Nâng cao tính tự giác rèn luyện, học tập giáo dục lý luận chính trị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH độ lý LUẬN CHÍNH TRỊ CHO đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp cơ sở tại HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 71 - 74)

dục lý luận chính trị

Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, “tài liệu dành cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên” nêu rõ: Nguyên nhân chủ quan nêu trong Nghị quyết liên quan đến cả ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân cán bộ, đảng viên, cả từ phía tập thể, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, trong đó có các cơ quan lãnh đạo, quản lý. Cụ thể: Một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm bổn phận trước Đảng, trước nhân dân… Để mỗi cán bộ cấp cơ sở nhận thức được tầm trọng của việc nâng cao trình độ LLCT đối với hiệu quả công việc, coi học tập nâng cao trình độ LLCT là nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Do đó, phải tự giác, cầu thị, coi việc học tập, bồi dưỡng LLCT là để không ngừng nâng cao nhận thức, củng cố và giữ vững lập trường quan điểm, khơng tha hố, biến chất. Hồ Chí Minh nói: “Bác nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho mình là già, cho nên ít chịu học tập. Như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học tập và hoạt động cách mạng suốt đời”.

Nhu cầu học tập LLCT phải trở thành đòi hỏi tự thân của mỗi cán bộ, thúc đẩy họ thường xuyên tự nghiên cứu, học tập LLCT, học tập chuyên môn

nghiệp vụ, không tự bằng lòng với kết quả học tập và phấn đấu của bản thân. Kiên quyết chống tư tưởng học cốt chỉ để hồn thiện những tiêu chuẩn cho mình mà thơi. Do đó, cần phải:

Một là, phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

trong việc tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ LLCT và nghiệp vụ, địi hỏi bản thân từng cán bộ phải nghiêm túc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đào tạo, tự bồi dưỡng của bản thân bằng cách: Cần đọc, tìm hiểu nhiều thơng tin thơng qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng, Internet... nắm được cách vận dụng sáng tạo có hiệu quả của các nước, những thành tựu lý luận mới để cán bộ cập nhật, đồng thời nắm biết thêm ý kiến phản biện từ cơ sở, giúp cấp trên, những người nghiên cứu lý luận, hiểu và cập nhật được đời sống thực tế của những vấn đề lý luận. Bởi vì ý thức, nhận thức, tư tưởng là chiếc “chìa khố” để có hành động đúng, đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.

Hai là, tính đặc thù của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là phải vừa có trí thức,

vừa có trình độ khoa học, vừa có tính sáng tạo và bản lĩnh chính trị. Do đó, phải tăng cường rèn luyện kỹ năng, nhất là kỹ năng nghe. Bởi vì, “Người trị chuyện hay nhất là người biết lắng nghe” lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và sự phản ảnh của nhân dân mà đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với nhân dân và kỹ năng nói, để thực hiện phương châm: “Mưa dầm thấm sâu”; mục đích là nhằm trang bị cho những cán bộ cấp cơ sở, là người gần dân, tiếp cận với dân, là cầu nối chuyển tải chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận quần chúng nhân dân, biến những quan điểm ấy đi vào lịng dân, thì phải thực sự có được những điều kiện thuận lợi để có thể “Nhả tơ” tối đa mà vẫn đảm bảo đúng định hướng chính trị; góp phần hóa giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, khả năng viết và đọc cũng khơng thể thiếu được, địi hỏi cán bộ cấp cơ sở cũng cần phải rèn luyện để cập nhật và báo cáo, kiến nghị lên cấp trên bằng văn bản để làm cơ sở và lưu trữ và rút tỉa kinh nghiệm để tiến tới viết hay, nói hay;

đọc lưu lốt; làm được đều này, trước hết cần nắm lý luận tốt, am hiểu thực tiễn và chịu khó rèn luyện.

Ba là, huyện Cờ Đỏ là địa bàn có đơng đồng bào dân tộc Khmer, do vậy

cán bộ cấp cơ sở phải nói được tiếng Khmer. Nên đưa mơn Ngoại ngữ tiếng Khmer vào chương trình đào tạo cho cán bộ cơ sở ở các xã đông đồng bào dân tộc Khmer. Người cán bộ cơ sở là người cán bộ và là đầy tớ của dân, làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, thuyết phục, cũng giống như người đi truyền đạo. Việc thuyết phục quần chúng, vận động quần chúng quan trọng vô cùng. Thuyết phục phải bằng trí tuệ, lịng chân thành, phải nói những điều chính mình rung động, chính mình trăn trở thì mới có sức thuyết phục, phải biết rèn luyện kỹ năng thuyết phục và sức truyền cảm, đó là cả một nghệ thuật, nghệ thuật “hùng biện”. Cái này, phải trang bị, tự cung cấp kiến thức, không ai làm thay được.

Bốn là, trình độ LLCT của cán bộ cấp cơ sở không chỉ phụ thuộc vào

bản thân việc học tập, bồi dưỡng trong các nhà trường mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác trong việc học tập, rèn luyện. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng một trong những việc quan trọng là phải làm sao để cán bộ có ý thức tự giác trong việc tự bồi dưỡng, tự học tập để biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện. Mỗi cán bộ cấp cơ sở phải từng bước nâng cao trình độ, năng lực theo yêu cầu khác và nhiệm vụ ngành khác nhau; gắn với tổng hợp tình hình trên địa bàn mình phụ trách, phải phân tích đánh giá và dự báo chiều hướng phát triển của từng sự vụ, sự việc. Từ tổng hợp được tình hình, phân tích đúng tình hình, đánh giá đúng và đề xuất những giải pháp. Những giải pháp ấy phải phát huy những cái mạnh và đáp ứng yêu cầu “đi trước, đón đầu”, dự báo những cái sẽ xảy ra, phấn đấu trở thành một cán bộ cơ sở giỏi.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH độ lý LUẬN CHÍNH TRỊ CHO đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp cơ sở tại HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w