả. Chương trình ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế đã hiện đại hoá công tác quản lý nợ thuế, đáp ứng yêu cầu tổng hợp, chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế. Chỉ

39

tiêu thu nợ thuế được xây dựng hàng năm làm căn cứ chỉ đạo, điều hành thu nợ và coi đây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ thuế, để lãnh đạo Chi Cục Thuế xem xét thi đua khen thưởng cho toàn các cán bộ tham gia công tác.

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại Đô Lƣơng – tỉnh Nghệ An

Chi cục thuế huyện Đô Lương là một chi cục có số thu tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhưng số nợ thuế rất ít. 6 tháng đầu năm 2019, số thu Chi cục thuế huyện Đô Lương đạt được 54,579 tỷ đồng/73,6 tỷ đồng kế hoạch, bằng 74,2% dự toán pháp lệnh. Đó là một kết quả rất đáng mừng trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Nợ đọng thuế trên địa bàn chỉ còn 7,8 tỷ đồng, số nợ này “khiêm tốn” nếu so sánh với với nợ đọng ở một số Chi cục như Hưng Nguyên nợ 16,5 tỷ đồng, Thị xã Hoàng Mai nợ 26,1 tỷ đồng, Nam Đàn nợ 17,3 tỷ đồng, Nghi Lộc nợ 17,2 tỷ đồng, Diễn Châu nợ 17,3 tỷ đồng, Thị xã Thái Hòa nợ 15,5 tỷ đồng...

Được biết “bí quyết” ở Đô Lương đó chính là huy động sức mạnh tổng hợp từ chính quyền địa phương, các ngành mình trên địa bàn, từ đó tạo ra được “quyền lực” trong thu thuế và thu nợ thuế. Nhưng để làm được điều đó, chính ngành Thuế phải chứng tỏ vai trò đầu tàu, tiên phong của mình, phải phát huy trí tuệ của mình vào công tác quản lý thuế trên địa bàn để đạt được kết quả tốt nhất. Chi cục thuế huyện Đô Lương đã tham mưu cho huyện ban hành Đề án “Chống thất thu và phát triển nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Đô Lương, giai đoạn 2016 - 2020”. Và rất nhiều giải pháp được Chi cục thuế huyện Đô Lương đưa ra, cùng với phát triển nguồn thu là chống thất thu. Chi cục thuế chủ trì, phối hợp các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác công khai thuế, tích cực tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế, đồng thời lập hồ sơ vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế. Chi cục cũng tham mưu UBND huyện thành lập đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, cương quyết xử lý các đối tượng kinh doanh không có giấy phép ĐKKD và kinh doanh không kê khai, nộp thuế. Công tác phối hợp giữa Chi cục với các đơn vị, phòng, ban cũng mang lại hiệu quả cao. Đó là: Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thống kê hoá đơn bán hàng các cơ sở sản xuất, kinh doanh viết cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, qua đó đối chiếu với kê

40

khai của các cơ sở kinh doanh, phát hiện những trường hợp vi phạm trong việc sử dụng hoá đơn bán hàng; phối hợp với chủ đầu tư và Ban quản lý các dự án (kể cả huyện và xã) kiểm tra, đối chiếu việc đăng ký, kê khai thuế của các nhà thầu đối với các công trình đã và đang thi công trên địa bàn toàn huyện; Phối hợp Phòng Tài nguyên – Môi trường kiểm tra thủ tục pháp lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác đất, đá, cát, sạn và tham mưu cho UBND huyện có văn bản chỉ đạo về việc khai thác khoáng sản. Đồng thời, phối hợp với Công an huyện điều tra, xác minh và xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thương mại trên các lĩnh vực: Xây dựng cơ bản; Kinh doanh vận tải; Chế biến lâm sản; Khai thác cát, sạn...

Để “siết chặt” các nguồn tiền chu chuyển, Chi cục đã phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn để nắm lượng tiền chuyển khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực, qua đó phát hiện các trường hợp kinh doanh không kê khai thuế hoặc kê khai không đầy đủ, kịp thời theo quy định... Phí là khoản thu quan trọng của ngân sách, để tăng nguồn thu này, Chi cục thuế tiến hành kiểm tra thực tế tại các xã, thị có hoạt động thu phí (phí đò, phí chợ, phí bến bãi...) đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra quyết toán phí, lệ phí.

Công tác thu ngân sách muốn đạt kết quả cao một mình ngành Thuế không làm được mà phải có sự vào cuộc của các ngành cùng với Chi cục Thuế một cách chặt chẽ. Chính sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các ngành trên địa bàn cùng với sự tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy của người đứng đầu và từng cán bộ thu thuế nên Đô Lương vừa thực hiện tốt nhiệm vụ thu, đồng thời kiểm soát tốt nợ thuế.

1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Chi cục thuế khu vực Phổ Yên – Phú Bình

Thứ nhất, công tác quản lý thuế sẽ đạt hiệu quả cao nếu các công tác đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật thuế và tính tự giác của doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế được chú trọng.

Thứ hai, việc tuyên truyền về các chính sách thuế mới, các công tác quản lý của chi cục được triển khai rộng khắp bằng nhiều hình thức phong phú như báo chí, phát thanh, truyền hình... Nhiều hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được triển

41

khai như tư vấn tại chỗ hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tập huấn, đối thoại doanh nghiệp... và đặc biệt là hình thức truyền tải qua thư điện tử, qua website của ngành đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thứ ba, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một chức năng chính trong mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Mô hình này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước, nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế trong việc thu nộp thuế. Quản lý được nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ thuế là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Thứ tư, thực hiện tham mưu tốt cho chính quyền địa phương, tạo sự đồng thuận và sự chung sức của cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc trong việc quản lý chống thất thu thuế. Đồng thời tăng cường hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra để vừa uốn nắn nhưng cũng xử lý nghiêm các sai phạm tạo sự răn đe, nâng cao hiệu lực các chế tài pháp luật.

Thứ năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế đã thể hiện được nhiều quan điểm, mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế. Hiện nay phương thức khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sự đóng góp cho một môi trường kinh doanh năng động, hiệu quả.

Thứ sáu, xây dựng bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý cũng là một yếu tố giúp chất lượng công tác quản lý thuế tăng cao. Đặc biệt là chú trọng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ thuế là điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý thuế đạt kết quả tốt.

42

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Các vấn đề học viên nghiên cứu khi thực hiện Luận văn này nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho vấn đề câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng của quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2017-2019 được thực hiện như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên?

- Những giải pháp nào có thể được đề xuất để nâng cao chất lượng của công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập qua các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo của Cục thuế tỉnh và Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác quản lý thuế và nợ thuế trong thời gian từ 2018 trở lại đây.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Mục tiêu của việc điều tra: nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế Phổ Yên – Phú Bình.

Đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế đối với nhóm đối tượng là Các cán bộ công chức làm công tác quản thuế tại Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

Quy mô mẫu điều tra: Mẫu được chọn là toàn bộ các CBVC làm công tác quản lý thuế và nợ thuế tại Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình tính đến hết ngày 31/12/2019 là 69 người.

Phương pháp điều tra:Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra đã được thiết kế

43

Sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin đánh giá từ đối tượng khảo sát.

Thang đo được tính như sau:

1- Rất yếu, 2- Yếu, 3- Bình thường, 4- Tốt và 5- Rất tốt. Ý nghĩa của thang đo:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5

= 0.8 Ý nghĩa của giá trị trung bình: 1.00 - 1.80 Rất yếu

1.81 - 2.60 Yếu

2.61 - 3.40 Bình thường 3.41 - 4.20 Tốt

4.21 - 5.00 Rất tốt

Đối với bảng câu hỏi dùng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố thì thang đo vẫn được giữ nguyên tuy nhiên phần ý nghĩa của nó được giải thích khác đi một chút.

Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng: 1.00 - 1.80 Rất yếu Tác động tiêu cực với mức độ rất nhiều

1.81 - 2.60 Yếu Tác động tiêu cực với mức độ nhiều

2.61 - 3.40 Bình thường Tác động không rõ ràng về mức độ và tính chất 3.41 - 4.20 Tốt Tác động tích cực với mức độ nhiều

4.21 - 5.00 Rất tốt Tác động tích cực với mức độ rất nhiều Quy trình thiết kế bảng hỏi

Bước 1: Bảng câu hỏi ban đầu được xây dựng dự trên sự tham khảo các câu hỏi liên quan tới yếu tố chất lượng dịch vụ SERVQUAL của (Parasuraman and et al, 1988) có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động quản lý tại Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

Bước 2: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.

Nội dung điều tra: Luận văn tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ tại chi cục thuế về công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

44

Đối tượng điều tra là toàn bộ cán bộ quản lý thuế tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình có làm công tác quản lý trực tiếp và gián tiếp trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)