Lĩnh vực chính trị-ngoại giao

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 40 - 44)

Trước năm 2002, Ấn Độ và ASEAN đã có sự hợp tác trên khá nhiều lĩnh vực nhưng đáng chú ý là sự hợp tác trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao.

Ấn Độ đã sớm nhận ra tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Tuy nhiên, trước năm 1991, Ấn Độ thi hành chính sách đối ngoại trên cơ sở tư tưởng không liên kết, thể hiện tính chất thực dụng nên đã hạn chế phần nào mối quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Sau khi giành độc lập (1947), Ấn Độ đã ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như nền độc lập non trẻ của các nước Đông Nam Á. Biểu hiện cụ thể đó là việc chính phủ Anh điều binh lính Ấn Độ sang can thiệp vũ trang ở Đông Dương đã gây nên làn sóng phản ứng rất mạnh mẽ trong nhân dân cũng như chính khách Ấn Độ. Thủ tướng Jawaharlal Nêru nói: “Chúng ta theo dõi việc Anh can thiệp vào Đông Dương và Inđônêxia với một sự tức giận, đáng xấu hổ và bất lực ngày càng tăng khi thấy các lực lượng quân Ấn Độ được dùng để phục vụ cái công việc bẩn thỉu đó của Anh để chống lại bạn bè của chúng ta đang thực hiện một cuộc chiến như chúng ta đã làm” [50].

Khi Hà Lan trở lại xâm lược Inđônêxia, Thủ tướng Jawaharlal Nêru đã triệu tập một cuộc Hội nghị Liên Á tại Niu Đêli vào tháng 3/1947 để kêu gọi các nước châu Á phản đối cuộc xâm lược này. Thủ tướng Jawaharlal Nêru đặc biệt nói đến những người đại diện của nhân dân Inđônêxia và Đông Dương đang chiến đấu chống thực dân Hà Lan và Pháp: “Lịch sử của các bạn vẫn có mối

giao lưu với văn hóa Ấn Độ và gần đây cuộc đấu tranh cho tự do của các bạn lại tiếp tục, điều đó nhắc nhở chúng ta rằng: Tự do cần phải giành lấy vì nó không thể đến như một món quà tặng” [27, tr.7]

Chính phủ Ấn Độ đã có những hoạt động ngoại giao tích cực nhằm góp phần chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương. Tháng 12/1953, Thủ tướng Jawaharlal Nêru tuyên bố: “Chính phủ không cho phép sự có mặt của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Ấn Độ trong bất cứ hoàn cảnh nào, dưới bất cứ cớ nào, chấm dứt việc sử dụng sân bay của Ấn Độ để vận chuyển vũ khí và binh lính Pháp sang Đông Dương qua không phận Ấn Độ” [27, tr.7].

Với những hoạt động tích cực cho hòa bình thế giới và với uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế, Ấn Độ được cử làm chủ tịch Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ. Có thể nói rằng, trước năm 2002, Ấn độ và Đông Nam Á đã xác lập được mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp. “Trong thời kì này, Niu Đêli đã trở thành trung tâm đời sống chính trị của các hội nghị và các cuộc trao đổi ý kiến của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á” [28, tr.35].

Từ đầu thập kỉ 60 đến cuối thập kỉ 80, môi trường chính trị của khu vực và quốc tế đã có những tác động không mấy thuận lợi cho mối quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Như vậy là sau khoảng một thập kỉ phát triển tốt đẹp, hợp tác chính trị - ngoại giao của Ấn Độ và ASEAN biến chuyển theo chiều hướng bất lợi cho cả hai phía.

Đầu thập kỉ 90, tình hình thế giới và khu vực có những biến động mạnh mẽ tác động đến khu vực Đông Nam Á. Với khẩu hiệu “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” của Thủ tướng Thái Lan và những giải pháp về hòa bình ở Campuchia được thông qua, đã góp phần ổn định khu vực. Các mối quan hệ, giao lưu được mở rộng, xu thế xích lại gần nhau giữa các quốc gia ngày càng nổi bật. Chính điều này đã làm nóng lên bầu không khí chính trị - ngoại giao giữa Ấn

Độ và ASEAN với việc Ấn Độ trở thành thành viên đối thoại từng phần của ASEAN vào năm 1992. Đến năm 1993, tại Niu Đêli đã thành lập Ủy ban hợp tác khu vực chung giữa ASEAN và Ấn Độ nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch. Ủy ban ASEAN - Ấn Độ bao gồm những người đứng đầu các phái đoàn ngoại giao của các thành viên ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ đối thoại khu vực đặc biệt là về chính trị - ngoại giao. Đến năm 1994, Ấn Độ và ASEAN mở rộng hợp tác trên lĩnh vực khoa học-kĩ thuật. Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với ASEAN và trở thành thành viên đối thoại đầy đủ năm 1995, năm 1996 là thành viên của diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), đây là diễn đàn chủ đạo đối thoại về các vấn đề chính trị và an ninh khu vực, có khả năng ứng phó hữu hiệu với các thách thức... Năm 1997, Ấn Độ lần đầu tiên được tham dự vào cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) lần thứ tư của ARF.

Những nỗ lực trong quan hệ về chính trị của Ấn Độ với ASEAN đã cải thiện đáng kể quan hệ giữa Ấn Độ với tổ chức ASEAN, điều này được thể hiện qua các cuộc viếng thăm chính thức của Thủ tướng Ấn Độ đến các nước ASEAN.

Trong các chuyến thăm, Ấn Độ luôn khẳng định sự ủng hộ đối với những mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển của các nước Đông Nam Á. Ấn Độ luôn coi Đông Nam Á cũng như châu Á Thái Bình Dương là một trong những trung tâm chính sách, là thị trường rộng lớn, là nguồn cung cấp công nghệ hết sức quan trọng để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ và nhấn mạnh muốn tăng cường quan hệ chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.

Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nahaximha Rao đã đến thăm hầu hết các nước Đông Nam Á như Inđônêxia (năm 1992), Thái Lan (1993), Xingapo và Việt Nam (1994)...

và ASEAN đã được dư luận thế giới đánh giá cao. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là những sự kiện đặc biệt đánh dấu sự chuyển biến tích cực của Ấn Độ sau một thời kì dài đánh mất vai trò ở Đông Nam Á. Trong các nước Đông Nam Á thì Singapo và Việt Nam được coi là hai nước có quan hệ thân thiết nhất với Ấn Độ (Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp từ trước Chiến tranh lạnh, còn Xingapo có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế).

Trong chuyến thăm Xingapo năm 1994, Thủ tướng Nahaximha Rao đã chính thức triển khai Chính sách “hướng Đông” ở Đông Nam Á. Thủ tướng Nahaximha Rao cũng đã trình bày một bản thuyết trình dài, trong đó thế hiện toàn bộ ý tưởng cơ bản về chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Ông đánh giá cao vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Ấn Độ. Ông cho rằng: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là tấm ván bật cho chúng ta bước vào thế giới” [28, tr.248].

Trong nhiệm kì của Thủ tướng I. K. Gujral (1996-1998), Ấn Độ đã tổ chức nhiều hội thảo tại Niu Đêli và thủ đô một số nước Đông Nam Á với sự tham gia của các nhân vật có uy tín của Ấn Độ và Đông Nam Á bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà ngoại giao, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp… để tăng cường hiểu biết và tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác như kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hóa - xã hội đặc biệt chú trọng an ninh về lương thực, môi trường, bệnh tật.

Điều này được minh chứng cụ thể qua việc chính phủ Ấn Độ tổ chức hàng loạt các hội thảo tại Niu Đêli và một số nước Đông Nam Á trong năm 1996- 1997 với sự tham gia của các quan chức cao cấp hai bên nhằm tìm ra tiếng nói chung về khả năng hợp tác trên các lĩnh vực.

Trong năm 1998, sự kiện nổi bật ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Ấn Độ - ASEAN là việc Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân, ngoại trừ Việt Nam, tất cả thành viên trong khối ASEAN đều phản đối cuộc thử hạt nhân của Ấn Độ,

nhưng thái độ của ASEAN khá mềm dẻo, trên thực tế, sau vụ thử hạt nhân, Ấn Độ vẫn được mời tham gia vào Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 31 tại Manila từ ngày 24-25/7/1998.

Ngày 5-6/1/2001 ở Brunei, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7, ASEAN đã quyết định nâng quan hệ với Ấn Độ lên cấp nguyên thủ (cấp thượng đỉnh). Như vậy, ngoài ASEAN+3, còn có một hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ hàng năm.

Với việc sử dụng toàn bộ sức mạnh chính trị và khả năng ngoại giao mềm mỏng, khôn khéo của một nước lớn, từng bước Ấn Độ đang cho thấy vị thế chính trị của một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Có thể nói từ sau Chiến tranh lạnh đến trước năm 2002, Ấn Độ đã chủ động mở một chiến dịch chuyển hướng ngoại giao nhằm tăng cường mối quan hệ chặt chẽ về mọi mặt với các quốc gia Đông Nam Á và đã thực hiện thành công chiến dịch này.

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w