Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu nông

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ " doc (Trang 77 - 80)

III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất

1. Thuận lợi

1.2. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu nông

sản.

Chính phủ cùng các cấp, các ngành đã có nhiều cơ chế, chính sách và khuyến khích để huy động tối đa nguồn lực xuất khẩu của các doanh

nghiệp.

+ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 đã ban hành cơ chế

quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá ổn định cho cả thời kỳ 2001 – 2005; bãi bỏ quy định đầu mối và hạn ngạch đối với xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân

bón; chỉ tiêu xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ rừng tự nhiên...

+ Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 về sửa đổi và bổ sung một

số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 nhằm mở rộng

quyền kinh doanh cho thương nhân như: được xuất nhập khẩu trực tiếp; được xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá, trừ hàng hoá thuộc

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; được thuê đại lý bán

hàng ở nước ngoài và được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc

thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên phụ liệu và vật tư dư thừa, phế

phẩm, phế liệu phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

+ Để khuyến khích nguồn hàng cung ứng, vừa qua chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản từ đầu vụ. Với nông dân được ưu tiên tham gia các hợp đồng thương mại của Chính phủ, được xem

xét, xử lý khó khăn về tài chính do biến động giá cả hàng nông sản khi thực

hiện hợp đồng đã ký kết với nông dân và giao các Bộ, ngành hữu quan hướng dẫn thực hiện ngay trong quý II năm nay.

+ Nghị quyết số 05/2002/NQ/CP ngày 24/04/2002 của Chính phủ đưa ra

công tác quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó nhấn mạnh: “Công

tác quy hoạch để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu của

thị trường trong nước và ngoài nước, thế mạnh và chỗ yếu của sản phẩm nước ta trong từng giai đoạn từ đó xác định lộ trình nâng cao khả năng cạnh

tranh cho từng sản phẩm ở từng vùng khác nhau” và “tập trung thực hiện

quy hoạch nhanh chóng xây dựng chương trình đầu tư gắn với các doanh

nghiệp và các hộ sản xuất”.

+ Chính phủ miễn thuế để khuyến khích xuất khẩu nông sản tạo cho nông

sản có lợi thế cạnh tranh trên thị trường có giá rẻ.

+ Để giải quyết tình trạng thiếu vốn, nhà nước cho vay với lãi xuất ưu đãi. + Bộ Thương mại đã theo dõi sát, nắm bắt kịp thời các diễn biến trên thị trường, đề xuất những giải pháp và ban hành nhiều văn bản pháp quy

khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu như: Quy chế xét thưởng xuất khẩu; Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái

xuất..., tham gia ý kiến với các Bộ, ngành hữu quan để giải quyết các vấn đề có liên quan đến xuất khẩu như: Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu; Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh

xuất khẩu; Thông tư hướng dẫn chi hoa hồng trong giao dịch, môi giới xuất

khẩu, hỗ trợ cà phê xuất khẩu; chế độ thưởng theo kim ngạch một số mặt

hàng xuất khẩu...; đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề hướng dẫn các chính sách, cơ chế của nhà nước, của Bộ cho địa phương, các doanh nghiệp

trong cả nước.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh đã góp phần

quan trọng vào việc mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, thông qua các

hoạt động:

+ Tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp tham gia

nhiều hội chợ, triển lãm ở thị trường Mỹ.

+ Cung cấp thông tin kinh tế - thương mại cho doanh nghiệp trong nước

và các doanh nghiệp Mỹ.

+ Tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, đào tạo nâng cao kiến thức và kinh nhiệm kinh doanh.

+ Xây dựng trang Web về xúc tiến thương mại để giới thiệu các doanh

nghiệp Việt Nam cho các đối tác của Mỹ (chẳng hạn

http://www.bvom.com)

+ Tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam và các đoàn doanh nghiệp

Mỹ vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát, giao dịch và phát triển thị trường.

1.3.Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ đã mở hướng đi

mới cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng.

Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ

không những thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam vào một trong

những thị trường lớn nhất thế giới .Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ(

USDA) kim ngạch nhập khẩu nông sản của Mỹ năm 2002 tăng 3% so với năm 2001, đạt 40 tỷ USD và còn tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế

của Việt Nam. Về thực tế, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều so với

“cột 2”, mức thuế bình quân giảm từ 40% -50% xuống còn khoảng 3% sau

khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực. Theo số liệu của Ngân hàng thế

giới, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm đầu tiên sau khi phê chuẩn Hiệp định đã tăng lên 1,3 tỷ USD- gần gấp đôi so với mức của năm 1999 và 2000 và làm tăng 3 lần lợi ích đối với phúc lợi xã hội.

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có tác động to lớn đến thương mại nông

nghiệp và qua đó đến ngành nông nghiệp nói chung của Việt Nam theo ba hướng chính sau:

+ Thứ nhất, việc giảm hàng rào thuế quan và tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan của Mỹ và Việt Nam đã tạo điều kiện cho hàng hoá tiếp cận

thị trường dễ dàng hơn và do đó thúc đẩy thương mại nông lâm hải sản hai chiều. Các ngành hàng này gồm có gạo qua chế biến thuế nhập khẩu từ

24% xuống còn 5,8%, các sản phẩm từ gỗ thuế nhập khẩu từ 29,4% xuống

còn 2,1%, các sản phẩm thịt đặc biệt là thịt ướp lạnh thuế nhập khẩu từ

23,1% xuống 4,7%. Ngành hàng rau quả có triển vọng tăng mạnh xuất

khẩu sang thị trường Mỹ vì thuế nhập khẩu giảm từ 21% xuống còn 5,4%, ngoài ra theo dự báo nhu cầu nhập khẩu rau quả trong tương lai của Mỹ sẽ tăng mạnh.

+ Thứ hai, những điều kiện ưu đãi về đầu tư vào ngành nông nghiệp làm

tăng đầu tư của Mỹ và các nước khác vào các ngành hàng nông sản của

Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hiện nay Mỹ có 15 dự án đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 142,3 triệu USD.

Những ngành hàng phục vụ xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể được tiếp

nhận đầu tư, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến rau quả, lâm sản, chế

biến thức ăn gia súc, sản phẩm cây công nghiệp và hải sản. Đầu tư nước

ngoài vào ngành nông nghiệp tăng sẽ kéo theo những hiệu ứng dây chuyền

tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập của một bộ phận dân cư ở khu vực

nông thôn.

+ Thứ ba là hệ quả của hai điều trên, hiệp định thương mại tạo điều kiện

cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển hơn nữa theo chiến lược mới: tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, hình thành nền sản xuất

hàng hoá mạnh, giúp cho nông nghiệp Việt Nam thay đổi cơ cấu theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế (trước hết là đối

với Mỹ), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước

tham gia rộng rãi hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển nông

nghiệp và kinh tế nông thôn. Các nguồn lực trong khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ được phân bổ hợp lý và hiệu quả hơn.

Ngoài ra hàng hoá của Việt Nam được cạnh tranh lành mạnh với hàng hoá của các nước khác và hàng hoá của Hoa Kỳ trên một sân chơi công bằng,

minh bạch hơn và được pháp luật bảo vệ nhờ vào quy chế NFN, NTR và

các quy định về giải quyết tranh chấp. Một ví dụ điển hình gần đây là đối

với cá basa xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Mỹ cũng giúp Việt Nam không bị quá lệ thuộc vào thị trường khu vực ASEAN và EU.

Như vậy, các ngành sản xuất xuất khẩu trước đây phải chịu mức thuế

nhập khẩu cao, khó thâm nhập vào thị trường Mỹ, khả năng cạnh tranh thấp nay có cơ hội phát triển. Cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh hơn vì Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được quốc hội hai nước thông

qua cuối năm 2001 nên một lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ

không phải qua nước thứ ba.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ " doc (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)