Chủng loại hàng hóa còn đơn điệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ " doc (Trang 68 - 76)

III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất

2.2 Chủng loại hàng hóa còn đơn điệu

Chủng loại hàng hóa của ta xuất khẩu sang Mỹ nhìn chung còn rất đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến và còn phụ thuộc quá nhiều vào một

số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, điều…Kim ngạch xuất

khẩu nông sản của Việt Nam phần nào tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm

dần do gặp phảMỹ những hạn chế mang tính chất cơ cấu như diện tích đất

canh tác có hạn, năng suất chưa cao và bị giới hạn ở một mức độ nhất định nào đó hay nói cách khác là có điểm giới hạn về mặt năng suất, khả năng

khai thác các nguồn lực có sẵn cũng rất hạn chế. Thêm vào đó cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu vẫn chưa co sự thay đổi theo chiều sâu thực sự, trong

số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô, các mặt hàng

đã qua chế biến chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu

sang thị trường Mỹ cũng như các thị trường khác. Nhiều nông sản của ta

phải xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian khác sang thị trường Mỹ

vì trình độ chế biến của chúng ta còn thấp trong khi thị trường Mỹ lại chủ

yếu nhập khẩu các mặt hàng đã qua chế biến với yêu cầu cao về mặt chất lượng cũng như bao gói sản phẩm. Trong những năm vừa qua Việt Nam

chủ yếu xuất khẩu thông qua các trung gian là Trung Quốc, Đài Loan và

Singapore, các nước này thường nhập khẩu một lượng hàng khá lớn từ Việt Nam sau đó chế biến và tái xuất sang Mỹ và thu được lợi nhuận lớn nhờ

vào việc xuất khẩu thành phẩm vào thị trường Mỹ. Điểm yếu của các doanh

nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chính là ở chỗ năng lực chế biến hàng nông sản vẫn còn rất hạn chế nên mặc dù nhận thấy rất rõ những khoản lợi

có thể thu được nhờ xuất khẩu nông sản thành phẩm sang thị trường Mỹ nhưng vẫn phải chấp nhận xuất khẩu nông sản thô cho các trung gian này. Hiện nay tình trạng này đã được cải thiện một cách đáng kể song vẫn chưa

cao và Việt Nam vẫn còn tiếp tục để mất đi những khoản lợi nhuận lớn này cho các bạn hàng khác.

2.3.Không có khả năng cung cấp các lô hàng lớn.

Hạn chế về mặt số lượng cũng là một trong những nguyên nhân chủ

yếu cản trở hàng nông sản của Việt Nam tiếp cận với các bạn hàng lớn như

Mỹ và hạn chế năng lực cạnh tranh của hàng nông sản của ta trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại xu hướng cạnh

tranh dựa trên mức lương thấp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có

vì vậy khả năng cạnh tranh này sẽ không có khả năng tồn tại lâu dài. Trong

tương lai, nếu Việt Nam không có những biện pháp kịp thời để chuyển

sang thế mạnh cạnh tranh tích cực thì sẽ sớm bị loại bỏ ra khỏi thị trường

Mỹ. Việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng theo kiểu Mỹ vẫn chưa được triển khai một cách đồng bộ và có tổ chức vì vậy cũng gây khó khăn cho việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của nông

sản Việt Nam.

2.4.Chất lượng

Về mặt lý thuyết cũng như thực tế hiện nay chất lượng là nhân tố cốt

lõi để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một sản phẩm và là yếu tố sống còn

đối với các doanh nghiệp trong việc quyết định sự tồn tại của bản thân

doanh nghiệp trên thị trường.Chất lượng tốt sẽ thoả mãn nhu cầu khách

hàng tốt nhờ đó không chỉ duy trì được lòng trung thành của khách hàng với mặt hàng của mình mà còn có thể lôi kéo được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh khác và các khách hàng tiềm năng. Thực tế cho thấy chất lượng chính là một công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất là trên các thị trường khó tính như thị trường Mỹ, cũng chính nhờ chất lượng tốt mà chúng ta mới có thể xây dựng được hình ảnh và danh tiếng cho sản phẩm trên thị trường.

Trong thời gian qua, chất lượng nông sản của Việt Nam bước đầu đã

được cải thiện đáng kể song nhìn chung đều thấp so với các dối thủ cạnh

tranh trên thị trường Mỹ, cụ thể:

Gạo: Trong những năm đầu xuất khẩu, tỷ lệ gạo chất lượng thấp và trung bình chiếm từ 80-90% nhưng đến nay chỉ còn trên dưới 40%. Việt

Nam trong những năm gần đây đã có nhứng tiến bộ lớn về công tác giống lúa, đã có nhiều giống mới cho năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ cho

xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung thóc đưa vào sản xuất có độ đồng đều về

hình dáng và kích thước thấp vì vậy lượng tấm cao, tạp chất nhiều, tỷ lệ

thóc còn lớn, diện tích đất trồng lúa đặc sản và chất lượng cao chưa nhiều,

tình trạng sử dụng thóc thịt làm giống còn phổ biến. Trong khi đó, Thái

Lan, Philippine và bản thân Mỹ với trình độ khoa học công nghệ cao đã tạo ra được nhiều giống lúa mới có khả năng kháng bệnh cao và cho năng suất cao hơn rất nhiều.

Cà phê:

Tỷ trọng cà phê loại I tăng từ 2% (vụ 95/96) lên 16%(vụ 98/99), loại

II giảm từ 80%(vụ 95/96) xuống còn 5% (vụ 98/99).Đây là một dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên do công nghệ chế biến của ta còn lạc hậu nên sản

phẩm bán ra còn là cà phê nhân làm nguyên liệu tái chế và tỷ trọng cà phê loại II có giảm nhưng thuỷ phần vẫn còn cao (13%), thậm chí còn lẫn cả

các hạt màu đen, mốc, vỡ, lẫn nhiều tạp chất, quy cách, độ bóng, độ đồng đều chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó cà phê của Việt

Nam chủ yếu lại là loại Robusta nên hương vị không thể ngon hơn loại

Arabica do vậy khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam vẫn còn rất

khiêm tốn.

Điều:

Chất lượng hạt điều của Việt Nam về cơ bản là cao hơn chất lượng

hạt điều của Inđônêsia và Ấn Độ, hình thức bên ngoài của hạt đẹp hơn, ít

hạt vỡ hơn do chúng ta chủ yếu làm thủ công song do kích thước và trọng lượng hạt chỉ ở loại trung bình và nhỏ, kích cỡ hạt không đều, sản phẩm

sản xuất ra chủ yếu ở cấp 5 trong số 8 cấp phân loại của thế giới nên tính cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

Chè: xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là chè đen, chè Orthodox

chiếm phần lớn nhưng chưa có uy tín vì chất lượng thấp, ít khả năng cạnh tranh hơn chè của Kenya.

Rau quả:

RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM GẶP NHIỀU VẤN ĐỀ VỀ CHẤT

LƯỢNG CỤ THỂ LÀ RAU KHÔNG SẠCH DO VIỆC SỬ DỤNG

CÁC LOẠI PHÂN BÓN MỘT CÁCH QUÁ BỪA BÃI TRONG DIỆT

TRỪ SÂU BỆNH CŨNG NHƯ TẠO ĐỘ MÀU MỠ VÀ SỨC HẤP

DẪN CHO RAU QUẢ TRƯỚC KHI BÁN. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ, VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT

VÀ ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I CHO THẤY HÀM LƯỢNG

NITRAT TRONG RAU QUẢ CỦA TA VƯỢT QUÁ NGƯỠNG CHO PHÉP, DƯ LƯỢNG THUỐC HOÁ HỌC CAO, NHIỀU KHI BỊ

NHIỄM KIM LOẠI NẶNG VÀ TRỨNG GIUN DO SỬ DỤNG NƯỚC

TƯỚI KHÔNG SẠCH.

Chính vì lý do chất lượng nông sản chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế mà mức độ thâm nhập chính ngạch của nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ

rất thấp bởi những yêu cầu về mặt chất lượng mà thị trường này đặt ra đối

với hàng nhập khẩu là rất cao.

2.5.Giá cả

Mặc dù chất lượng đảm bảo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho nông sản nhưng giá cả vẫn được coi là vấn đề hết sức quan trọng cần phải quan tâm.

Giá xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam biến động

theo giá cả thế giới, chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố như cung cầu

trên thị trường, điều kiện tự nhiên, xã hội. Những năm vừa qua giá các mặt hàng như cà phê thường biến động mạnh, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất

khẩu trong khi đó các mặt hàng như gạo, chè, điều thường có xu hướng tăng giảm đều đặn. Cho đến nay giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm

xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ thường thấp hơn các nước

trong khu vực điều đó có nghĩa là xét về mặt giá cả thì nông sản Việt Nam

rất có khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ tuy nhiên khoảng cách này ngày càng rút ngắn lại.

BẢNG 8: GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN NĂM 1997-1998

Đơn vị : USD/tấn

Nguồn:Tạp chí Kinh tế và phát triển số 8/200

Giá gạo Việt Nam chênh lệch so với Thái Lan đã giảm xuống đáng

kể: từ 40-45 USD/tấn trong những năm 1989- 1994 xuống còn 20-25USD /tấn trong những năm 1995-1998, hiện nay khoảng cách chỉ còn 10-20 USD/ tấn. So với cùng kỳ năm 2001, giá gạo chào bán của ta ngày 27/5/2003 là : loại 5% : 195USD/tấn, thấp hơn Thái Lan5-7USD/tấn, loại

25% là 173-175USD/tấn bằng giá của TháI Lan. Hiện nay, gạo Ấn Độ và Pakistan rẻ hơn gạo của ta 30-40USD/tấn, đang cạnh tranh với giá gạo của nước ta.

Giá cà phê: nhìn chung giá cà phê của Việt Nam cũng như giá của

thế giới thường giao động thất thường. Giá cà phê Việt Nam thấp hơn giá

thị trường thế giới khoảng 60USD/tấn. Trong thời gian gần đây, giá cà phê Việt Nam đang dần tiến tới giá công bố trên thị trường London. Chênh lệch

giữa giá FOB Việt Nam và giá London được giảm từ 300USD/tấn còn 150- 160USD/tấn, cũng có lúc chỉ chênh lệch 120USD/tấn.

Giá mặt hàng 1997 1998 1.Giá cà phê Việt Nam 1.270 1.554 TháI Lan 3.162 2.343,5 Thế giới 2.907 2.583 2.Giá gạo Việt Nam 242 289 TháI Lan 387,5 393,3 Thế giới 379 347 3.Giá cao su Việt Nam 980 700 Thái Lan 992.8 787 Thế giới 1058 763 55

Giá cao su: giá thành sản xuất cao su tương đối thấp, năm1999 giá

thành xuất khẩu khoảng 8triệu đồng/tấn tương đương với 570USD/tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2002, khối lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng 6,5 lần.

Hiện nay giá xuất khẩu cao su vẫn đang tiếp tục tăng.

Giá chè: giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam thấp hơn giá của

thị trường thế giới, thường chỉ bằng 40-60% giá xuất khẩu của các nước có

chất lượng chè cao như : Srilanka, Kenya, Ấn Độ.

Giá đường: trong nhiều năm giá thành sản xuất đường của Việt Nam

cao hơn rất nhiều so với thị trường thế giới. Nhưng từ năm1999 trở lại đâygiá đường của Việt Nam đã hạ rất nhiều, trong thời gian từ tháng 12/1999 đến tháng 1/2000 giá sàn đường đã có thuế của Việt Nam là:

4.700đ/kg đường tinh luyện, 4.300đ/kg đường trắng RS và đến năm 2001 giá đường tiếp tục giảm khoảng 20%. Đây chính là dấu hiệu đáng mừng đối

với xuất khẩu đường Việt Nam vì như vậy có nghĩa là khả năng cạnh tranh

về giá sẽ tăng lên đáng kể.

Sở dĩ giá nông sản xuất khẩu nói chung của Việt Nam thấp hơn so

với nhiều đối thủ cạnh tranh là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó

phải kể đến hệ số chi phí nguồn nội lực-DRC(Domestic Resources cost Coefficient) của Việt Nam rất nhỏ:

Bảng9 : Hệ số chi phí nguồn nội lực giai đoạn 1998 - 2000

Mặt hàng 1998 1999 2000 GẠO 0,500 0,400 0,500 Hạt điều 0,354 0,267 0,204 Cà phê 0,472 0,329 0,453 Chè 0,530 0,451 0,604 Cao su 0,800 1,200 1,600

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn-số 4/2001

Tuy nhiên, nhân tố chủ yếu làm cho giá cả các mặt hàng nông sản,

thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ thấp là do chất lượng sản phẩm chưa cao vì vậy thường bị ép giá dẫn đến tổng giá trị nông

sản xuất khẩu giảm xuống so với giá trị thực tế, lãng phí nguồn tài nguyên

thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt của đất nước.

2.6.Thương hiệu và mẫu mã nông sản :

Thương hiệu chính là nhãn hiệu hàng hoá đã đựơc đăng ký bảo hộ,

nó tồn tại lâu dài gắn liền với sự tồn tại của sản phẩm đó. Do vậy, thương

hiệu chính là uy tín của sản phẩm trên thị trường.

Mỹ là một trong những thị trường có các quy định hết sức khắt khe

về nhãn hiệu sản phẩm, một sản phẩm muốn tồn tại lâu trên thị trường Mỹ

bắt buộc phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Hiện nay sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản đang là một thế mạnh hàng đầu của Việt Nam khi

thâm nhập vào thị trường Mỹ. Hàng nông sản Việt Nam đựơc nhiều người

Mỹ ưa chuộng như: chè Mộc Châu, Shan Tuyết, cà phê Buôn Ma Thuột,

gạo tám thơm Hải Hậu…và các loại rau, củ, quả của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng của Việt Nam đều không lấy được tên của mình và một số loại đặc sản chỉ riêng Việt Nam mới có, đựơc người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng thì bị làm giả và lấy tên của Việt Nam.

Cho đến nay hầu hết các nhãn hiệu nông sản Việt Nam vẫn chưa được đăng ký bảo hộ trên thị trường Mỹ, thậm chí nhiều nhãn hiệu của ta

còn bị đối tác nước ngoài đăng ký bảo hộ chẳng hạn như trường hợp của cà phê Trung Nguyên. Vì vậy, xét về mặt pháp lý nông sản của Việt Nam vẫn chưa thể có khả năng cạnh tranh như các nông sản đã được luật pháp bảo

vệ về mặt nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh.

Đi liền với vấn đề nhãn hiệu chính là bao bì, mẫu mã hàng hoá và mã số, mã vạch(MSMV) trên hàng hoá. Thực tế cho thấy, MSMV của hàng hoá xuất khẩu vô cùng tiện lợi, nhanh chóng trong quản lý, thanh toán,

tránh nhầm lẫn. Bao bì sản phẩm có 7 chức năng như: bảo vệ hàng hoá, cân

đối, xúc tiến bán hàng, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Trong khi đó

hàng nông sản Việt Nam vẫn chưa được chuẩn bị tốt về vấn đề này, mẫu

mã hàng hoá của ta xấu và không đa dạng, khả năng khuyếch trương sản

phẩm kém vì vậy hàng hoá của ta chưa thu hút được sự chú ý của khách

hàng. Một khó khăn khác là theo quy định của Mỹ bất cứ sản phẩm nào dù là công nghệ phẩm hay nông sản chế biến muốn nhập khẩu vào thị trường

Mỹ đều phải có MSMV trong khi đó hầu hết các sản phẩm của Việt Nam

lại chưa có MSMV nên thường bị từ chối nhập khẩu vào thị trường này.

Như vậy trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được một số

thành tựu trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu kém về quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đặc biệt là về khả năng cạnh tranh do đó tìm ra một giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạnh này là việc cần làm ngay nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản không

chỉ sang thị trường Mỹ mà còn cả thị trường thế giới nói chung.

CHƯƠNG III TRƯỜNG MỸ.

I. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu nông sản Việt Nam sang

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ " doc (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)