I. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
2.2 Về cơ cấu mặt hàng
Theo định hướng hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2005 của Bộ thương mại, đầu năm 2005 sẽ cân bằng cán cân thương mại về hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng
đã qua chế biến và nhìn chung cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng có nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực đó: năm 2001
tỷ trọng các nông sản đã qua chế biến chiếm 4,3% tổng kim ngạch nông
sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng so với năm 2000 ( 3,31% ), năm
2001 kim ngạch các mặt hàng nông sản hướng về người tiêu dùng hay những mặt hàng đã qua chế biến đã tăng so với 2001 đạt 5,25% và kết quả 8 tháng đầu năm 2003 tỷ trọng các mặt hàng này cũng tăng so với cùng kỳ năm 2002. Tuy nhiên nhìn chung các mặt hàng nông sản thô vẫn chiếm tỷ
trọng lớn. Cà phê thô là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm hàng nông sản thô, tuy nhiên tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần từ 76,382% năm
1998 còn 56,3% năm 2000 và đế năm 2002 chỉ còn chưa đầy 30% ( Tổng
hợp từ bảng 5)
Đứng ở vị trí thứ hai trong nhóm hàng nông sản thô là hạt điều, kim
ngạch xuất khẩu hạt điều liên tục tăng trong các năm vừa qua và tăng với
tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung
của Việt Nam sang Mỹ. Từ con số 12,44% năm 1998 tỷ trọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đã tăng lên đến 36,96% năm 2002 nghĩa là
tăng gần gấp 3, đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với ngành hạt điều của
Việt Nam. Nhìn chung cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường
Mỹ của Việt Nam khá đa dạng nhưng quy mô của từng mặt hàng lại nhỏ và
chưa bám sát nhu cầu của thị trường do vậy thị phần của các mặt hàng này trên thị trường Mỹ còn rất nhỏ. Chẳng hạn hàng năm Mỹ nhập khẩu từ Thái Lan hơn 250 nghìn tấn cao su, chiếm thị phần khảng 13% trong khi đó lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ xấp xỉ 1 nghìn tấn, chiếm 0,5% lượng
cao su xuất khẩu của Việt Nam. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì cơ cấu sản
phẩm cao su của nước ta và Thái Lan không giống nhau, tuyệt đại đa số cao
su của ta là chủng loại 3L trong khi đó SR là chủng loại được ưa chuộng 34
nhất tại thị trường Mỹ hiện nay. Hay như mặt hàng cà phê,Việt Nam chủ
yếu xuất khẩu loại Robusta trong khi đó Mỹ chủ yếu nhập cà phê Arabica. Nếu các nông sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ đạt trên 10triệu USD được coi là những mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường Mỹ
thì chỉ có duy nhất 3 mặt hàng sau thoả mãn điều đó :
Trong nhóm nông sản có chứa chất sơ thì cà phê thô, xét về số lượng
tính từ đầu niên vụ cà phê 1999-2000(từ 1/10/1999 đến hết tháng 5/2000)
Việt Nam đã xuất khẩu được 476.319 tấn cà phê đến 57 nước trên khắp các
châu lục, Mỹ luôn là nước chiếm phần cao nhất: 92.966 tấn tương đương
với 19,51% tổng lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên kim ngạch của mặt hàng này lại giảm dần từ năm 1998 đến nay (Bảng5)
Trong nhóm hàng nông sản hướng về người tiêu dùng, hạt có
dầu(tree nuts) và gia vị có kim ngạch tăng liên tục từ năm 1997 đến năm 2000 nhưng đến năm 2001 hạt có dầu đạt 47,75 triệu USD và gia vị đạt
12,06 triệu USD, giảm so với năm 2000. Trong số các mặt hàng gia vị thì quế, hạt tiêu có tốc độ phát triển nhanh nhất mặc dù mặt hàng hạt tiêu thâm nhập vào thị trường Mỹ chậm hơn cà phê nhưng đã đứng thứ 9 trong số các nước xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường Mỹ, còn về mặt hàng quế Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu quế vào thị trường Mỹ năm 1998
Nếu một mặt hàng có khả năng xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD và nhỏ hơn 10 triệu USD đuợc coi là mặt hàng có khả năng xuất khẩu mạnh
thì có cao su, chè(bao gồm cả chè dược thảo), thịt tươi ướp lạnh, hoa và quả chế biến, cà phê rang và cà phê hoà tan. Còn lại các mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu rất thấp thậm chí bằng 0. Nhiều mặt hàng để mất thị
phần nghiêm trọng như gạo năm 1997 đạt kim ngạch 8,62 triệu USD thì
năm 2001 chỉ còn 16 nghìn USD và đến năm 2002 cả gạo và các loại ngũ
cốc chỉ đạt 83 nghìn USD 9, hay đường viên ngọt và men rượu bia năm 1997 đạt 1,13 triệu USD đến năm 2001 thì không xuất khẩu mặt hàng này nữa. Nhưng cũng có mặt hàng từ chỗ chưa bao giờ xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì nay đã có mặt trên thị trường này mặc dù kim ngạch chưa đáng kể như đưòng thô.
Như vậy trừ cà phê, hạt có dầu và gia vị có kim ngạch tương đối lớn
và mức tăng khối lượng tiêu thụ tương đối đều qua các năm, quy mô xuất 35
khẩu của hầu hết các mặt hàng nông sản nhìn chung đều quá nhỏ. Thêm
vào đó là sự lên xuống thất thưòng với sự biến động rất lớn về kim ngạch.
Tuy nhiên, những lợi thế do Hiệp định Thương mại song phương mang lại
cùng với những kinh nghiệm đã, đang và sẽ tích luỹ đựoc trong thời gian
tới chúng ta có nhiều cơ sở để tin tưởng rằng đây là một thị trường rất giàu tiềm năng, hứa hẹn những bước tăng trưởng nhảy vọt cho hàng xuất khẩu
Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng trong thời gian
tới.