Ảnh hưởng từ phía đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 90 - 92)

5. Kết cấu của Luận văn

3.5.3. Ảnh hưởng từ phía đối tượng nộp thuế

Việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT còn thấp, sự hiểu biết chính sách thuế và tinh thần tự giác của đối tượng nộp thuế còn hạn chế.

Thất thu ngân sách tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình còn diễn ra dưới nhiều hình thức như: gian lận thuế, hạch toán kế toán không đúng nhằm làm

89

giảm số thuế phải nộp vào NSNN, tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp vẫn còn diễn ra.... Nguyên nhân một phần do đối tượng nộp thuế hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nhiều trường hợp cố tình vi phạm. Việc tự tính, tự khai, tự nộp của các doanh nghiệp chưa tự giác cao. Tình trạng khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp như: có doanh thu nhưng không có thuế, số thuế âm liên tục kéo dài.

Theo Luật thuế TNDN quy định, doanh nghiệp nào làm ăn có lời thì phải nộp thuế TNDN. Những người làm ăn gian dối, tìm mọi cách hạch toán khống, tăng chi phí để báo cáo quyết toán không có lời, không phải nộp thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế càng lớn thì số thuế TNDN phải nộp càng nhiều. Do đó kẻ trốn thuế tìm mọi cách làm cho thu nhập chịu thuế (TNCT) nhỏ đi, bằng cách tăng chi phí lên, thông qua thủ đoạn lập các hợp đồng mua hàng khống, kê khống giá trị hàng hoá lên, kê khống số lượng lao động và tiền lương, đưa các chi phí khấu hao của các tài sản sử dụng cá nhân vào chi phí kinh doanh, thực hiện các hợp đồng vay vốn vòng vo nhằm làm tăng chi phí tài chính ... để làm cho chi phí đầu vào thật lớn; làm cho thu nhập chịu thuế không còn. Đây là các hành vi thể hiện tinh thần tự giác, đạo đức kinh doanh thấp của đối tượng nộp thuế.

Chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác kế toán thuế. Trình độ kế toán của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình quản lý đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp nên công tác kế toán của các doanh nghiệp không được chú trọng nhiều. Một số doanh nghiệp chưa coi trọng công tác kế toán nên công tác thuế cũng chưa được hoàn chỉnh, chưa đầu tư thực sự về con người, vật chất cho công tác kế toán và công tác kê khai nộp thuế. Một kế toán có thể làm công tác kế toán cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, trình độ, nhận thức không đồng đều, nên việc chuẩn bị số liệu kiểm tra, đối chiếu, xác nhận, cung cấp, giải trình số liệu với cơ quan thuế chưa kịp thời, chính xác. Chính vì vậy, không thể tránh khỏi sai sót trong công tác kế toán cũng như công tác kê khai và quyết toán thuế.

Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế còn thấp, lợi nhuận chưa cao nên tác động đến số thu thuế TNDN của Chi cục thuế. Trong những năm vừa qua, do chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế nên

90

nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh. Hơn nữa, doanh nghiệp có số lượng đối tượng kinh doanh lớn nhưng quy mô kinh doanh đa số nhỏ, thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Trình độ văn hóa, trình độ quản lý, trình độ công nghệ còn thấp so với các doanh nghiệp Nhà nước nên chưa chịu đi sâu tìm hiểu luật thuế để thực hiện mà còn trông chờ được phổ biến nên khi thực hiện không tránh khỏi lúng túng dẫn đến sai sót trong khi thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)