Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 44)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Các vấn đề học viên nghiên cứu khi thực hiện Luận văn này nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho vấn đề câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng của quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2017-2019 được thực hiện như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên?

- Những giải pháp nào có thể được đề xuất để nâng cao chất lượng của công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập qua các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo của Cục thuế tỉnh và Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác quản lý thuế và nợ thuế trong thời gian từ 2018 trở lại đây.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Mục tiêu của việc điều tra: nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế Phổ Yên – Phú Bình.

Đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế đối với nhóm đối tượng là Các cán bộ công chức làm công tác quản thuế tại Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

Quy mô mẫu điều tra: Mẫu được chọn là toàn bộ các CBVC làm công tác quản lý thuế và nợ thuế tại Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình tính đến hết ngày 31/12/2019 là 69 người.

Phương pháp điều tra:Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra đã được thiết kế

43

Sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin đánh giá từ đối tượng khảo sát.

Thang đo được tính như sau:

1- Rất yếu, 2- Yếu, 3- Bình thường, 4- Tốt và 5- Rất tốt. Ý nghĩa của thang đo:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5

= 0.8 Ý nghĩa của giá trị trung bình: 1.00 - 1.80 Rất yếu

1.81 - 2.60 Yếu

2.61 - 3.40 Bình thường 3.41 - 4.20 Tốt

4.21 - 5.00 Rất tốt

Đối với bảng câu hỏi dùng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố thì thang đo vẫn được giữ nguyên tuy nhiên phần ý nghĩa của nó được giải thích khác đi một chút.

Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng: 1.00 - 1.80 Rất yếu Tác động tiêu cực với mức độ rất nhiều

1.81 - 2.60 Yếu Tác động tiêu cực với mức độ nhiều

2.61 - 3.40 Bình thường Tác động không rõ ràng về mức độ và tính chất 3.41 - 4.20 Tốt Tác động tích cực với mức độ nhiều

4.21 - 5.00 Rất tốt Tác động tích cực với mức độ rất nhiều Quy trình thiết kế bảng hỏi

Bước 1: Bảng câu hỏi ban đầu được xây dựng dự trên sự tham khảo các câu hỏi liên quan tới yếu tố chất lượng dịch vụ SERVQUAL của (Parasuraman and et al, 1988) có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động quản lý tại Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

Bước 2: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.

Nội dung điều tra: Luận văn tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ tại chi cục thuế về công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

44

Đối tượng điều tra là toàn bộ cán bộ quản lý thuế tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình có làm công tác quản lý trực tiếp và gián tiếp trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể.

Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với việc quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là bảng giản đơn.

45

2.2.2.3. Biểu đồ thống kê

Biểu đồ thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Biểu đồ thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, biểu đồ có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê.

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và các mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng quản lý thuế tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình.

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của các khoản thu, các sắc thuế và sự phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một năm tài chính, tình hình thực hiện

46

các năm đã qua. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. So sánh tình hình triển khai thực hiện giữa kết quả thực hiện hết năm tài chính so với kế hoạch dự toán giao đầu năm.

Gốc so sánh: Thời gian (Cuối năm với đầu năm; năm sau với năm trước) A0: là số dự toán giao đầu năm

A1: Số thực hiện quyết toán trong năm

So sánh bằng số tuyệt đối: ∆A = (A1/A0) x 100%

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình quản lý nợ thuế các năm và so sánh thực tế với kế hoạch thu hồi nợ.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là: thời gian về chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm.. đi dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân..,trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số.

Qua phương pháp dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch ra xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để hiện thực hoá Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011 - 2020 cũng như Tuyên ngôn của ngành Thuế, Tổng Cục thuế đã nghiên cứu ban hành Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế kèm theo Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013. Đây là hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng được kết hợp chặt chẽ với nhau để xác định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của CQT theo từng năm, từng giai đoạn; theo dõi và đánh giá được chính xác, khách quan và minh bạch hơn sự tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của CQT; kịp thời phát hiện những tồn tại hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý thuế, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục, tiến tới xây dựng một nền quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.

47

Hệ thống các chỉ số được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nợ thuế của Chi Cục thuế là: Tình hình nợ đọng tiền thuế theo giai đoạn; Kết quả đôn đốc thu nộp tiền thuế thông qua công tác quản lý nợ thuế giai đoạn; Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế.

Để nhằm đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế.

Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế =

Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá

x 100% Tổng thu nội địa do ngành thuế quản

Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước.

Để nhằm đánh giá hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc việc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu nhưng chưa thu được từ năm trước; kết quả việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế.

Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ năm =

Số tiền nợ thuế từ năm trước thu được trong năm nay

x 100% Tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu

tại thời điểm 31/12 năm trước - Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh

Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh =

Tổng số tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh

x 100% Tổng số tiền nợ thuế tại thời điểm

31/12

Để nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế, kết hợp đánh giá tính kịp thời, tính chính xác trong việc quản lý, theo dõi nợ thuế của NNT.

- Tỷ lệ số hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn

48

thuế được giải quyết đúng hạn quyết đúng hạn

Tổng số hồ sơ gia hạn nộp thuế phải giải quyết

Để nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế, tính kịp thời trong công tác giải quyết hồ sơ gia hạn nộp thuế của CQT.

- Ngoài những chỉ tiêu chính nếu trên con một số các chỉ tiêu liên quan đến số lượng, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế về các hoạt động liên quan.

49

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN

3.1. Tổng quan về địa bàn thị xã Phổ Yên 3.1.1. Vấn đề địa lý, hành chính 3.1.1. Vấn đề địa lý, hành chính

Về vị trí địa lý: Thị xã Phổ Yên nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc, có vị trí địa lý: phía đông giáp huyện Phú Bình, phía đông nam giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Đại Từ, phía nam giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Phía bắc giáp thành phố Sông Công và phía tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Do có vị trí thuận lợi nên thị xã Phổ Yên là địa phương rất có tiềm năng và là nơi được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên.

Về hành chính: Thị xã Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 4 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đồng Tiến và 14 xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, Phúc Tân, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Vạn Phái.

3.1.2. Tình hình dân cƣ

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp dân số Phổ Yên là 28.400 người. Sau hòa bình lập lại (tháng 7/1954), toàn thị xã có 7.525 hộ, với 34.234 người. Theo tổng điều tra dân số ngày 01/4/1989 dân số Phổ Yên là 118.596 người. Năm 2006 dân số toàn thị xã là 139.961 người (có 70.000 nam và 69.961 nữ; 126.456 người sống ở nông thôn, 13.505 người sống ở đô thị); Người kinh 92,42%, người Sán Dìu 6,25%, người Tày 0,59%, Người Dao và người Nùng đều 0,29%, người Mường 0,06%, còn lại 0,1% là người các dân tộc khác... Trừ người Dao sống chủ yếu ở các xã chân dãy núi Tam Đảo, còn người các dân tộc khác sống xen kẽ với nhau.

Mật độ dân số trung bình toàn thị xã tăng từ 514 người/km² (năm 2002) lên 545,27 người/km² (năm 2006); phường Ba Hàng có mật độ dân số cao nhất 3.382 người/km², xã Phúc Tân có mật độ dân số thấp nhất (89 người/km²). Cư dân ở Phổ

50

Yên gồm nhiều dân tộc khác nhau, có bộ phận đã định cư từ lâu đời, có bộ phận là dân được bọn địa chủ các đồn điền người Pháp và người Việt tuyển mộ vào làm thuê cho chúng; có bộ phận là đồng bào các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hà Đông (nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)