Quan hệ trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao giữa Ấn Độ với ASEAN từ năm 2002 đến năm

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 51 - 68)

2.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ vớiASEAN từ năm 2002 đến năm 2016 ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016

2.1.1. Giai đoạn 2002 - 2012

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, các nước ASEAN đóng vai trò kết nối giữa Ấn Độ với khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương. Chính vì vậy, ngay từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ đã đề ra chính sách “hướng Đông”, nay là chính sách “Hành động hướng Đông”, trong đó coi ASEAN là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình.

Tăng cường quan hệ với ASEAN là trọng tâm chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Từ năm 2002-2012, trong vòng 10 năm, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ đã có những bước phát triển tích cực. Hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững vì hòa bình và thịnh vượng, trong đó ưu tiên đẩy mạnh quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao.

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN là ngày 4-5/11/2002, tại thủ đô Phnôm Pênh, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ nhất với sự tham gia của Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee và thủ tướng các nước ASEAN đã được tổ chức. Với tiêu đề “Hợp tác ASEAN - Ấn Độ trong thế kỉ XXI”, nguyên thủ Ấn Độ và 10 nước ASEAN đã cùng nhau trao đổi về những biện pháp để tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Trong tuyên bố chung của Hội nghị được thông qua vào ngày 5/11/2002, Ấn Độ

và các nước ASEAN nhất trí tăng cường quan hệ toàn diện giữa hai bên nhằm đem lại lợi ích cơ bản cho nhân dân vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Điều này đã tạo cơ hội cho Ấn Độ và ASEAN có thể phối hợp quan điểm và hành động trong các diễn đàn quốc tế để có thể có một tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh, hòa bình toàn cầu, phát triển kinh tế đồng đều và công bằng xã hội. Đánh giá về kết quả Hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee cho rằng: “Hội nghị đã tạo ra một bước ngoặt trong cố gắng của chúng tôi đối với việc thắt chặt mối quan hệ với các nước láng giềng phía Đông. Đó là kết quả tất yếu của chính sách hướng Đông của chúng tôi khi chúng tôi tăng cường những mối quan hệ song phương với các nước trong khu vực Đông Nam Á” [10].

Tháng 11/2003, Ấn Độ đã tuyên bố tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (TAC) của ASEAN.

Ngày 30/11/2004, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 3 được tổ chức. Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Ấn Độ đã kí bản vào bản ghi nhớ về xây dựng: “Đối tác vì Hòa bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung”, nhằm đưa mối quan hệ hai bên lên một tầm cao mới. Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 giữa Ấn Độ và ASEAN được tổ chức tại Kuala Lumpur vào năm 2005. Tại Hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ M. Singh khẳng định: “Mục tiêu lâu dài là tạo một cộng đồng các nước giàu có, hài hòa nhằm đối phó với những thách thức chung. Có thể nói, quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã được nâng lên tầm cao mới, hướng tới một cộng đồng kinh tế, chính trị, văn hóa rộng lớn” [57; tr.41].

Ngày 30/10/2010, tại Hội nghị Cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần thứ 8 tại Hà Nội, lãnh đạo hai bên đã nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Ấn Độ - ASEAN vào năm 2012 ở Ấn Độ, đánh dấu 20 năm thành lập quan hệ đối thoại (1992-2012) và 10 năm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN (2002-2012).

nhiều biến chuyển tác động tích cực tới mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Để mở đầu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên là các cuộc viếng thăm lẫn nhau của nhiều đoàn cấp cao. Tháng 1 năm 2001, Thủ tướng Atal Behari Vajpayee tới thăm Việt Nam và Inđônêxia. Chuyến thăm này được xem là "một phần chính sách hướng Đông của Ấn Độ và nếu thành công, có thể giúp Ấn Độ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và thiết lập được vai trò lớn hơn trong ASEAN" [10]. Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đến thăm. Sau chuyến thăm này, Ấn Độ hy vọng thúc đẩy hơn nữa chính sách hướng Đông và xác lập vị trí kinh tế của Ấn Độ tại khu vực Viễn Đông.

Chuyến thăm của Thủ tướng Vajpayee tới Inđônêxia được Saeed Naqvi, phóng viên truyền hình, đồng thời là chuyên gia quốc tế của tờ "The Jakarta Post" nhận xét rằng: "Đây là thời gian tốt nhất để củng cố và tăng cường các mối quan hệ song phương ở châu Á khi chính quyền Bush của Mỹ đang còn phải bận tâm thành lập nội các mới tại Oasinhtơn" [49]. Đây là những sự kiện ngoại giao có ý nghĩa quan trọng, thể hiện những nỗ lực lớn của các nhà lãnh đạo trong việc phục hồi các mối liên kết văn minh và văn hóa giữa Ấn Độ và các nước ASEAN.

Trong năm 2003, Thủ tướng Vajpayee đã thực hiện một loạt các chuyến viếng thăm hầu hết các nước Đông Nam Á. Với những sự kiện ngoại giao như vậy, Ấn Độ cần cho Trung Quốc thấy rằng họ có tất cả bạn bè trong khu vực Đông Nam Á.

Là một quốc gia có số người theo đạo Hồi vào hàng đông nhất thế giới, Ấn Độ có thể là đồng minh của Inđônêxia cũng như của cả Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC). Thủ tướng Vajpayee cũng đã khuyến khích cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài tăng cường mối liên kết văn hóa, tinh thần và tình cảm với các nước họ đang sinh sống, tăng cường hỗ trợ mọi mặt để góp phần đưa Ấn Độ trở thành Siêu cường Tri thức.

Vào đầu tháng 10 năm 2003, Thủ tướng Vajpayee tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai tại Inđônêxia và sau đó thăm Thái Lan. Chuyến thăm này một mặt đánh dấu thành tựu của chính sách “hướng Đông” đã được hơn một thập kỉ kể từ sau khi ra đời, mặt khác đánh dấu một giai đoạn mới của sự triển khai chính sách này - giai đoạn II của chính sách “hướng Đông”. Sự ủng hộ rộng rãi của tất cả các Chính phủ ở Ấn Độ trong thập kỉ qua dành cho chính sách “hướng Đông” vừa phản ánh sự nhất quán trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, vừa cho thấy mức độ nhất trí đáng kể giữa các chính đảng về hướng chính sách đối ngoại mới này sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Hợp tác song phương về chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ với các nước trong ASEAN chủ yếu thể hiện qua các chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa hai bên. Đối với Mianma: Trong các ngày 10-11/7/2002, tại Niu Đêli, Hội nghị cấp quốc gia lần thứ 8 giữa Ấn Độ và Mianma được tổ chức đã kết thúc với việc hai bên thỏa thuận, Mianma sẽ trấn áp các trại phiến quân người Ấn nằm trên lãnh thổ Mianma. Bên cạnh đó, hai bên thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực chống buôn lậu ma túy qua biên giới, sửa chữa tuyến đường Kalewa-Kalemyu-Tamu, cùng thanh tra các cột mốc biên giới, xây dựng một trung tâm du lịch bên hồ Rhi, hợp tác trên lĩnh vực ngân hàng, xúc tiến các dự án xây dựng Kaladin và Tamanthi...

Tháng 10/2004, Tướng Than Shwe- người đứng đầu chính phủ Mianma đến thăm Ấn Độ và đã hội kiến với Tổng thống APJ Abdul Kalam và Thủ tướng Momahan Singh tại Niu Đêli. Kết quả của chuyến thăm hai bên đã đạt được một số thỏa thuận sau: Mianma đảm bảo với Ấn Độ rằng Mianma sẽ không cho phép các nhóm vũ trang chống Ấn Độ hoạt động ở khu vực Đông Bắc, nơi hiện được coi là cái nôi của các cuộc xung đột sắc tộc và bộ lạc cũng như các phong trào nổi dậy theo xu hướng ly khai, không cho phép các lực lượng chống đối sử dụng lãnh thổ Mianma để phá hoại Ấn Độ. Đáng chú ý nhất của hoạt động ngoại giao

giữa hai nước là chuyến thăm Mianma của Tổng thống APJ Abdul Kalam vào tháng 3/2006, chuyến thăm này đánh dấu bước chuyển biến mới trong quan hệ Ấn Độ với Mianma. Các nhà quan sát cho rằng hoạt động này nằm trong khuôn khổ của chính sách hướng Đông của Ấn Độ với mục tiêu chính là cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á [7].

Thông qua hoạt động ngoại giao, hai bên đã đạt được những thỏa thuận quan trọng về hợp tác an ninh quốc phòng, một phần rất quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước đó là vào tháng 1/2006, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Arun Pradesh đến thăm Mianma để bàn với các nhà lãnh đạo cấp cao Mianma, về việc Ấn Độ hỗ trợ kỹ thuật cho kế hoạch hiện đại hóa hải quân Mianma. Trong dịp này, chính quyền quân sự Mianma đã đề nghị thành lập các căn cứ tại Mianma để hải quân Ấn Độ tiến hành công tác huấn luyện cho binh sĩ Mianma.

Trong khối ASEAN, Việt Nam là nước có mối quan hệ gần gũi, mật thiết với Ấn Độ, điều này thể hiện khá sâu sắc trong quan hệ chính trị, ngoại giao. Năm 1972 là mốc thời gian đánh dấu việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ vad Việt Nam, kể từ đó, Ấn Độ luôn coi Việt Nam là bạn đồng minh, ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, ngược lại, Việt Nam cũng hết sức đề cao quan hệ chính trị ngoại giao với Ấn Độ, tôn trọng đường lối đối ngoại của nước bạn. Từ đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, đặc biệt xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao nói riêng đã có những bước phát triển mới thông qua các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn đại biểu của các bộ, ban, ngành hai nước. Những chuyến thăm này được coi là những mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ giữa hai nước.

tháng 1/2001 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đánh dấu bước sự phát triển mới trong quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh giữa hai nước đầu thế kỷ XXI. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký một số hiệp định hợp tác bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch, giáo dục, văn hóa và một hiệp định quan trọng về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân và hợp tác trong các vấn đề quốc phòng. Nhân dịp này, Thủ tướng Vajpayee đã phát biểu: "Đối với nhân dân Ấn Độ, Việt Nam không chỉ là tên của một nước. Việt Nam là tấm gương về sự can đảm và lòng dũng cảm, về khả năng chịu đựng và quyết tâm vượt qua những khó khăn... Lịch sử đã chứng minh rằng hai nước đã trở thành đối tác chiến lược trong thế kỉ mới nhằm đảm bảo nền hòa bình, sự ổn định, an ninh và hợp tác có thể duy trì được giữa các nước tại châu Á" [49].

Tháng 4/2003, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có chuyến thăm Ấn Độ, qua chuyến thămQuan hệ song phương giữa hai nước được nâng lên tầm cao mới, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng đã ký: "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ khi hai nước bước vào thế kỉ XXI", trong đó, hai bên nhất trí những vấn đề cơ bản sau:

- Hai nước sẽ tiến hành các cuộc gặp cấp cao thường kỳ.

- Hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ trong Tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

- Hai nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ quyền lợi tại các diễn đàn quốc tế

- Hai bên nhất trí tiến hành các biện pháp nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng [50].

Đáp lại chuyến thăm của Nhà nước Việt Nam, vào tháng 10/2004, Ngoại trưởng Ấn Độ Natwar Singh đã sang thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Ấn Độ đã đồng ý:

văn hóa, khoa học và công nghệ.

- Thực hiện kế hoạch hành động 2004-2006

- Tăng kim ngạch buôn bán song phương lên 1 tỷ USD vào năm 2006; mở đường bay trực tiếp giữa hai nước vào năm 2005; từ 2007, Ấn Độ sẽ cung cấp trang thiết bị hải quân và tham gia tập huấn cho sỹ quan Việt Nam.

Ngày 6/7/2007, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, hai bên nhất trí chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ lên một tầm cao mới. Đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu bước đột phá mới trong quan hệ hai nước ở tầm vĩ mô, mở đường cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai nước Việt Nam và Ấn Độ, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn vinh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Để triển khai xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược mới này, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác chính trị theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy, đồng thời nhất trí thiết lập Cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai nước. Hai bên cũng thoả thuận tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đặc biệt là trong hợp tác đào tạo, trao đổi thông tin, chống khủng bố, cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia. Không chỉ ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí, Ấn Độ và Việt Nam còn đưa ra kế hoạch hợp tác nghiên cứu phát triển các loại vũ khí mới.

Tháng 3/2010, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị chính thức Ấn Độ. Chuyến thăm tiếp tục góp phần củng cố và tạo động lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn trân trọng gìn giữ và không ngừng phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng về sự phát triển nhanh chóng của quan

hệ hai nước. Như vậy, các chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo cấp cao hai nước, một mặt thể hiện sự gần gũi, thân thiết của chính phủ và nhân dân hai nước; mặt khác đã tạo cơ hội để hai bên tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển.

Trong quan hệ song phương với Thái Lan trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, giữa Ấn Độ và Thái Lan cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ ngày 29/7 đến ngày 31/7/2004, Thủ tướng Ấn Độ M. Singh đã có chuyến thăm Thái Lan để tham dự Hội nghị Cấp cao đầu tiên BIMSTEC tại Băng Cốc. Đáp lại những chuyến thăm của người đứng đầu nhà nước Ấn Độ, Chính phủ Thái Lan cũng đã có những hoạt động ngoại giao tích cực thông qua các chuyến thăm

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w