Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH độ lý LUẬN CHÍNH TRỊ CHO đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp cơ sở tại HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 57 - 63)

2.2.2.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Những chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đã góp phần tạo nên sự thống nhất về nhận thức, nâng cao trách nhiệm cho các cấp uỷ và chính quyền các cấp trong huyện. Trên cơ sở đó, tạo được sự phối hợp

nhịp nhàng trong việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở.

Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện không ngừng quan tâm chỉ đạo, đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, gắn lý luận với thực tiễn, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dạy và học qua đó tạo nên sự hứng thú đối với người học.

Ban thường vụ Huyện ủy phối hợp với Trường Chính trị thành phố tập trung mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị theo từng đối tượng khác nhau như: Lớp trung cấp lý luận ngắn hạn, Lớp trung cấp chính trị tập trung, khơng tập trung.

Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã có trình độ về chun mơn, trình độ về lý luận chính trị, có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn thử thách. Trong những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác cán bộ, Huyện ủy từng bước xây dựng các chương trình hành động, cụ thể hố chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ cho các cấp nhằm thực hiện mục tiêu của Đại hội lần thứ XI của huyện.

2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, một số cán bộ, đảng viên cịn ngán ngại và thiếu tính tự giác

trong học tập để nâng cao trình độ. Mặt khác, cán bộ cơ sở lại ln biến động qua các kỳ bầu cử không ổn định trong suốt nhiệm kỳ, dẫn đến sự thay đổi cán bộ cơ sở. Hơn nữa có những cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng khơng trúng cử, trong khi đó số người mới trúng cử lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng và số cán bộ tái cử sau mỗi nhiệm kỳ thường lại được bố trí đảm nhận một chức

danh khác nhau. Chính điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao trình độ về lý luận đạt chuẩn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là rất khó khăn và lâu dài.

Hai là, một bộ phận cán bộ cấp cơ sở cịn có biểu hiện thiếu ý chí quyết

tâm, phấn đấu vươn lên, chưa có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải học tập để nâng cao trình độ lí luận chính trị.

Thực tế cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên cịn ngại học tập lí luận chính trị, thiếu ý thức học tập, nâng cao trình độ lí luận chính trị, khơng ít cán bộ, Đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý ngại học tập, ngại nghiên cứu lí luận, coi học tập lí luận chính trị là bắt buộc, là vấn đề có liên quan đến đề bạt, bổ nhiệm, đến các chính sách được hưởng. Một số ít cán bộ đi học lí luận chính trị với động cơ mục đích để lấy bằng cấp, chứng chỉ nhằm củng cố địa vị của mình.

Hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng một số cán bộ không chịu tranh thủ thời gian để học, để đọc, để nghe, không thấy yêu cầu bức bách và sự cần thiết phải tự nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Bên cạnh đó cịn có quan niệm cho rằng lí luận chính trị là lĩnh vực khó, trừu tượng nên khó tiếp thu, khó nhớ. Vì thế, khi được cử đi học lí luận chính trị thì học tập mang tính đối phó, học qua loa đại khái, khơng tập trung tư tưởng nghiên cứu, rèn luyện nên hiệu quả đạt được rất thấp.

Ba là, chế độ tiền lương, phụ cấp dành cho cán bộ cấp cơ sở rất thấp

không đảm bảo đời sống vật chất cho gia đình; phần lớn cán bộ cấp cơ sở xuất thân từ nông dân, sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, công tác đào tạo ở xa gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tại trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện chỉ được phép đào tạo trình độ sơ cấp, gần đây có lớp trung cấp nhưng phải phối hợp với Trường Chính trị thành phố.

Bốn là, chế độ, chính sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức cấp xã chưa thật hợp lý. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở cái mình có nhiều hơn là căn cứ vào yêu cầu

của người học. Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng có nhiều trùng lắp, nặng về lý thuyết, nhiều kiến thức cũ, thiếu sự cập nhật, khơng đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn, của người học. Chính vì vậy mà số lượt đào tạo, bồi dưỡng không nhỏ nhưng hiệu quả, chất lượng đào tạo khơng cao, chất lượng, trình độ cán bộ, cơng chức cấp xã vẫn rất hạn chế.

Kết luận chương 2

Từ thực trạng nêu trên, trình độ LLCT của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của huyện cho thấy kiến thức và năng lực phần lớn cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý của thời kỳ mới. Họ chỉ mới bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đặc biệt là đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Để nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ cấp cơ sở cần phải được kết hợp từ nhiều yếu tố: nhận thức của cấp uỷ, quy hoạch, chế độ chính sách, sự quan tâm đầu tư của thành phố, của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi cán bộ. Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 3, khoá VIII về chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đã nêu rõ: Phấn đấu chậm nhất từ năm 2005 trở đi phải “đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo”. Nghị quyết TW 5 khoá X khẳng định “Cơng tác lý luận cịn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp; chưa giải quyết được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra… chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục LLCT trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu của xã hội”.

Dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền, trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT của vùng đã có những chuyển biến tích cực, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, Đảng viên, trong đó có cán bộ cấp cơ sở ngày càng được đẩy mạnh. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị cấp cơ sở, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, hệ thống nhà trường, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng LLCT đã

được tổ chức sắp xếp lại, bảo đảm thống nhất trong quản lý chuyên môn và tổ chức bộ máy.

Thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay cần có một đội ngũ cán bộ cơ sở vừa hồng vừa chuyên để đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng trước u cầu mới. Đó là thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Việc có một đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu đặt ra tại cơ sở là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Công tác xây dựng Đảng được Đảng ta xác định là then chốt, thì cơng tác cán bộ được ví là “then chốt của then chốt”. Thế nhưng, thực tế ở cơ sở huyện Cờ Đỏ, đội ngũ cán bộ cịn có nhiều hạn chế về trình độ lí luận chính trị. Với trình độ hiện tại của đội ngũ cán bộ này thì chưa thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tại cơ sở.

Trước thực trạng đó cần phải có quan điểm, mục tiêu và giải pháp khoa học, đồng bộ để nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Chương 3

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH độ lý LUẬN CHÍNH TRỊ CHO đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp cơ sở tại HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w