HIỆP ƯỚC THÂN THIỆN VÀ HỢP TÁ CỞ ĐÔNG NA MÁ (TAC) Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC)

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 121 - 128)

II. Tài liệu bằng tiếng Anh

HIỆP ƯỚC THÂN THIỆN VÀ HỢP TÁ CỞ ĐÔNG NA MÁ (TAC) Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC)

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC)

(Ký tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, ngày 24 tháng 2 năm 1976)

________________________________________________________________________________

Phần mở đầu

Các Bên tham gia:

Nhận thức rõ các quan hệ lịch sử, địa lý và văn hoá sẵn có đã gắn chặt nhân dân các nước họ với nhau;

Mong muốn thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và tăng cường khả năng tự cường khu vực trong quan hệ với nhau;

Mong muốn tăng cường hoà bình, hữu nghị và hợp tác về các vấn đề ảnh hưởng đến Đông Nam Á phù hợp với tinh thần và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, 10 nguyên tắc thông qua tại Hội nghị các nướcÁ-Phi ở Băng-đung ngày 25/4/1955, Tuyên bố của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ký tại Băng cốc ngày 8/8/1967 và Tuyên bố ký tại Cu-a-la Lăm-pơ ngày 27/11/1971;

Tin rằng việc giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp giữa các nước cần phải được điều hành bằng những thủ tục hợp lý, hữu hiệu và đủ linh hoạt, tránh những thái độ tiêu cực có thể đe doạ hoặc cản trở sự hợp tác;

Tin vào nhu cầu hợp tác với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình trong và ngoài Đông Nam Á, nhằm thúc đẩy hoà bình, ổn định và hoà hợp trên thế giới.

Điều l:

Mục đích của Hiệp ước này là thúc đẩy nền hoà bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các Bên tham gia Hiệp ước, góp phần vào sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn của họ.

Điều 2:

Trong quan hệ của họ với nhau, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia;

b) Quyền của mọi Quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài;

c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; e) Từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;

f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu qủa.

Chương II. Thân thiện Điều 3:

Thực hiện mục đích của Hiệp ước này, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ cố gắng phát triển và tăng cường quan hệ hữu nghị văn hoá và lịch sử truyền thống, quan hệ láng giềng tốt và sự hợp tác đã gắn bó họ với nhau và sẽ thực hiện với thiện ý các nghĩa vụ theo Hiệp ước này. Nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ khuyến khích và tạo thuận lợi cho các tiếp xúc và giao lưu giữa nhân dân các nước với nhau.

Điều 4:

Các Bên tham gia Hiệp ước sẽ xúc tiến hợp tác tích cực trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, kỹ thuật, khoa học và hành chính, cũng như trong các vấn đề về lý tưởng chung và nguyện vọng về hoà bình quốc tế và sự ổn định trong khu vực và tất cả các vấn đề khác mà các bên cùng quan tâm.

Điều 5:

Theo Điều 4, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ làm hết sức mình để hợp tác đa phương hoặc song phương trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi.

Điều 6:

Các Bên tham gia Hiệp ước sẽ cộng tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực để tăng cường nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình của các dân tộc ở Đông Nam Á. Nhằm mục đích này, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ tăng cường việc sử dụng nhiều hơn các ngành công nghiệp và nông nghiệp của mình, mở rộng thương mại và cải thiện hạ tầng cơ sở kinh tế vì lợi ích chung của của nhân dân các nước. Về vấn đề này, các Bên sẽ tiếp tục tìm mọi phương cách để hợp tác chặt chẽ và cùng có lợi với các nước khác cũng như với các tổ chức quốc tế và khu vực nằm ngoài khu vực.

Điều 7:

Nhằm đạt được công bằng xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân các nước trong khu vực, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ tăng cường hợp tác kinh tế. Nhằm mục đích đó, các Bên sẽ thực hiện các chiến lược khu vực thích hợp cho sự phát triển kinh tế và giúp đỡ lẫn nhau.

Điều 8:

Các Bên tham gia Hiệp ước sẽ phấn đấu để đạt được sự hợp tác chặt chẽ nhất trên quy mô rộng lớn nhất và sẽ tìm cách giúp đỡ nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội, văn hoá, kỹ thuật, khoa học và hành chính.

Các Bên tham gia sẽ phấn đấu đẩy mạnh hợp tác để thúc đẩy sự nghiệp hoà bình, hoà hợp và ổn định trong khu vực. Nhằm mục đích đó, các Bên sẽ duy trì các tiếp xúc và thường xuyên tham khảo ý kiến với nhau về các vấn đề quốc tế và khu vực nhằm phối hợp quan điểm, hành động và chính sách của mình.

Điều 10:

Các Bên tham gia Hiệp ước sẽ không tham gia, bằng bất kỳ cách nào và dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ hoạt động nào có thể đe doạ sự ổn định chính trị và kinh tế, chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của một Bên khác tham gia Hiệp ước này.

Điều 11:

Các Bên tham gia Hiệp ước sẽ phấn đấu để tăng cường khả năng tự cường Quốc gia của mỗi nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh phù hợp với những lý tưởng và nguyện vọng của mỗi nước, không có sự can thiệp từ bên ngoài cũng như những hoạt động lật đổ ở bên trong, để bảo vệ bản sắc dân tộc của mỗi nước.

Điều 12:

Trong cố gắng nhằm đạt được sự phồn vinh và an ninh của khu vực, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ nỗ lực hợp tác với nhau về mọi mặt để đẩy mạnh tự cường khu vực, dựa trên những nguyên tắc tự tin, tự lực cánh sinh, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và đoàn kết, cơ sở cho một cộng đồng hùng mạnh và có thể tồn tại được của các dân tộc ở Đông Nam Á.

Chương IV. Giải quyết hoà bình các tranh chấp Điều13:

Các Bên tham gia Hiệp ước sẽ quyết tâm và với thiện ý ngăn không để xảy ra tranh chấp. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp và nảy sinh các vấn đề tác động trực tiếp đến họ, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ kiềm chế không đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và sẽ luôn luôn giải quyết các tranh chấp như vậy với nhau thông qua thương lượng hữu nghị.

Để giải quyết các tranh chấp thông qua các tiến trình khu vực, các Bên tham gia sẽ thành lập - như là một tổ chức được lập ra sau khi xảy ra tranh chấp- một Hội đồng cấp cao bao gồm một Đại diện cấp Bộ trưởng của mỗi Bên tham gia ký Hiệp ước, để ghi nhận sự tồn tại của các tranh chấp hoặc tình hình có thể phá rối hoà bình và hoà hợp trong khu vực. Tuy nhiên điều này sẽ chỉ áp dụng đối với bất kỳ Quốc gia nào ngoài khu vực Đông Nam Á đã tham gia Hiệp ước trong Trường hợp Quốc gia đó liên quan trực tiếp đến xung đột mà sẽ được giải quyết bằng tiến trình khu vực.

Điều15:

Trong trường hợp không đạt được giải pháp thông qua thương lượng trực tiếp, Hội đồng cấp cao sẽ ghi nhận tranh chấp hoặc tình hình đó và sẽ khuyến nghị với các bên tranh chấp những biện pháp giải quyết thích đáng như đứng làm trung gian dàn xếp, điều tra hoặc hoà giải. Tuy nhiên, Hội đồng cấp cao có thể đứng ra làm trung gian, hoặc theo sự thoả thuận của các bên tranh chấp, hoạt động như một Uỷ ban trung gian, điều tra hoặc hoà giải. Khi cần thiết, Hội đồng cấp cao sẽ khuyến nghị những biện pháp thích hợp để ngăn không cho tranh chấp hoặc tình hình đó xấu đi.

Điều 16:

Các điều khoản trên đây của Hiệp định này sẽ không đuợc áp dụng đối với một cuộc tranh chấp trừ phi tất cả các bên tranh chấp đồng ý áp dụng những điều khoản đó vào tranh chấp. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ việc các Bên khác tham gia Hiệp ước không phải là một bên tranh chấp đưa ra mọi giúp đỡ có thể để giải quyết tranh chấp nói trên. Các bên tranh chấp cần có thái độ sẵn sàng đối với các đề nghị giúp đỡ đó.

Điều 17:

Không có điều khoản nào trong Hiệp ước này loại trừ việc sử dụng các phương thức giải quyết hoà bình nêu trong Điều 331 của Hiến chương Liên Hợp

chấp, chủ động giải quyết qua thương lượng hữu nghị trước khi dùng đến các thủ tục khác được quy định trong Hiến chương Liên Hợp quốc.

Chương V. Các điều khoản chung Điều 18:

Nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Cộng hoà Phi-lip-pin, Cộng hoà Xing-ga-po và Vương quốc Thái Lan sẽ ký Hiệp ước này. Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn phù hợp với thủ tục Hiến pháp của mỗi Quốc gia tham gia ký kết. Hiệp ước này sẽ để ngỏ cho các nước khác ở Đông Nam Á tham gia. Các Quốc gia ngoài Đông Nam Á cũng có thể tham gia Hiệp ước này với sự đồng ý của tất cả các Quốc gia đã ký Hiệp ước này và Bru-nây Đa-ru-xa-lam.

Điều 19:

Hiệp ước này sẽ có hiệu lực vào ngày gửi lưu chiểu Văn kiện Phê chuẩn thứ năm tới các Chính phủ của các nước tham gia ký, các nước này được chỉ định là những nơi lưu chiểu Hiệp định này và các Văn kiện phê chuẩn hoặc tham gia Hiệp ước này.

Điều 20:

Hiệp ước này được làm bằng các thứ tiếng chính thức của các Bên tham gia Hiệp ước, tất cả các văn bản trên đều có giá trị như nhau. Sẽ có một bản dịch chung cho các văn bản trên bằng tiếng Anh được các bên thoả thuận. Bất cứ sự giải thích nào khác với văn bản chung sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.

Để làm bằng, các Bên tham gia Hiệp ước đã ký Hiệp ước và đóng dấu của mình.

Làm tại Đen-pa-xa, Ba-li, ngày 24/2/1976

Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Inđonesia: Xu-hác-tô (SUHARTO) Thay mặt Chính phủ nước Ma-lay-xi-a: Hut-xen On (HUSSEIN ONN)

(FERDINAND MARCOS)

Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Xing-ga-po: Lý Quang Diệu Thay mặt Chính phủ Vương Quốc Thái Lan: Cu-crít Pra-một (KUKRIT PRAMOJ)

Nguồn: http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/23/hiep-uoc-than-thien-va- hop-tac-o-dong-nam-a-tac.html

(Ấn Độ là một trong hai nước đầu tiên ngoài Đông Nam Á tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC)

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 121 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w