CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3.1 Kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá bằng mơ hình
hình VECM
2.3.1.1 Phương pháp:
Để xác định sự tác động của các nhân tố: lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá hối đoái; chúng tơi thực hiện xây dựng mơ hình xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố dựa trên mơ hình Vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Cụ thể các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: chúng tôi thực hiện việc kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu theo thời gian được sử dụng làm biến trong mơ hình.
- Bước 2: Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích đồng kết hợp của Engle- Granger (1987) nhằm xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến nhằm hạn chế sự hồi quy giả mạo giữa các biến.
- Bước 3: Chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ động giữa tỷ giá hối đoái các nhân tố lạm phát, lãi suất và thu nhập bằng mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM.
2.3.1.2 Dữ liệu và mô tả
Các chuỗi dữ liệu chúng tơi sử dụng trong mơ hình có thời gian từ Q1 1995 đến Q4 2010, thu thập từ các nguồn dữ liệu chính thống của IMF (International Financial Statistics), Tổng cục thống kê (GSO) và Ngân hàng Nhà nước. (Bảng số liệu xin xem phần phụ lục 2.10)
Biến Ký hiệu Nguồn Logarit Chỉ số giá tiêu dùng P IFS LnP Tổng thu nhập GDP Y IFS, GSO LnY Tỷ giá hối đoái Ex IFS, NHNN LnEx Lãi suất tiền gửi Rate IFS
Bảng 2. 1: Biến và ký hiệu sử dụng trong mơ hình kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất và thu nhập đến tỷ giá hối đối
2.3.1.3 Mơ hình kiểm định
2.3.1.3.1 Kiểm định tính dừng:
Để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian, chúng tơi dựa vào kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF). Độ trễ trong kiểm định ADF được lựa chọn dựa trên ba chỉ tiêu là Akaike Information Criterion (AIC), Schwwarz Information Criterion (SIC) và Log likelihood. Đồng thời, chúng tôi sử dụng kiểm định tự tương quan để giúp lựa chọn được độ trễ phù hợp63.
Từ kết quả kiểm định ADF chúng ta thấy, tất cả các chuỗi dữ liệu đều không dừng nếu tính theo chuỗi dữ liệu gốc. Ngoại trừ chỉ số giá (P) dừng ở sai phân bậc 2 với mức ý nghĩa 1%; các dữ liệu còn lại đều chỉ dừng ở sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 1%; riêng biến thu nhập quốc gia (Y) có mức ý nghĩa 5%. Do vậy, chuỗi dữ liệu gốc của: Lãi suất (rate), giá hối đoái (Ex) và thu nhập quốc gia (Y) sẽ được sử dụng trong mơ hình xác định. Riêng biến chỉ số giá tiêu dùng (P) sử dụng sai phân bậc nhất64.
63 Kết quả kiểm định tự tương quan xin xem phần phụ lục 2.7
64
2.3.1.3. 2 Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn:
Kết quả kiểm định Engle-Granger cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các biến lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất. Tiếp theo, chúng tôi tiến hành kiểm định Johansen để xác định mối quan hệ đồng kết hợp có thể có giữa các biến65
. Kết quả kiểm định Johansen cho thấy có tồn tại hai mối quan hệ đồng kết hợp ở mức ý nghĩa 5%. Từ đây chúng tôi xây dựng mơ hình VECM để ước lượng các hệ số hồi quy.
2.3.1.3.3 Kết quả ước lượng:
Biến phụ thuộc: dlnex66 Mẫu: Q1 1995 – Q4 2010
*,** có ý nghĩa ở mức 5% , 10%
Biến Tham số Sai số D(LNEX(-5)) -0.556613** 0.30287 D(LNP(-3),2) -0.314974** 0.16535 D(LNP(-7),2) 0.217810** 0.13358 D(LNY(-4)) -0.158631** 0.08980 D(RATE(-4)) -0.004780* 0.00197 C 0.023657** 0.01377
R-squared: 0.785154 Adjusted R-squared: 0.504919 Log likelihood: 201.6846 Akaike AIC: -6.321653
Schwarz SC: -5.179829
Bảng 2. 2: Kết quả ước lượng mơ hình sự tác động của lạm phát, lãi suất và thu nhập lên tỷ giá hối đối
Nguồn: Tính tốn của người viết
Ý nghĩa của mơ hình là 50,49% thể hiện các biến lạm phát, lãi suất có thể giải thích được 50,49% sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Để kiểm định tính đúng đắn của mơ hình, chúng tơi thực hiện kiểm định tính dừng của các phần dư. Kết quả cho thấy
65 Kết quả chi tiết kiểm định xin xem phụ lục 2.1
66
phần dư của d(lnex), d2lnp, drate và dlny đều dừng67. Điều này cho thấy mơ hình đã được xây dựng là phù hợp
2.3.1.4 Kết luận từ mơ hình
Thứ nhất, lãi suất có mối tương quan nghịch chiều với tỷ giá hối đoái. Một sự tăng
lên trong lãi suất sẽ có tác dụng làm giảm tỷ giá hối đoái (tăng giá nội tệ). Tác động của lãi suất cho thấy cơng cụ lãi suất thực sự có hiệu quả ở độ trễ 4, tức phản ứng của tỷ giá đối với lãi suất là tương đối lâu.
Thứ hai, lạm phát cũng có mối quan hệ tuyến tính đến tỷ giá hối đối. Tuy nhiên,
khi phân tích mối quan hệ tác động của tỷ giá và lạm phát, chúng tôi nhận thấy đây là tác động đa chiều theo thời gian. Trong mơ hình này, ở hai độ trễ 3 và 7, sự tác động của lạm phát đến tỷ giá hối đối cũng có sự tác động theo hai hướng tăng giảm khác nhau. Ở chiều ngược lại, tỷ giá cũng có ảnh hưởng mạnh đến lạm phát, và mức độ phù hợp của mơ hình cũng là khá cao (điều này cũng phù hợp với kiểm định Granger khi kiểm định này chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát là mối quan hệ hai chiều). Đây là cơ sở để chúng tôi xem xét sự tác động của tỷ giá hối đoái đến các yếu tố vĩ mô sẽ được đề cập ở phần sau.
Thứ ba, thu nhập cũng thực sự có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái theo đúng như lý
thuyết đã đề cập, đây là một mối quan hệ nghịch chiều. Cũng cần lưu ý rằng, theo kiểm định Granger đã đề cập ở phần trên, mối quan hệ giữa tỷ giá và thu nhập là mối quan hệ hai chiều và dường như, khi tỷ giá là nguyên nhân để giải thích sự biến động trong tổng thu nhập thì kết quả mơ hình cho thấy sự phù hợp hơn.