Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 91 - 95)

3.1.1. Thành tựu

Sự hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Ấn Độ với ASEAN từ 2002 đến 2016 đã đặt nền tảng cho mối quan hệ kinh tế và các lĩnh vực khác phát triển mạnh. Ấn Độ ngày càng gắn kết với khu vực Đông Nam Á thông qua việc mở rộng quan hệ hợp tác với ASEAN và các cơ chế của ASEAN.

Ấn Độ và ASEAN đã sát cánh cùng nhau giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống và bảo vệ môi trường chính trị, an ninh chung. Ấn Độ đã tích cực tham gia các diễn đàn của ASEAN và tiếp tục ủng hộ vai trò “trung tâm” của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Ấn Độ - ASEAN hợp tác có hiệu quả trong việc chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, buôn lậu ma túy…

Trong quan hệ với ASEAN, nhìn lại lịch sử có thế thấy, Ấn Độ đã trở thành nước đối thoại không đầy dủ của ASEAN vào năm 1992 và đến tháng 12/1995 thì trở thành bên đối thoại đầy đủ. Quan hệ đối tác chính thức này đã giúp Ấn Độ có cơ sở để đẩy mạnh quan hệ đa phương với ASEAN, cũng như tạo cơ hội cho Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ song phương với từng nước ASEAN. Ấn Độ từng bước tham gia vào các cơ chế hợp tác với ASEAN, cũng như các khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN đóng vai trò chủ đạo, tiêu biểu là ARF (1995), hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN (2002), EAS (2005) và ADMM+ (2010)... Sự tham gia tích cực của Ấn Độ vào các hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN kể từ lần đầu tiên được tổ chức năm 2002 đến nay là những cột mốc quan trọng trong

quan hệ song phương, đồng thời thúc đẩy quan hệ của Ấn Độ với các nước thành viên ASEAN. Cho đến nay, hợp tác Ấn Độ - ASEAN đã đạt được cơ chế đối thoại ở những cấp quan trọng nhất, bao gồm: hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (PMC), trong khuôn khổ ASEAN+10 và ASEAN +1 (cuộc gặp của ASEAN với từng bên đối thoại); cuộc gặp cấp cao Ấn Độ - ASEAN; ủy ban hợp tác chung Ấn Độ - ASEAN (JCC); nhóm làm việc Ấn Độ - ASEAN. Ngoài ra, còn có thêm các nhóm làm việc chuyên biệt trong một số lĩnh vực hợp tác giữa Ấn Độ - ASEAN như: khoa học - kĩ thuật, thương mại - đầu tư, giao thông-cơ sở hạ tầng. Những cơ chế nêu trên đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình mở rộng hợp tác Ấn Độ-ASEAN.

Về khía cạnh chính trị, vai trò của Ấn Độ ngày càng tăng lên ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung với sự có mặt của Ấn Độ ở hầu hết các diễn đàn, tổ chức hợp tác đa phương khu vực. Ấn Độ đã trở thành thành viên của một loạt các cơ chế an ninh khu vực như: ARF, RECAAP, ADMM+... Ấn Độ đã được thừa nhận như một cường quốc khu vực, có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, hòa bình và ổn định của châu Á.

Về an ninh quốc phòng: Ấn Độ một mặt ủng hộ các mục tiêu hòa bình ở Đông Nam Á, mặt khác chủ động xây dựng lòng tin với các nước ASEAN; khuyến khích ASEAN tham gia cơ chế diễn tập chung, đào tạo sĩ quan, huấn luyện nhân viên kỹ thuật quân sự. Trong khuôn khổ ARF, Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN dưới hình thức đối thoại, đề xuất sáng kiến hợp tác và thiết lập khung pháp lý, mở rộng phạm vi hợp tác, nhất là bảo đảm an ninh hàng hải, chống khủng bố trên biển. Có thể nói, Ấn Độ ngày càng đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, quốc phòng với ASEAN và coi đó là một trong những nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông”. Sự tham gia tích cực hơn của Ấn Độ vào các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng của ASEAN đã góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ASEAN phát

triển kinh tế.

Trong vòng nhiều năm qua, Ấn Độ đã từ một cường quốc ở khu vực Nam Á trở thành một quốc gia mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ sẽ từng bước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sự cân bằng quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trong xu thế toàn cầu hóa và sự thay đổi trong cục diện an ninh quốc tế và khu vực, việc các quốc gia liên minh với nhau ngày càng phổ biến. Các quốc gia nói chung và Ấn Độ nói riêng không ngừng tìm kiếm những giải pháp an ninh, những cơ chế hợp tác song phương và đa phương có lợi cho mình. Trong bối cảnh hai cực bị phá vỡ, ASEAN đã theo đuổi chính sách cân bằng ảnh hưởng giữa các nước lớn. Cùng với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đã được các nước ASEAN coi là một đối tác quan trọng trong hợp tác khu vực Đông Nam Á.

3.1.2. Hạn chế

Hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN trong những năm 2002 đến năm 2016, bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế.

Hợp tác chính trị, an ninh giữa Ấn Độ với ASEAN trong giai đoạn 2002 - 2016 chưa tương xứng với tiềm năng và nền tảng quan hệ của hai bên.

Sự vận hành và tính hiệu quả của các cơ chế hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN chưa cao. Quá trình tăng cường hợp tác an ninh Ấn Độ - ASEAN đang đứng trước những khó khăn lớn bởi không chỉ tồn tại sự khác biệt về lợi ích, cách tiếp cận về an ninh, sự thiếu thống nhất và chiều sâu trong hợp tác và hội nhập.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN cũng chịu sự chi phối của các nước lớn khác, trong đó có Trung Quốc, vì chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.

chưa thể hiện thái độ rõ ràng trong các vấn đề tranh chấp Biển Đông, lo ngại thái độ của Trung Quốc.

So với Trung Quốc, Ấn Độ còn khá nhiều mối quan tâm như vấn đề Casơmia, quan hệ với Pakistan, nên việc dốc toàn lực cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn hạn chế.

Về vấn đề chống khủng bố mặc dù đây là mối quan tâm an ninh của cả ASEAN và Ấn Độ nhưng hoạt động chống khủng bố ở khu vực Đông Nam Á còn diễn ra khá phức tạp. Mối đe dọa trên biển khiến Ấn Độ đang tìm kiếm khả năng bảo vệ các hoạt động thương mại trên biển, chống lại nạn cướp biển, buôn lậu ma túy tại khu vực tam giác Vàng. Hơn nữa, mối quan hệ ấm lên giữa Ấn Độ và các cường quốc trên thế giới trong thời gian gần đây có thể làm giảm sự quan tâm của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á cũng đang là mối lo ngại của Ấn Độ.

Vấn đề căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakixtan cũng cản trở phần nào sự hợp tác an ninh, chính trị giữa Ấn Độ với ASEAN. Đối với Đông Nam Á, sự căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakixtan đã gây tổn hại trên hai lĩnh vực sau:

Thứ nhất, an ninh của khu vực Đông Nam Á, về lâu dài, sẽ bị nguy hiểm trước mối đe dọa hạt nhân.

Thứ hai, ASEAN phải đối mặt với nguy cơ không thể thực hiện được Tuyên bố biến Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân, điều đó có nghĩa là an ninh khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào tháng 7/2002, các nước ASEAN đã lên tiếng phản đối cuộc xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Pakixtan và cho rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Ấn Độ và Pakixtan không thể đem lại lợi ích tốt đẹp nhất cho cả hai quốc gia này, trừ khi hai nước phát triển vũ khí hạt nhân của họ để đáp lại mối đe dọa an ninh thật sự.

ASEAN. ASEAN từng tuyên bố xây dựng Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân và tất cả các nước thành viên ASEAN đều đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT). Khi quan hệ ASEAN - Ấn Độ nổi lên, các vấn đề phát sinh như sở hữu hạt nhân của Ấn Độ được xem như là mâu thuẫn với lập trường của ASEAN về không phổ biến vũ khí hạt nhân. 10 thành viên của ASEAN tham gia vào Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (còn gọi là Hiệp ước Băng Cốc), có hiệu lực vào tháng 3 năm 1997. Hiệp ước này yêu cầu tất cả các thành viên không mua và sở hữu vũ khí hạt nhân, không tham gia hoặc hỗ trợ bất kỳ hoạt động liên quan đến vũ khí hạt nhân bao gồm cả kinh phí chuyển giao mua lại vũ khí hạt nhân.

Trong quan hệ đa phương với ASEAN, sự chênh lệch về phát triển giữa các nước ASEAN cũ và mới gây ra những khó khăn cho hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN…

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG hòa ấn độ với HIỆP hội các nước ĐÔNG NAM á (ASEAN) từ 2002 đến 2016 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w