Tình hình trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH độ lý LUẬN CHÍNH TRỊ CHO đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp cơ sở tại HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 49 - 57)

huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

2.2.1. Tình hình trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp cơsở tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ sở tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW và Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh cơng tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các cấp ủy đảng luôn quán triệt quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; coi việc đổi mới cơng tác cán bộ có vai trị quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tại địa phương. Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ giai đoạn 2015-2020, nhằm cụ thể hóa những chủ trương, quan điểm của đảng cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của huyện Cờ Đỏ đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, về năng lực tổ chức. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đa số trưởng thành hoạt động sản xuất, trong thực tế lãnh đạo quản lý nên họ ln có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, luôn kiên định lập trường, mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đã và đang là lực lượng nịng cốt góp phần quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.

Theo số liệu của Ban Tổ chức Huyện ủy và phòng Nội vụ, tổng số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của 10 xã, thị trấn là 54 người, trong đó:

* Về cơ cấu:

- Giới tính: Nam: 47 (87,03%); Nữ: 07 (12,97%).

Theo Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo cho thấy tỷ lệ nữ giới chiếm tỷ lệ thấp so với yêu cầu (20% trở lên) trong tổng số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng, nhà nước rất quan tâm nhằm thực hiện chủ trương bình đẳng nam và nữ trong việc lựa chọn, bồi dưỡng, tạo điều kiện để nữ giới tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực quản lý xã hội.

- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 02/54 (3,70%); Từ 31 tuổi đến 45 tuổi: 35/54 (64,82%); Trên 46: 17/54 (31,48%).

H1. Biểu đồ so sánh độ tuổi của cán bộ chủ chốt xã, thị trấn đến tháng 12/2015

Nguồn: Số liệu lưu trữ tại phòng Nội vụ và Ban Tổ chức Huyện ủy

- Dân tộc: Dân tộc Kinh: 52/54 (96,30%); Dân tộc Khmer: 02/54 (3,70%).

Nguồn cán bộ: Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của huyện hình thành chủ yếu từ 3 nguồn chính: Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã, thị trấn trưởng thành từ cơ sở, gắn bó trực tiếp với địa phương là: 44/54 (81,49%); Cán bộ tăng cường: 10/54 (18,51%).

Số liệu trên còn cho thấy, các chức danh cấp cơ sở ở huyện Cờ Đỏ có tuổi đời từ 46 trở lên chiếm tỷ lệ khá cao, là những người có bề dày kinh nghiệm trong cơng tác nên họ dễ gây được lịng tin và phát huy tác dụng trong quần chúng. Tuy nhiên, số cán bộ tuổi cao chiếm tỷ lệ lớn sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộ năng động và phát triển lâu dài, họ khó có thể tiếp tục vào được những nhiệm kỳ sau. Vì thế, sẽ tạo sự hụt hẫng trong đội ngũ và khơng đảm bảo được tính kế thừa liên tục. Cán bộ tuổi cao cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và phấn đấu học tập để nâng cao trình độ.

* Về trình độ:

+ Trình độ học vấn: Đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của huyện có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thơng trung học.

+ Trình độ chun mơn:

- Trung cấp: 10/54 (18,51%); Cao đẳng: 29/54 (53,70%); Đại học: 15/54 (27,79%).

H2. Biểu đồ Trình độ CMNV của cán bộ chủ chốt xã, thị trấn đến tháng 12/2015:

Thực tế cho thấy, để có thể tiếp thu được lí luận chính trị địi hỏi người cán bộ phải có trình độ học vấn tương xứng. Trình độ học vấn càng cao thì càng có tác động tích cực đến việc tiếp thu, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, có cách nhìn và tư duy nhạy bén trước yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn; có khả năng lập dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương mình để trình và thuyết phục cấp có thẩm quyền thơng qua và khi được duyệt thì thực thi có hiệu quả đề án, dự án đó.

Trong tình hình hiện nay, địi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cũng cần phải có trình độ chun mơn nhất định. Trình độ chun mơn là một trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ lí luận chính trị. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ càng cao thì càng có cơ sở khoa học giúp cán bộ tiếp thu nhanh hơn những kiến thức về lí luận chính trị. Tuy nhiên, như số liệu điều tra đã đề cập, số cán bộ cơ sở của huyện có trình độ chuyên môn Đại học chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 27,79%, số có trình độ chun mơn trung cấp 18,51 % cịn chiếm tỷ lệ cao so với yêu cầu. Với trình độ đã được đào tạo về mặt chuyên mơn cho thấy, đây là một trong những khó khăn đối với cán bộ cơ sở trong quá trình lãnh đạo, tổ chức quản lý và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là khi công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu.

+ Trình độ lý luận chính trị:

- Sơ cấp lý luận chính trị: 32/54 (59,25%) - Trung cấp lý luận chính trị: 18/54 (40,01%) - Cao cấp, cử nhân: 4/54 (0,74%)

H3. Biểu đồ Trình độ lý luận Chính trị của cán bộ chủ chốt xã, thị trấn đến tháng 12/2015

Nguồn: Số liệu lưu trữ tại phòng Nội vụ và Ban Tổ chức Huyện ủy

Trong giai đoạn hiện nay, nhất là thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, song song với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm cho đời sống nhân dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Do đó, để lãnh đạo được nhân dân thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn thì đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã nói riêng phải có trình độ được đào tạo cơ bản, tồn diện về mọi mặt, nhất là trình độ lý luận chính trị. Quán triệt sâu sắc quy định 54 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cờ Đỏ xây dựng Nghị quyết 04 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo tiêu chuẩn: “cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chun mơn nghiệp vụ” . Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã hiện nay có một số cán bộ tuy đã được đào tạo xong nhưng đã quá lâu, có một số kiến thức đã lạc hậu khơng cịn phù hợp với thực tiễn.

Theo quy định, biểu đồ trên cho thấy, số cán bộ có trình độ sơ cấp lí luận chính trị là 32 người, chiếm 59,25%, còn cao so với quy định. Ngược lại, số cán

bộ cơ sở được đào tạo trình độ cao cấp lí luận chính trị chỉ có 4 người, chiếm 0,74% là quá thấp. Trong giai đoạn hiện nay, đi liền với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng cao, thì cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng cần phải được đào tạo cơ bản, toàn diện về mọi mặt, nhất là về trình độ lí luận chính trị. Như vậy, để tiếp tục đào tạo cho được số cán bộ cơ sở chưa đủ tiêu chuẩn đòi hỏi cần phải sớm được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Thực trạng nêu trên về trình độ các mặt, đặc biệt là trình độ LLCT của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của huyện cho thấy kiến thức và năng lực của phần lớn cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý của thời kỳ mới. Họ chỉ mới bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp nông thôn hiện nay.

*Những kết quả đạt được:

Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, nhất là đối với cán bộ cấp cơ sở, xuất phát từ tình hình thực tế của huyện trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện Cờ Đỏ đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở.

Đảng bộ huyện luôn quan tâm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các xã, thị trấn, đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực tiễn trong việc tổ chức điều hành, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm tính kế thừa nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội Đảng bộ đề ra. Tập trung vào các khâu quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ, chính sách cán bộ, thu hút

nhân tài và bảo vệ chính trị nội bộ. Qua đó, đã từng bước trang bị, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ kiến thức chun mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chun nghiệp, có phẩm chất và năng lực thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao.

Huyện ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện tăng cường đầu tư nâng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới nội dung chương trình, tài liệu, phương pháp dạy học, bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về trách nhiệm học và tự học; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; sửa đổi bổ sung chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các chính sách đãi ngộ cán bộ một cách hợp lý... Với sự quan tâm của các cấp ủy và triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực.

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở được tăng cường. Chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kỹ năng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, trao đổi kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế, nâng cao trình độ quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đến cuối năm 2015, số cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn có trình độ chun mơn nghiệp vụ trung cấp là 10/54 người, đạt 18,51%; cao đẳng là 29/54, đạt 53,70%; đại học là 15/54 người, đạt 27,79%; Số cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị là 04/54 người chiếm 0,74%; trình độ lý luận chính trị trung cấp là 18/54 chiếm 40,01%.

Cùng với sự tăng cường về số lượng, trình độ mọi mặt, đội ngũ cán bộ ở các cơ sở xã, thị trấn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đồn kết nội bộ, có tiến bộ trong phong cách làm việc, được nhân dân tín nhiệm, gương mẫu thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua thực tiễn công tác, đội ngũ cán

bộ cơ sở đã tích luỹ được kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác.

* Những hạn chế:

Trước hết, cần thấy rằng, mặc dù đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp

cơ sở đã có sự nâng cao nhất định về trình độ lý luận chính trị nhưng cấp độ đạt được cịn thấp, tư duy lơgíc yếu – mới chỉ bước đầu làm quen với tư duy khoa học. Về mặt này, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở cịn có nhiều hạn chế. Biểu hiện của những hạn chế đó là, họ rất ngại học tập, nghiên cứu những môn học lý luận cơ bản như triết học, kinh tế chính trị, ngại tiếp cận những vấn đề có tính khái qt lý luận, rất ít trường hợp có những bài viết được cơng bố có giá trị tổng kết kinh nghiệm sâu sắc để phát triển lý luận, đường lối. Tư duy khoa học yếu kém, nên khơng ít người trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở cịn nhìn nhận vấn đề thiếu tính khái qt, kém hệ thống, vừa thiếu tính chính xác, cụ thể, chặt chẽ, kém sinh động; chưa có được cái nhìn tồn diện bao qt chiều dài của sự phát triển liên tục qua những quá trình cụ thể, đứt đoạn. Do vậy mà họ có biểu hiện lúng túng, thiếu sáng tạo trong vận dụng lý luận, những chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tế địa phương; việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển thiếu tính chiến lược, nặng tính sự vụ trước mắt.

Thứ hai, trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở địa phương, người cán bộ

lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở còn biểu hiện của bệnh giáo điều, rập khn, máy móc. Trước hết là biểu hiện trong quá trình tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đường lối của Đảng, quá trình này thường được thực hiện một cách thụ động theo kiểu sao chép lại nội dung mà “khơng tiêu hóa”, thâu tóm được thực chất của lý luận để hình thành phương pháp luận cho hành động nhận thức và thực tiễn của mình. Mặc khác, khi được học tập lý luận ở một trình độ tương đối thì đã tự cho mình là giỏi lý luận. Chính điều đó dẫn đến sự thiếu năng động, sáng tạo trong việc vận dụng lý

luận vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Biểu hiện cụ thể của điều đó là khi xây dựng các nghị quyết, phương hướng, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương họ thường thụ động trông chờ vào sự định hướng của cấp trên, thậm chí cịn cả hiện tượng sao chép một cách máy móc các văn bản của

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH độ lý LUẬN CHÍNH TRỊ CHO đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp cơ sở tại HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w