trước năm 2002
trước năm 2002 vực nhưng đáng chú ý là sự hợp tác trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao.
Ấn Độ đã sớm nhận ra tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Tuy nhiên, trước năm 1991, Ấn Độ thi hành chính sách đối ngoại trên cơ sở tư tưởng không liên kết, thể hiện tính chất thực dụng nên đã hạn chế phần nào mối quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Sau khi giành độc lập (1947), Ấn Độ đã ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như nền độc lập non trẻ của các nước Đông Nam Á. Biểu hiện cụ thể đó là việc chính phủ Anh điều binh lính Ấn Độ sang can thiệp vũ trang ở Đông Dương đã gây nên làn sóng phản ứng rất mạnh mẽ trong nhân dân cũng như chính khách Ấn Độ. Thủ tướng Jawaharlal Nêru nói: “Chúng ta theo dõi việc Anh can thiệp vào Đông Dương và Inđônêxia với một sự tức giận, đáng xấu hổ và bất lực ngày càng tăng khi thấy các lực lượng quân Ấn Độ được dùng để phục vụ cái công việc bẩn thỉu đó của Anh để chống lại bạn bè của chúng ta đang thực hiện một cuộc chiến như chúng ta đã làm” [50].
Khi Hà Lan trở lại xâm lược Inđônêxia, Thủ tướng Jawaharlal Nêru đã triệu tập một cuộc Hội nghị Liên Á tại Niu Đêli vào tháng 3/1947 để kêu gọi các nước châu Á phản đối cuộc xâm lược này. Thủ tướng Jawaharlal Nêru đặc biệt nói đến những người đại diện của nhân dân Inđônêxia và Đông Dương đang chiến đấu chống thực dân Hà Lan và Pháp: “Lịch sử của các bạn vẫn có mối