Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu của Luận văn

3.6.2. Những hạn chế còn tồn tại

Công tác quản lý nợ thuế của Chi cục mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những tồn tại cụ thể như sau:

Công tác lập chỉ tiêu về thu nợ thuế: được thực hiện chưa thực sự linh động và khoa học, còn một số những hạn chế liên quan đến việc phân bổ và thực hiện các chỉ tiêu nợ thuế. Hạn chế này đến do cơ chế quản lý còn rườm rà và thiếu khoa học, ngoài ra còn đến từ trình độ chuyên môn của người thực hiện công tác lập kế hoạch về quản lý nợ thuế.

Về công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành thu NSNN: Mặc dù đã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức nhưng một số cán bộ trình độ còn hạn chế nên một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và yêu cầu công cuộc đổi mới và hiện đại hóa ngành thuế hiện nay từ đó dẫn đến hiệu quả công tác ở một số lĩnh vực đạt thấp, nhất là công tác tuyên truyền hỗ trợ, công tác quản lý nợ thuế, công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế…

Công tác kê khai thuế còn tồn tại hạn chế là chưa chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp cũng như các vướng mắc của từng nhóm người nộp thuế trong kê khai; việc xây dựng và ban hành chế độ kế toán thuế làm cơ sở cho việc hiện đại hóa quy trình thu nộp, hạch toán theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đảm bảo chính xác, kịp thời còn chậm so với yêu cầu.

93

chưa phát huy hết hiệu quả. Việc phối hợp với các ngành, các cấp, các bộ phận trong công tác quản lý, thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trong một số biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao như các biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên, bán đấu giá tài sản; thu tiền, tài sản của NNT do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ… Biện pháp cưỡng chế được coi là đơn giản nhất như trích tiền từ tài khoản của NNT cũng rất khó thực hiện do NNT mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau, khi cưỡng chế tài khoản này họ lại giao dịch ở tài khoản khác.

Số thuế phát sinh chuyển sang nợ đọng còn chưa được đôn đốc kịp thời dẫn đến nợ đọng tiền thuế. Nguyên nhân do lực lượng cán bộ thuế làm công tác kiểm tra thuế còn mỏng và ít về số lượng, chất lượng chưa cao do toàn thể Chi cục hiện chỉ có 26 cán bộ gồm cả lãnh đạo, cán bộ hợp đồng lái xe, bảo vệ và 02 cán bộ tăng cường nên hạn chế về số lượng cán bộ công chức và gặp khó khăn về nhân sự khi triển khai công tác kiểm tra.

Tiến độ thực hiện công tác thu nợ còn chậm; chưa cương quyết đôn đốc thực hiện cưỡng chế nợ đối với những doanh nghiệp nợ trên 90 ngày. Nguyên nhân: Do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính, đối với các doanh nghiệp đầu tư lớn vào khách sạn, nhà nghỉ lại phải tập trung trả lãi vay và gốc cho ngân hàng. Một số doanh nghiệp do năng lực tài chính hạn chế, không có ý thức chấp hành các luật thuế, có biểu hiện thường xuyên chây ỳ nợ thuế, có số nợ đọng thuế kéo dài và không có ý thức thanh toán tiền nợ đọng thuế. Một số doanh nghiệp vay ngân hàng đem tài sản thế chấp nên gặp khó khăn trong thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

Cán bộ làm công tác đôn đốc thu nợ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ như kiểm tra, quản lý liên ngành du lịch... do lực lượng cán bộ công chức thuế còn ít về số lượng và trình độ không đồng đều về chất lượng.

Về công tác kiểm tra thuế: cơ bản là khá tốt tuy nhiên, nguồn lực dành cho công tác kiểm tra còn chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Việc thu thập, khai thác thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích đánh gia rủi ro còn hạn chế. Phương pháp, kỹ năng kiểm tra còn chậm chuyển biến.

94

Về công tác cải cách, hiện đại hóa: Chính sách thuế đang trong giai đoạn hoàn thiện phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước đáp ứng Nghị quyết 19/CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ nên việc cập nhật, nắm bắt các chế độ chính sách thuế của người nộp thuế chưa kịp thời kê khai thuế qua mạng, NTĐT... Từ đó dẫn tới số thuế nộp NSNN bằng hình thức nộp thuế điện tử còn đạt tỷ lệ thấp; số hồ sơ khai thuế đúng hạn mới đạt trên 90%; số hồ sơ khai thuế nộp chậm còn chiếm tỷ lệ cao.

Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Trong thời gian qua đã được nâng cao, song chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế mới. Chưa phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp.

Nội dung tuyên truyền tuy đã được chú trọng nhưng có nội dung còn chưa sát với yêu cầu. Hầu hết vẫn chỉ phổ biến lại quy định của pháp luật mà chưa giải thích rõ bản chất của quy định đó nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, một số người nộp thuế chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm hết được quy định của pháp luật. Các hình thức tuyên truyền điện tử đã triển khai nhưng chậm so với tiến độ yêu cầu. Các hội nghị đối thoại nội dung chưa phong phú, hình thức chưa thực sự hấp dẫn, chưa nắm được nhu cầu cần hỗ trợ nên nhận thức của một số đối tượng còn hạn chế, sự tuân thủ các quy định của cơ quan thuế ở một số doanh nghiệp còn chưa nghiêm, đôi khi phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử phạt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)