III. Định hướng thị trường xuất khẩu lâm sản của Việt Nam
3. Thị trường các nước SNG và Đông Âu
Có thể khẳng định đây là khu vực thị trường “dễ tính” nhất đối với
các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Đó là yếu tố thuận lợi cho việc phục hồi
thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trong tương
lai. Hiện nay tình hình của khu vực này đã dần đi vào ổn định và phát triển, do đó kéo theo sự phục hồi của quan hệ mậu dịch trong và ngoài khu vực. Đối với Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo cần phải đẩy nhanh quá trình phục hồi quan hệ mậu dịch với khu vực này vì đây là một thị trường rất
lớn. Nếu xử lý tốt phương thức thanh toán sẽ mở ra triển vọng lớn cho khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang khu vực này, đặc biệt là các sản phẩm ở giai đoạn đầu của sự nghiệp phát triển công nghiệp chế
biến hàng nông sản trong nước.
4.Thị trường EU.
So với thị trường các nước SNG và Đông Âu thì EU là một thị trường “khó tính” với chế độ nông nghiệp chặt chẽ và mức bảo hộ cao. Các
cản trở về mậu dịch hàng nông sản của EU đối với các nước đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn rất lớn mặc dù đã áp dụng các cách
giảm áp lực theo Hiệp định nông nghiệp đã dỡ bỏ một phần các rào chắn.
Bên cạnh đó, phần lớn các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay và trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 vẫn chưa thích ứng với điều kiện mậu
dịch của khu vực này. Tuy nhiên, đây là khu vực thị trường mà Việt Nam
có thể thu được hiệu quả xuất khẩu cao, rất cần thiết cho sự phát triển nền
nông nghiệp hàng hoá Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Các nước EU hiện nay vẫn đóng vai trò trung gian trong xuất khẩu