ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016
2.2.1. Giai đoạn 2002 - 2012
Tăng cường quan hệ với ASEAN là trọng tâm chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ - các quan chức cao cấp chính phủ Ấn Độ đã nhiều lần khẳng định như vậy và thực tế mối quan hệ này đã đạt được những bước tiến lớn kể từ khi Ấn Độ ban hành chính sách “hướng Đông” năm 1991. Năm 2002, ASEAN và Ấn Độ đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ nhất tại Phnom Pênh (Campuchia), từ đây Hội nghị được tổ chức thường niên đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN. Qua đó, hợp tác trên lĩnh vực an ninh quốc phòng cũng đạt được những thành tựu nhất định.
Cùng với những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh thế giới, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã nổi lên những vấn đề hết sức nguy hiểm đe dọa đến hòa bình, ổn định khu vực nhất là sau sự kiện 11/9/2001, nước Mỹ bị khủng bố, hoạt động khủng bố ngày càng gia tăng, nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh là rất lớn.
Tại Ấn Độ, mối đe dọa khủng bố ở Punjab, Jammu, Casơmia, còn ở Đông Nam Á, một số nước đã phải đối phó với các hoạt động khủng bố do các nhóm bản địa tiến hành. Sự gia tăng toàn cầu hóa, sự suy giảm của nền kinh tế và những điều chỉnh xã hội sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á, kéo
theo tình hình bất ổn ở Inđônêxia đã tạo môi trường thuận lợi cho các nhóm khủng bố, li khai và Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á ra sức hoạt động...
Ở Đông Nam Á, vấn đề nhức nhối nhất chi phối tình hình an ninh chính trị trong khu vực đó chính là nạn khủng bố. Ở Philippin, hàng loạt các hành động khủng bố của các tổ chức Hồi giáo cực đoan diễn ra thường xuyên trong những năm qua. Ở Inđônêxia cuộc chiến chống khủng bố, li khai là vấn đề nổi bật ở đây. Năm 2002, vụ đánh bom trên bán đảo Bali với hậu quả nặng nề đặt ra những thách thức an ninh nghiêm trọng đối với chính phủ Inđônêxia. Ở Malaixia vẫn còn tồn tại những phần tử theo chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến, có nhiều thành viên của các tổ chức khủng bố trong khu vực đã xâm nhập vào nước này. Từ năm 2001 đến nay, ở miền Nam Thái Lan, tình trạng bạo loạn, ly khai và khủng bố gia tăng liên tục và ngày càng nghiêm trọng. Chính phủ Thái Lan đã áp dụng hàng loạt các biện pháp để ngăn chặn, kiểm soát tình hình, tuy nhiên tình hình bạo động ở miền Nam không lắng dịu đi mà bùng phát dữ dội [32, tr.52]. Ngoài Philippin, Malaixia và Thái Lan các nước khác trong khu vực tuy không bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa trực tiếp nhưng cũng đã từng là nạn nhân hoặc chịu ảnh hưởng của các hành động khủng bố.
Đứng trước mối đe dọa chung, cả Ấn Độ và ASEAN đã nhanh chóng nhận thức được hiểm họa trên. Trong các Hội nghị giữa hai bên đã đưa vấn đề chống khủng bố vào chương trình nghị sự đồng thời tìm kiếm những biện pháp nhằm tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước thành viên. Các nước ASEAN phối hợp chặt chẽ với nhau trong vấn đề này, mặt khác tăng cường hợp tác với Ấn Độ. Hợp tác đấu tranh chống khủng bố trở thành vấn đề nóng nhất trong các cuộc họp, các chương trình nghị sự của ASEAN.
Ngày 4-5/11/2002, tại Hội nghị Cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần thứ nhất, hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong ARF; trong đó các chống chủ nghĩa khủng bố một
cách toàn diện nhằm xây dựng một khu vực an toàn hơn và đã nhất trí rằng các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) sẽ được đẩy mạnh làm cơ sở cho tiến trình ARF trong tương lai. Hai bên cũng trao đổi nhận thức và quan điểm về các đe dọa về an ninh phi truyền thống và về các nội dung liên quan giữa các loại tội phạm xuyên quốc gia, ví dụ: Buôn bán ma túy, buôn người, cướp biển, khủng bố, buôn bán vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế...
Ngày 8/10/2003, Ấn Độ và ASEAN đã kí kết Tuyên bố về hợp tác chống khủng bố. Ấn Độ ủng hộ một khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á và mong muốn gia nhập Hiệp ước hợp tác và hữu nghị Đông Nam Á (TAC). Ấn Độ cho rằng đây là một đóng góp quan trọng của ASEAN đối với việc tăng cường an ninh và ổn định ở khu vực cùng như đóng góp vào tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân toàn cầu, đẩy mạnh hợp tác phát triển và hợp tác kinh tế. Năm 2004, tại Hội nghị Cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần thứ 3, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và ASEAN cam kết sẽ tăng cường thúc đẩy công tác tình báo và chia sẻ thông tin để mở rộng hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Các cam kết an ninh đa phương của Ấn Độ với Đông Nam Á được chia thành hai loại: Cam kết trong khuôn khổ ARF và các sáng kiến đơn phương của Ấn Độ. Bên ngoài khuôn khổ ARF, Ấn Độ và các thành viên ASEAN cũng tham gia vào các sáng kiến an ninh đa phương khác: Như Xingapo tham gia vào diễn tập hải quân MILAN hàng năm xung quanh các đảo Andaman và Nicobra từ năm 1995, đến diễn tập hải quân MILAN vào tháng 2/2010, có tất cả 7 thành viên ASEAN, gồm: Xingapo, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Brunây, Việt Nam và Mianma tham gia.
Ngoài ra, từ năm 2002, Ấn Độ cùng với ASEAN còn tham gia vào hàng loạt các sáng kiến an ninh khác như: Hội nghị hải quân Tây Thái Bình Dương hàng năm nhằm trao đổi thông tin giữa hải quân các nước châu Á - Thái Bình Dương và chia sẻ thông tin về cướp biển; trung tâm chia sẻ thông tin cho các thỏa thuận hợp tác khu vực vể chống cướp biển và cướp có vũ trang đối với
tàu thuyền châu Á (ReCAAP) được đặt tại Xingapo năm 2006. Từ năm 2003, Ấn Độ cũng tham gia vào dối thoại Shangri-la, tham gia diễn đàn ADMM+ của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 10/2010. Sự tham gia của Ấn Độ vào các diễn đàn nói trên góp phần giải quyết các thách thức về an ninh và hòa bình khu vực thông qua việc tạo dựng một cấu trúc an ninh cân bằng chung và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Ấn Độ - ASEAN đã sát cánh cùng nhau giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống và bảo vệ môi trường an ninh - chính trị chung. Ấn Độ đã tích cực tham gia vào các diễn đàn của ASEAN và tiêp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.
Cùng với những nỗ lực về mặt ngoại giao, sự hợp tác về an ninh quốc phòng với Đông Nam Á cũng được Ấn Độ thúc đẩy mạnh trên cơ sở lợi ích của hai bên.
Sau năm 1990, Ấn Độ đã bắt tay vào việc thực thi dự án hợp tác quốc phòng với hầu hết các nước ASEAN như Malaixia năm 1993, Việt Nam năm 2000, Inđônêxia năm 2001, Xingapo năm 2003 và Philippin năm 2006. Ấn Độ là nước tham gia một loạt các thể chế của ASEAN cho phép Ấn Độ có quan hệ chặt chẽ hơn với các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực an ninh. Năm 1996, Ấn Độ tham gia ARF - thể chế an ninh đa phương đầu tiên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong các thể chế và hội nghị đó, trong khi kinh tế trở thành vấn đề trọng tâm trong đối thoại Ấn Độ - ASEAN thì những mối lo ngại về an ninh giữa hai bên cũng được đề cập tới. Với sự ủng hộ của các nước ASEAN, đặc biệt là của Xingapo và Inđônêxia, tháng 12/2005, Ấn Độ đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) do ASEAN đứng đầu. Mặc dù vai trò của EAS vẫn chưa nổi bật, song chính trị và an ninh đã được coi là những vấn đề quan trọng như kinh tế. Năm 2001, khi Thủ tướng A. B. Vajpayee tuyên bố tầm nhìn của Ấn Độ về một cơ cấu an ninh mới đối với khu vực Đông Nam Á, ông đã nhấn mạnh
tới sự cần thiết "hình thành một môi trường an ninh mới không có đối đầu và căng thẳng", theo đó những vấn đề an ninh phi quân sự sẽ được giải quyết thông qua "biện pháp hợp tác và có tính chất khu vực” [49]. Tuyên bố này được hầu hết các nhà lãnh đạo ASEAN vui mừng đón nhận. Hai bên đã ký một Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế năm 2003.
Khủng bố đã là một trở ngại chính về việc thực hiện mục tiêu ổn định khu vực. Nó áp đặt mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của cộng đồng và gây cản trở phát triển kinh tế. Trong thực tế, châu Á được coi là một trong những trung tâm của khủng bố. Đông Nam Á được coi là cơ sở của hoạt động kinh doanh và các mục tiêu tấn công của nhóm Hồi giáo cực đoan. Ấn Độ thì phải đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố chủ yếu vì sự đa dạng của tôn giáo và xung đột trong thời gian dài với Pakixtan. Các nước ASEAN và Ấn Độ cam kết loại bỏ chủ nghĩa khủng bố trong khu vực. Vì vậy, tiềm năng hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ là rất lớn, sự hợp tác này được thể hiện trong Tuyên bố chung ASEAN - Ấn Độ về hợp tác Phòng chống khủng bố quốc tế nhằm mục đích để ngăn chặn, làm gián đoạn và chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế thông qua việc trao đổi thông tin.
Việc ký kết văn kiện về "Đối tác Ấn Độ - ASEAN vì hòa bình, tiến bộ và cùng chia sẻ thịnh vượng" tại Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 3 ở Viêng Chăn hồi tháng 11/2004 là một bước tiến lớn trong quan hệ giữa hai bên. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 diễn ra ở Cebu tháng 1/2007 cũng tạo thêm động lực cho mối quan hệ này.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột (Ấn Độ), từ lâu Ấn Độ và ASEAN đã có quan hệ hàng hải do được kế thừa một ngành hàng hải hùng mạnh. Sự phát triển của Ấn Độ đang phụ thuộc vào các tuyến giao thông trên biển, sự an toàn của tuyến đường biển xung quanh ASEAN là điều rất quan trọng đối với Ấn Độ. Ấn Độ hiểu rằng một ASEAN thịnh vượng và ổn định là biện pháp bảo vệ quan trọng tuyến đường biển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương.
Các cuộc thảo luận thường kỳ về độ an toàn của các tuyến giao thông trên biển, phối hợp tuần tra, các chuyến thăm viếng lẫn nhau, đào tạo sỹ quan Hải quân tại các trường Hải quân của Ấn Độ và chia sẻ tin tức tình báo, đã được hai bên thực thi. Ấn Độ đã chủ động mời các nước thuộc khối ASEAN tiến hành những cuộc tập trận hải quân chung để tăng cường sự hợp tác về kỹ thuật quốc phòng. Đến nay, những cuộc tập trận như vậy đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong quan hệ hải quân, tạo ra một chiều sâu chiến lược trong quan hệ và sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa lực lượng Hải quân các nước Ấn Độ và ASEAN. Như Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc R. Ramdass đã khẳng định, các cuộc tập trận này là nhằm "xây dựng sự hợp tác, cởi mở, minh bạch to lớn hơn trong tập trận và tạo ra sự thông cảm để có thể cùng nhau hợp tác" [7].
Eo biển Malăcca - nằm giữa bán đảo Sumatra của Inđônêxia và bờ biển phía Tây của Malaixia và Xingapo, là điểm quan trọng của châu Á nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là một trong những tuyến đường biển ngắn nhất để chuyên chở dầu lửa từ Trung Đông đến Đông Á. Eo biển này cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối đe dọa an ninh như cướp biển, khủng bố, buôn lậu ma túy, vũ khí và buôn người. Các nước trong khu vực đã có những động thái tích cực để giải quyết những mối đe dọa về an ninh tại đây vàhả quan góp phàn ổn định tình hình an ninh hàng hải. Và sự có mặt của Ấn Độ tại đây cũng là một điều phù hợp bởi lẽ: Với lực lượng hải quân đầy tiềm năng của mình, Ấn Độ có khả năng bảo vệ an ninh tại khu vực này, đảm bảo an ninh khu vực này cũng chính là đang đảm bảo lợi ích kinh tế và chiến lược của Ấn Độ, hơn 97% khối lượng buôn bán và 75% kim ngạch ngoại thương của Ấn Độ được thực hiện trên các tuyến đường biển ở Malăcca [7]. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều được quá cảnh qua eo biển này. Với tầm quan trọng như vậy, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua những thỏa thuận và tăng cường hợp tác với ASEAN một cách toàn diện và đi vào thực chất hơn. Khi
tham dự Đối thoại Shangri La tháng 6/2006 tại Singapo, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ P. Mukherjee đã đưa ra đề nghị giúp đỡ về mặt hậu cần và điều hành hoạt động 3 bên của hoạt động tuần tra trên không tại eo biển Malăcca bao gồm các quốc gia ven biển. Tháng 4/2006, Tư lệnh quân đội của 3 nước Xingapo, Malaixia và Inđônêxia đã nhất trí gọi cuộc tuần tra chung này là "các đôi mắt trên bầu trời", với trọng tâm là cùng tuần tra trên không, trên biển và chia sẻ các tin tức tình báo. Năm 2002, Ấn Độ cũng đồng ý hộ tống các tàu của Mỹ tại biển Andaman. Cùng năm, Ấn Độ cũng đồng ý hộ tống các tàu 59 của Inđônêxia tại biển Andaman.
Trong quan hệ an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ với ASEAN, tiến hành các cuộc tập trận song phương và đa phương là một trong những thành tựu quan trọng. Lực lượng Hải quân Ấn Độ đã tiến hành một số cuộc tập trận Hải quân song phương và đa phương với các nước ASEAN như Mianma, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam và Philippin. Cuộc tập trận lớn nhất được tiến hành với lực lượng Hải quân Xingapo. Kể từ khi Ấn Độ triển khai chính sách “hướng Đông” coi Đông Nam Á là trọng tâm chiến lược thì nhận thức về hợp tác an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ và các nước trong khu vực ngày càng được củng cố.
Chính phủ Ấn Độ đã thông qua đề nghị của lực lượng hải quân hợp tác với Xingapo, Malaixia, Thái Lan và Inđônêxia với một kế hoạch đa phương mới để bảo vệ quyền lợi của Ấn Độ tại khu vực eo biển Malacca. Để thực hiện kế hoạch đó, cuộc tập trận hải quân mang tên Milan- 2006 đã được tiến hành. Cuộc tập trận Milan-2006 một mặt chứng tỏ vai trò của Ấn Độ trong việc bảo đảm an ninh khu vực, mặt khác nhằm bảo đảm quyền lợi kinh tế và chiến lược của Ấn Độ tại eo biển Malăcca. Đây là cuộc tập trận lần thứ 5 và là động thái lớn nhất trong một loạt các cuộc tập trận sau khi lực lượng hải quân Ấn Độ tiến hành cuộc tập trận hải quân đầu tiên vào năm 1995. Cuộc tập trận Milan-2006 có sự tham gia của 7 nước bao gồm: Xri Lanca, Bănglađet, Mianma, Malaixia, Thái Lan, Xingapo và
Ôxtrâylia.
Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2007, Ấn Độ đã xúc tiến tập trận hải quân song phương với Việt Nam, Philippin, Malaixia, Xingapo và Inđônêxia. Lực lượng Hải quân của Ấn Độ không có bất kì bất đồng nào với các nước ASEAN và hình ảnh tốt đẹp của lực lượng Hải quân Ấn Độ đã giúp phát triển quan hệ giữa Ấn Độ với các nước ASEAN, tạo ra một dấu ấn tốt đẹp với các nước Đông Nam Á về vai trò của Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng. Các cuộc tập trận đã