Tình hình hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa Ấn Độ và các nước ASEAN từ năm 2002 đến năm

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 35 - 40)

nước ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016

- Hợp tác kinh tế

Với chính sách “hướng Đông” được Ấn Độ đưa ra năm 1991 nhằm tăng cường quan hệ toàn diện với các nước ASEAN, trong đó đặc biệt coi trọng lĩnh

vực kinh tế, hợp tác thương mại giữa hai bên đã phát triển nhanh chóng. Trong bốn năm, kim ngạch buôn bán giữa hai bên đã tăng hơn 150% từ 9,7 tỉ USD năm 2002 lên 23 tỉ USD năm 2005 [6].

Để mở rộng và đa dạng hóa quan hệ kinh tế, Ấn Độ và ASEAN đã thành lập các cơ chế khác nhau qua đó hai bên nỗ lực vượt qua các rào cản để làm sâu sắc hơn mối quan hệ. Từ năm 2002, phần lớn các hoạt động hợp tác kinh tế Ấn Độ - ASEAN được tiến hành và hoàn tất thông qua Ủy ban thương lượng thương mại Ấn Độ - ASEAN, vốn được thành lập tại Hội nghị cấp cao lần thứ IX ở Bali, Inđônêxia tháng 10/2003. Ấn Độ đã thành lập Trung tâm phát triển các doanh nghiệp (EDC) tại Campuchia, Việt Nam. Tại cuộc họp lần thứ 15 của Ủy ban thương lượng thương mại Ấn Độ - ASEAN diễn ra tại Giacácta, Inđônêxia, tháng 3/2007, hai bên đã thảo luận các vấn đề có liên quan tới FTA giữa Ấn Độ - ASEAN.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN. Chương trình tự do hóa của Niu Đêli đã tạo ra một bầu không khí thích hợp cho FDI của ASEAN vào Ấn Độ trong các khu vực như cơ sở hạ tầng, khách sạn và dịch vụ du lịch, công nghiệp nặng, hóa chất, phân bón và chế biến thực phẩm.

Ấn Độ và ASEAN đã kí Hiệp định tự do thương mại (FTA) về hàng hóa năm 2009 và đi vào hoạt động đầy đủ vào tháng 8/2011. Hoạt động hợp tác này được xác định trong kế hoạch về Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì hòa bình tiến bộ và cùng chia sẻ thịnh vượng giai đoạn 2010-1015. Không dừng lại ở đó, tháng 9/2014, Ấn Độ chính thức kí kết Hiệp định thương mại tự do về dịch vụ và đầu tư với ASEAN, hiệp định này sẽ mở ra cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt hữu ích trong việc cân bằng thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ với các nước ASEAN trong việc trao đổi hàng hóa. Các quốc gia thành viên ASEAN và Ấn Độ đã quyết định dỡ bỏ thuế nhập khẩu với hơn 80% hàng hóa được giao dịch

vào năm 2016. Theo đó, trong thời gian tới, hơn 4000 dòng sản phẩm sẽ từng bước được cắt giảm thuế quan. Thị trường Ấn Độ - ASEAN rất tiềm năng với 1,8 tỉ dân, do vậy việc Ấn Độ và ASEAN kí FTA về dịch vụ và đầu tư đã mở thêm những cơ hội cho phát triển thương mại toàn diện.

Trong hợp tác kinh tế, ngay từ đầu, chính sách “hướng Đông” được Ấn Độ đưa ra năm 1991 với mục tiêu tăng cường quan hệ toàn diện với các nước ASEAN, trong đó đặc biệt coi trọng lĩnh vực kinh tế. Từ đó đến nay, ASEAN và Ấn Độ thu được những thành quả to lớn trong hợp tác kinh tế. Đặc biệt, sau khi quan hệ của Ấn Độ với ASEAN được nâng lên cấp đối thoại toàn diện, hai bên nhất trí thành lập Hội đồng hợp tác chung ASEAN - Ấn Độ và Nhóm làm việc về thương mại, đầu tư. Năm 2015, thương mại hai chiều ASEAN - Ấn Độ đã tăng gấp 20 lần so với thời điểm năm 1992. Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 200 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư hai chiều đang gia tăng với các dự án đầu tư của ASEAN ở Ấn Độ trong giai đoạn 2007 - 2015 là 32,4 tỷ USD, trong khi đầu tư của Ấn Độ vào ASEAN đạt 38,6 tỷ USD.

Ấn Độ và ASEAN đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) về hàng hóa năm 2009 và đi vào hoạt động tháng 8/2011. Tháng 9/2014, Ấn Độ và ASEAN chính thức ký kết FTA về dịch vụ và đầu tư. Hai bên khẳng định quyết tâm tham gia tích cực trong đàm phán Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); gia tăng kết nối về cả hàng không, hàng hải, đường bộ và kỹ thuật số, xây dựng Hành lang Kinh tế Mê Công - Ấn Độ; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa… Hai bên cũng đã hoàn tất việc triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011 - 2015 và nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ thông qua việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động mới giai đoạn 2016 - 2020.

Nhìn chung, quan hệ kinh tế hai bên từ năm 2000 đến năm 2016 đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với trước năm 2000 nhưng vẫn chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp, với tiềm năng mong muốn của hai bên.

Để đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện, hai bên cần tích cực tìm ra nguyên nhân cản trở mối quan hệ này và đề ra những giải pháp tháo gỡ thiết thực, hiệu quả.

- Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục

Từ những năm đầu Công nguyên, văn hóa Ấn Độ đã để lại những dấu ấn đậm nét trên hầu hết các khía cạnh đời sống của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Điều đặc biệt của quá trình giao lưu văn hóa này là nó diễn ra trong hòa bình, chưa bao giờ có xung đột hay chiến tranh. Bước sang giai đoạn phương Tây xâm lược Ấn Độ và Đông Nam Á, một lượng lớn người Ấn Độ đã di cư sang Đông Nam Á. Trong số các nước Đông Nam Á, Miến Điện, Malaisia và Xingapo có số lượng người Ấn khá đông đảo. Nhưng cuộc di cư lớn của người Ấn vào các nước Đông Nam Á bắt đầu diễn ra từ đầu thế kỷ XIX. Do chính quyền thực dân Anh cần nhiều nhân công để khai thác thuộc địa, nên đã có hàng vạn người Ấn được đưa đến làm việc tại các thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á. Ngài Narasimaha Rao, nguyên Thủ tướng Ấn Độ, đã từng nói: “Khi nhìn nhận châu Á - Thái Bình Dương một cách khách quan, chúng tôi không thể lờ đi một thực tế rằng, các nền văn minh của chúng ta có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia - nhà nước Đông Nam Á…” [17; tr 50]. Nguyên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Sing nhấn mạnh: “Với các nước ASEAN, chúng tôi đã có các mối quan hệ đặc biệt cũng như các mối liên kết lâu đời” [56; tr 41]

Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, để phát triển quan hệ hợp tác văn hóa, Xingapo đã đưa ra đề nghị phục hồi trường Đại học Nalanda tại bang Biha và Ấn Độ cũng đang bắt tay vào việc xây dựng đường sá, hệ thống đường sắt tại các nước Lào, Campuchia, Việt Nam và Mianma nhằm tạo điều kiện cho nhân dân và du khách Đông Nam Á tới chiêm bái các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ như Sanchi, Sarnath, Bodhgaya và Nalanda. Các viện giáo dục của Ấn Độ như trường Cao đẳng y Manipal đã mở các chi nhánh tại Malaixia và Xingapo. Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng đã mở các trung tâm đào tạo phần mềm tại Việt

Nam, Malaixia, Campuchia và Inđônêxia. Bên cạnh đó sự hợp tác về khoa học - công nghệ cũng ngày càng sâu sắc hơn. Hai bên đã kí một loạt hiệp định trong các lĩnh vực như công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược phẩm và chữa bệnh từ xa. Những sáng kiến hợp tác này được thực thi bởi các diễn đàn như Nhóm công tác về khoa học công nghệ Ấn Độ - ASEAN, diễn đàn công nghệ thông tin Ấn Độ - ASEAN. Hai bên cũng nhất trí thành lập Viện sở hữu trí thức Ấn Độ - ASEAN, thành lập Viện công nghệ sinh học Ấn Độ - ASEAN tại Giacacta. Trong những năm gần đây, hợp tác văn hóa - giáo dục Ấn Độ - ASEAN ngày càng sâu sắc, Ấn Độ góp phần đào tạo nguồn nhân lực tin học và hải quân cho một số nước ASEAN.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ vào tháng 9/2000 nhân kỷ niệm lần thứ 55 ngày quốc khánh Việt Nam, Bộ trưởng Singh đã tham dự Hội nghị lần thứ nhất của dự án sông Hằng - Mê Công - Suvawnaphumi, dự án nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, du lịch, văn hóa và giáo dục giữa Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan và Mianma. Trong dự án này, Ấn Độ là nước xúc tác nhằm tạo ra các mối quan hệ thông tin và cơ sở hạ tầng trong nước cần thiết. Dự án này không những tạo điều kiện cho văn hóa và du lịch của các nước ASEAN phát triển mà còn tạo điều kiện cho ngành du lịch khu vực Nam Á phát triển.

Hợp tác giáo dục, văn hóa được coi như một lĩnh vực để thúc đẩy sự liên kết giữa Ấn Độ với Inđônêxia. Hàng năm, Ấn Độ cung cấp hơn 1100 suất học bổng cho học sinh Inđônêxia học tại các trường đại học Ấn Độ. Vào tháng 5 năm 2006, Ấn Độ đã mở ra một Trung tâm dạy nghề trị giá 750.000 USD tại thủ đô Giacácta.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã đồng ý đơn giản hóa việc cấp thị thực nhập cảnh cho công dân các nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia và Philippin. Theo đó từ ngày 1/1/2011, người dân bốn nước thuộc ASEAN nói trên sẽ được cấp thị

thực nhập cảnh vào Ấn Độ ngay tại cửa khẩu. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã hoàn tất biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác du lịch với các nước ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 35 - 40)