và máy Computer Numeric Control
2.2.1. Khái quát về tình hình tài sản và tổ chức quản lí tài sản của Công ty
Tài sản của Công ty chia thành hai nhóm là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mỗi nhóm tài sản này lại có những nội dung cụ thể như sau:
* Đối với tài sản ngắn hạn, các nội dung cụ thể trong mục này bao gồm:
• Tiền và các khoản tương đương tiền:
+ Tiền gửi ngân hàng: Tiền gửi VNĐ; Tiền gửi Ngoại tệ. + Tiền đang chuyển.
+ Các khoản tương đương tiền. • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn • Các khoản phải thu ngắn hạn
+ Phải thu về cổ phần hóa
+ Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia + Phải thu người lao động
+ Các khoản phải thu khác • Hàng tồn kho
+ Hàng mua đang đi đường + Nguyên liệu, vật liệu + Công cụ, dụng cụ
+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang + Thành phẩm
+ Hàng hóa + Hàng gửi bán • Tài sản ngắn hạn khác
* Đối với tài sản dài hạn, bao gồm:
• Các khoản phải thu dài hạn • Tài sản cố định:
- Tài sản cố định hữu hình: + Nhà cửa, vật kiến trúc + Máy móc, thiết bị + Phương tiện vận tải + Thiết bị, dụng cụ quản lí + Tài sản cố định khác - Tài sản cố định vô hình:
+ Giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn + Phần mềm máy tính
+ Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất sản phẩm mới... + Tài sản cố định vô hình khác
- Tài sản cố định thuê tài chính - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang • Bất động sản đầu tư
• Các khoản đầu tư tài chính dài hạn • Tài sản dài hạn khác
2.2.2. Phân tích hiệu quả quản lí tài sản tại Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control và máy Computer Numeric Control
2.2.2.1. Phân tích hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn
a. Vòng quay tiền
Vòng quay tiền =
Doanh thu
Tiền và tài sản tương đương tiền
Với Công ty PTM, ta có thể so sánh vòng quay tiền của công ty qua các năm như sau:
BIỂU 2.3- VÒNG QUAY TIỀN
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu (Nghìn đồng) 17,307,160 20,901,375 28,437,021 Tiền và tài sản tương đương tiền
(Nghìn đồng) 618,505.5 373,538.3 391,389.4
Vòng quay tiền 27.98 55.96 72.66
Tỉ lệ thay đổi vòng quay tiền - + 100% + 29.84%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty PTM
Năm 2006, vòng quay tiền của Công ty đạt 27.98, sang đến năm 2007 đạt 55.96, tức là tăng gấp đôi so với năm 2006. Điều này có được là do doanh thu của Công ty trong năm 2007 đạt xấp xỉ 21 tỷ đồng, tăng hơn 1.2 lần so với năm 2006 (năm 2006
doanh thu của Công ty đạt hơn 17 tỷ đồng). Không những thế, lượng tiền và tài sản tương đương tiền trong năm 2007 chỉ có 373.5 triệu, ít hơn năm 2006 gần 1.7 lần. Do vậy, tỉ số vòng quay tiền của Công ty năm 2007 đã tăng đáng kể, gấp 2 lần năm 2006. Điều này cho thấy Công ty đã có chính sách quản lí tài sản ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với khoản mục tiền - tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong việc tạo ra doanh thu. Năm 2008, cả doanh thu và lượng tiền nắm giữ đều tăng hơn so với năm 2007 nhưng theo một tốc độ tăng giảm dần nên vòng quay tiền trong năm này vẫn tăng, đạt 72.66, nếu tính theo tỉ lệ thay đổi thì chỉ tăng so với năm 2007 là 1.3 lần, tương đương với 29.84%. Vòng quay tiền 72.66 55.96 27.98 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
N g h ìn đ ồ n g 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 %
Doanh thu Tiền và tài sản tương đương tiền Vòng quay tiền
Hình 2.1- Vòng quay tiền
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy vòng quay tiền của Công ty có chiều hướng gia tăng. Đây là một xu hướng tốt bởi nó cho thấy Công ty đã ngày càng chú trọng hơn trong việc nâng cao hiệu quả quản lí tài sản của mình, sao cho mỗi một đồng đầu tư vào tài sản đều đem lại sự gia tăng đáng kể của doanh thu.
b. Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh số bán hàng Các khoản phải thu
Xem xét tỉ số này của Công ty PTM trong ba năm ta thấy các vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm dần, và giảm mạnh từ năm 2006 đến năm 2007.
BIỂU 2.4- VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh số bán hàng (Nghìn đồng) 17,307,160 20,901,375 28,437,021 Các khoản phải thu (Nghìn đồng) 1,921,816.6 6,042,013.5 8,408,563.8
Vòng quay khoản phải thu 9.01 3.46 3.38
Tỉ lệ thay đổi vòng quay khoản phải
thu - - 61.60% - 2.31%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty PTM
Trong ba năm 2006, 2007, 2008, doanh số bán hàng của Công ty tăng trưởng đều đặn, các khoản phải thu cũng tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu lớn hơn rất nhiều tốc độ tăng của doanh số bán hàng. Cụ thể như sau: năm 2007 doanh số bán tăng 1.2 lần so với năm 2006 nhưng các khoản phải thu lại tăng hơn 3.1 lần; do vậy, vòng quay khoản phải thu năm 2007 giảm mạnh so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số bán tăng 1.36 lần trong khi các khoản phải thu tăng 1.39 lần so với năm 2007. Điều này làm cho vòng quay khoản phải thu năm 2008 cũng giảm so với năm 2007 nhưng tốc độ giảm không mạnh như năm 2007 so với năm 2006.
Vòng quay khoản phải thu
9.01 3.38 3.46 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
N g h ìn đ ồ n g 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 %
Doanh số bán hàng Các khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu
Hình 2.2- Vòng quay khoản phải thu
c. Kì thu tiền bình quân
Doanh thu bình quân hàng ngày
(Giả sử một năm có 365 ngày)
BIỂU 2.5- KÌ THU TIỀN BÌNH QUÂN
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Các khoản phải thu
(Nghìn đồng) 1,921,816.6 6,042,013.5 8,408,563.8
Doanh thu (Nghìn đồng) 17,307,160 20,901,375 28,437,021 Doanh thu bình quân hàng
ngày (Nghìn đồng) 47,416.9 57,264.0 77,909.6
Kì thu tiền bình quân (Ngày) 40.53 105.51 107.93
Tỉ lệ thay đổi kì thu tiền bình
quân - + 160.33% + 2.29%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty PTM
Qua bảng trên, ta thấy rằng chỉ tiêu kì thu tiền bình quân của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 kì thu tiền bình quân là 105.51 ngày, tăng 2.6 lần so với năm 2006, tương đương 160.33% (năm 2006 kì thu tiền bình quân là 40.53 ngày). Năm 2008 kì thu tiền bình quân là 107.93 ngày, tăng 1.02 lần (tương đương 2.29%) so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng chậm lại. Điều này là do năm 2007 các khoản phải thu tăng lớn hơn rất nhiều so với năm 2006; đến năm 2008, các khoản phải thu cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm dần. Hơn nữa, doanh thu bình quân hàng ngày tăng trưởng đều đặn và có phần tăng nhanh hơn vào năm 2008. Do vậy, kì thu tiền bình quân trong ba năm tăng dần nhưng năm 2007 so với năm 2006 là tăng mạnh nhất.
Kì thu tiền bình quân 40.53 107.93 105.51 0.0 2,000,000.0 4,000,000.0 6,000,000.0 8,000,000.0 10,000,000.0
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
N g h ìn đ ồ n g 0 20 40 60 80 100 120 %
Các khoản phải thu Doanh thu bình quân hàng ngày Kì thu tiền bình quân
Hình 2.3- Kì thu tiền bình quân
Kết hợp với chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu ở trên, ta có thể nhận thấy rằng, nếu như năm 2006 Công ty chỉ mất 40.53 ngày để chuyển các khoản phải thu thành tiền thì đến năm 2007 phải mất 105.51 ngày thì các khoản phải thu mới được chuyển thành tiền và đến năm 2008 là 107.93 ngày. Điều này cho thấy hiệu quả của việc chuyển các khoản phải thu thành tiền của Công ty là chưa cao, vì vậy Công ty cần xem xét lại chính sách tín dụng thương mại của mình, qua đó đấy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, tăng việc thu hồi nợ từ khách hàng, tránh để kì thu tiền bình quân quá cao sẽ dẫn đến việc thiếu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
d. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty PTM trong ba năm là khá ổn định và có xu hướng tăng dần đều, lần lượt là 2.04 (năm 2006), 2.22 (năm 2007) và 2.79 (năm 2008).
BIỂU 2.6- VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá vốn hàng bán
(Nghìn đồng) 16,220,518.2 20,193,543.2 25,066,770.2
Hàng tồn kho bình quân
(Nghìn đồng) 7,952,964.9 9,080,532.1 8,975,050.2
Vòng quay hàng tồn kho 2.04 2.22 2.79
Tỉ lệ thay đổi vòng quay
hàng tồn kho - + 8.82% + 25.68%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty PTM
Giá vốn hàng bán qua các năm đều tăng. Tính toán cụ thể qua các năm 2006, 2007, 2008 thì giá vốn hàng bán đều tăng 1.24 lần. Điều này cho thấy một sự gia tăng khá đồng đếu trong chỉ tiêu giá vốn hàng bán của Công ty, và Công ty đã luôn duy trì được tốc độ tăng đều đặn như vậy qua ba năm trên. Đối với khoản mục hàng tồn kho bình quân, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.14 lần, nhưng đến năm 2008, hàng tồn kho lại giảm 1.01 lần. Qua bảng trên ta thấy, vì năm 2007 giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân đều tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho nên vòng quay hàng tồn kho trong năm 2007 lớn hơn vòng quay hàng tồn kho trong năm 2006 là 1.09 lần, tương đương 8.82%. Sang đến năm 2008, vì giá vốn tăng trong khi hàng tồn kho lại giảm nên tỉ số vòng quay hàng tồn kho tăng nhanh hơn hẳn năm 2007, đạt 2.79 tương đương tăng 25.68%. Có sự thay đổi giảm hàng tồn kho trong năm 2008 là vì năm 2007 là một năm có nhiều biến động đáng kể về giá cả nguyên vật liệu đầu vào, do vậy Công ty đã thay đổi chiến lược dự trữ, giảm dự trữ thấp hơn năm 2007 để không tạo ra chi phí dự trữ và chi phí tồn kho quá lớn cho Công ty, nhằm duy trì tốt hơn hiệu quả quản lí tài sản. Kết quả là vòng quay hàng tồn kho đã tăng dần đều trong ba năm nói trên, cho thấy đây thực sự là một hướng đi đúng đắn của Công ty trong quá trình quản lí và sử dụng tài sản.
Vòng quay hàng tồn kho 2.79 2.22 2.04 0.0 5,000,000.0 10,000,000.0 15,000,000.0 20,000,000.0 25,000,000.0 30,000,000.0
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
N g h ìn đ ồ n g 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 %
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho
Hình 2.4- Vòng quay hàng tồn kho
e. Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu
Tài sản lưu động bình quân
BIỂU 2.7- VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu (Nghìn đồng) 17,307,160 20,901,375 28,437,021 Tài sản lưu động
(Nghìn đồng) 10,545,242.0 15,584,776.6 17,846,556.7
Vòng quay vốn lưu động 1.64 1.34 1.59
Tỉ lệ thay đổi vòng quay vốn
lưu động - - 18.29% + 18.66%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty PTM
Vòng quay vốn lưu động của Công ty PTM giảm trong năm 2007, sau đó lại tăng trở lại vào năm 2008. Xem xét bảng trên, ta có thể thấy năm 2007, khoản mục tài sản lưu động của Công ty có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (tài sản lưu
động tăng gần 1.48 lần trong khi doanh thu chỉ tăng 1.2 lần), do vậy chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty có giảm so với năm 2006. Điều này có nghĩa là năm 2006 cứ 100 đồng tài sản lưu động thì tạo ra 164 đồng doanh thu nhưng đến năm 2007, 100 đồng đầu tư vào tài sản lưu động chỉ tạo ra 134 đồng doanh thu, tức là hiệu quả quản lí tài sản lưu động đã giảm 1.22 lần, tương đương với 18.29%. Sang đến năm 2008, tốc độ tăng của tài sản lưu động chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu (tài sản lưu động tăng xấp xỉ 1.15 lần, trong khi doanh thu tăng tới 1.36 lần), do vậy vòng quay vốn lưu động tăng so với năm trước và đạt 1.59. Điều này cho thấy sự gia tăng trở lại của hiệu suất sử dụng tài sản lưu động, khi mà 100 đồng đầu tư vào tài sản lưu động tạo ra được 159 đồng doanh thu. Vòng quay vốn lưu động 1.59 1.34 1.64 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
N g h ìn đ ồ n g 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 %
Doanh thu Tài sản lưu động Vòng quay vốn lưu động
Hình 2.5- Vòng quay vốn lưu động
Nguyên nhân là do năm 2007, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, Công ty đã phải tìm cách thích nghi với sự thay đổi này và cố gắng duy trì vòng quay vốn lưu động sao cho không bị giảm quá nhiều. Đây cũng là một trong những nỗ lực của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, sao cho dù thị trường đầu vào biến động nhưng doanh thu của Công ty vẫn tăng trưởng theo kế hoạch. Năm 2008, do thị trường đã có phần ổn định và Công ty đã rút kinh nghiệm từ năm trước nên việc quản lí tài sản lưu động đã được cải thiện, kết quả là vòng quay vốn lưu động tăng lên, tạo niềm tin cho các cổ đông và cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu Tài sản cố định
BIỂU 2.8- HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu (Nghìn đồng) 17,307,160 20,901,375 28,437,021 TSCĐ (Nghìn đồng) 9,580,794.6 9,177,900.4 7,514,125.2
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1.81 2.28 3.78
Tỉ lệ thay đổi hiệu suất sử
dụng TSCĐ - + 25.97% + 65.79%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty PTM
Trong ba năm từ năm 2006 đến năm 2008, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty PTM nhìn chung có xu hướng tăng. Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong khi doanh thu của Công ty tăng qua các năm thì tài sản cố định qua các năm lại giảm, cụ thể là năm 2007 giảm 1.04 so với năm 2006 và năm 2008 giảm 1.22 lần so với năm 2007. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3.78 2.28 1.81 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
N g h ìn đ ồ n g 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 %
Hình 2.6- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Nguyên nhân của sự sụt giảm tài sản cố định là trong 2 năm 2007 và 2008, Công ty đã có chính sách quản lí bằng cách thanh lí và thay thế các tài sản cố định bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học kĩ thuật; nghiên cứu máy móc thiết bị và mua những máy sản xuất đảm nhiệm được nhiều chức năng với giá thành ít hơn, do vậy mà hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty tăng từ 1.81 (năm 2006) lên 2.28 (năm 2007) và 3.78 (năm 2008), bình quân tăng gần 46%/năm. Vòng quay tài sản cố định tăng như vậy cho thấy Công ty đã quản lí có hiệu quả tài sản cố định, cụ thể là năm 2006, 100 đồng tài sản cố định chỉ tạo ra 181 đồng doanh thu nhưng đến năm 2007 thì 100 đồng tài sản cố định lại tạo ra tới 228 đồng doanh thu và con số này trong năm 2008 là 378 đồng doanh thu. Đây là tín hiệu tốt đối với Công ty bởi PTM là Công ty sản xuất máy