Thứ nhất, sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, có nhiều thuận lợi đối với các doanh nghiệp trong nước, nhưng đi kèm với nó cũng là các khó khăn khi mà công ty trong nước ngày càng phải cạnh tranh nhiều hơn với chất lượng và mẫu mã của các công ty nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo máy. Do vậy đòi hỏi Công ty PTM phải cố gắng, nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tăng cường tiếp thị và quảng cáo sản phẩm cũng như thương hiệu của mình trên thị trường trong nước…
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu phần nào cũng tác động tới doanh số bán hàng của Công ty. Tình hình xấu đang xảy ra trên thế giới cũng khiến cho giá cả các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận và các chỉ số tài chính của Công ty như P/E, EPS… Đây là khó khăn mang tính khách quan mà Công ty không mong muốn và Ban Lãnh đạo Công ty đang cố gắng tìm ra hướng đi tốt nhất cho Công ty nhằm hạn chế những ảnh hưởng tác động tới tình hình tài chính chung của toàn Công ty ở mức tối đa.
Thứ ba, nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh khốc liệt, nhiều cơ sở chế tạo khuôn phát triển theo số lượng tăng, chi phí đầu vào đều tăng, trong khi đó giá đầu ra của sản phẩm không tăng, hoặc nếu có thì cũng tăng rất ít; sản phẩm tấm ép Nhôm Composite đang bị sức ép cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; những yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng khắt khe hơn…, làm cho doanh thu của Công ty cũng bị ảnh hưởng, do vậy mà hiệu quả quản lí tài sản cũng bị tác động theo.
Trên đây là một số khó khăn, thách thức của Công ty đòi hỏi Ban Lãnh đạo và tập thể người lao động trong Công ty cùng nhau giải quyết nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn, nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành.