I. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
1.2 Về thị trường xuất khẩu
Cũng giống như thị trường xuất khẩu hàng hoá thị trường xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian qua đã có sự thay đổi lớn: đó là sự thay đổi từ khu
vực thị trường Đông Âu sang các khu vực thị trường khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển mậu dịch hàng nông sản của cá khu vực
khác nhau trên thế giới những năm qua sự giảm sút về khối lượng nhập
khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước Đông Âu trong giai đoạn
chuyển đổi nền kinh tế là một thực tế khách quan, không chỉ ảnh hưởng
quan hệ mậu dịch với Việt Nam mà với mọi nước khác có quan hệ mậu
dịch trong khu vực này tuy nhiên do quan hệ mậu dịch của Việt Nam trước đây qua tập trung vào khu vực này, nên đối với nhiều nông sản xuất khẩu
của Việt Nam như vừng, đỗ tương, đay tơ, rau quả chế biến, thịt chế
biến… sự sụp đổ thị trường này cũng đồng nghĩa với sự giảm về khối
lựơng xuất khẩu. Những năm gần đây, một số thị trường xuất khẩu mới thu
hút tỷ lệ lớn trong khối lượng xuất khẩu nông sản của Việt Nam là Trung Quốc, Singapore và một số nước Châu á khác. Hiện nay, Châu Á đã trở
thành thị trường chính trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Điều này cho thất sự chuyển biến tích cực, linh hoạt của chúng ta trước diễn biến của
thị trường hàng hoá nông sản.
Tuy nhiên cơ cấu thị trường hàng nông sản hiện nay cũng bộc lộ những điểm bất lợi:
Một là hàng nông sản xuất khẩu của ta hiện vào các nước trung gian vẫn
còn chiếm tỷ lệ cao là làm cho hiệu quả xuất khẩu thấp chẳng hạn đối với
mặt hàng gạo, Thuỵ Sỹ và Hà Lan là những nước không có truyền thống
tiêu thụ với số lượng lớn, lại thường đứng trong số 10 nước bạn hàng mua gạo lớn nhất của Việt Nam. Thực tế những nước này thường nhập gạo của ta để tái xuất sang Châu Phi.
Hai là giống với thị trường hàng hoá nói chung, thị trường xuất khẩu
hàng hoá nói chung thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường Châu Á mặc dù đã có thêm nhiều thị trường
mới với dung lượng ngày càng tăng lên. Đối với thị trường hạt điều: Hạt điều là sản phẩm có tốc độ tăng xuất khẩu cao nhất, đồng thời cũng là sản
phẩm xuất khẩu được phát triển rộng giai đoạn 1990 - 1995. Trong đó thị
trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc thường
chiếm 60 % khối lượng hạt điều của ta, sau đó là Hồng Kông và Singapre về thị trường gạo và thị trường cao su các nước Châu Á thường chiếm tỷ
trọng trên dưới 50 % trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Sự
phụ thuộc quá lớn vào khu vực thị trường này là điều đáng lo gại đối với
Việt Nam nhất là khi thị trường này có sự biến động, thì tác động của nó đối với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là điều không thể tránh khỏi và hậu quả cũng khó lường trước được ( mà thực tế là cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á là một ví dụ ). Từ 1991đến 1998, thị
phần gạo được mở rộng hơn 10%, cà phê hơn 5%, cao su 2,2%, chè cũng được mở rộng trên 1,5%. Thị phần các hàng hoá nông sản của Việt Nam tăng lên cùng với số thị trường mở rộng. Hiện nay, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới ở khắp các châu lục và đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như: Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật Bản,
Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan.
Tuy nhiên, mặc dù số lượng thị trường xuất khẩu nhiều nhưng các thị trường nhập khẩu có quy mô lớn và ổn định thì lại ít, chủ yếu tập trung vào
9 đến 10 nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore và 1 số nước
thuộc Asean mặt khác mức độ thâm nhập vào thị trường “chính ngạch” của
nông sản Việt Nam đây là một thị trường nhập khẩu chủ yếu và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lựơng cao từ nguyên liệu chế biến sắn như gạo đặc sản, cà phê chè, cà phê hoà tan và bánh kẹo vì vậy trong thời gian tới chiến lược phát
triển các khu vực thị trường khác một cách hợp lý để tăng cường đẩy mạnh đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá các mối quan hệ bạn hàng là việc
mà chúng ta cần phải triển khai một cách hợp lý trong giai đoạn mới.