Giá xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ " doc (Trang 41 - 43)

I. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

1.3Giá xuất khẩu nông sản

Trước đây xu hướng mậu dịch và giá cả nông sản trên thị trường thế giới đều không có tác động đến Việt Nam, nói cách khác, giá cả các sản phẩm

nông sản của Việt Nam không phản ánh được những thay đổi trên thị trường nông sản thế giới và phát huy tác dụng đến sản xuất và xuất khẩu. Điều này là do cách định giá hàng nông sản của Việt Nam. Những năm về trước, giá cả nông sản của chúng ta được định mức trêm cơ sở giá lúa, sau đó lại được áp dụng theo chính sách 2 giá: Giá chỉ đạo cứng và giá thoả

thuận rõ ràng dưới các hình thức này giá cả của sản phẩm nông sản của

Việt Nam bị đông cứng, một mặt không có tác dụng điều chỉnh cung cầu

của từng sản phẩm trên thị trường mặt hàng các nhân tố có tác dụng gây ảnh hưởng đến giá cả cũng không còn ý nghĩa.

Trong giai đoạn đổi mới kinh tế, nhà nước điều hành hệ thống bán tư liệu

sản xuất và duy trì quan hệ tỷ giá cách kéo giữa giá mua nông sản và giá bán vật tư để đảm bảo không gây biến động lớn đối với trong nước nhưng

chỉ đến đầu năm 1992 mặt bằng giá trong nền kinh tế mới được xác lập, giá

cả ổn định lạm phát được kiềm chế giá mua nông sản tăng nhanh hơn giá bán tư liệu sản xuất và mang đậm nét quy định thị trường trong sản xuất

nông sản. Lúc này các giá cả các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam mới

bắt đầu ăn nhịp với nhưng xu hướng mậu dịch và giá cả trên thị trường

hàng nông sản thế giới. Cụ thể là xu hướng phục hồi giá xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới vào những năm đầu thập kỷ 90 đã khiến giá

xuất khẩu nông sản của Việt Nam được cải thiện đáng kể, mặc dù vẫn còn thấp do với giá xuất khẩu các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Điều này đã được kích thích mạnh mẽ sự ra tăng sản lựơng và số lượng

xuất khẩu các nông sản ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là những sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, tập trung và có khả năng tăng

nhanh sản lượng nhờ vậy Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu

nhiều về mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, điều... Tuy nhiên có thể thấy

rằng xu hướng giá quốc tế chỉ ảnh hưởng rõ nét ở những sản phẩm mang

tính chất sản xuất hàng hoá cao, sản lựơng lớn hoặc ở các sản phẩm thô ít

qua chế biến nhưng vẫn có giá trị xuất khẩu trên thị trường thế giới của

Việt Nam điều này có thể gây nguy hại đến sự phát triển đồng đều giữa các

khu vực trong nước, với lợi thế nghiêng hẳn về vùng có điều kiện tự nhiên thì những thuận lợi hơn trong sản xuất các sản phẩm này hoặc sẽ làm thất

vọng người sản xuất chính những sản phẩm này khi mà quy mô sản xuất

mở rộng mà giá xuất khẩu trên thị trường bị suy giảm.

Hiện nay, giá nông sản của Việt Nam cũng đã bắt đầu tăng lên tuy nhiên vẫn thấp hơn giá của các đôí thủ cạnh tranh và thấp hơn mặt bằng giá

chung của thế giới.

Đơn vị : ( USD/ tấn) Loại gạo T10/2001 T1/2002 T4/2002 T7/2002 T10/2002 100%B 173 182 194 205 195 THÁI LAN 25% 153 155 170 177 176 5%DP 180 199 184 192 187 VIỆT NAM 25% 160 185 166 164 168 PAKIST AN 25% 149 145 150 170 160 Ấn Độ 25% 138 130 130 136 138

Nguồn:Thời báo Kinh tế ngày 21/7/ 2003

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ " doc (Trang 41 - 43)