CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU NGẮN HẠN: ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ
VÀ CHỐNG LẠM PHÁT
Trên lí thuyết, giữ ổn định tỷ giá có thể giúp tăng cường lịng tin vào đồng nội tệ, buộc Chính phủ phải kiểm sốt thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng tín dụng và thơng qua đó tăng cường mức độ tin cậy vào chính sách của Chính phủ. Khi những yếu tố này được kiểm soát, lạm phát cũng sẽ giảm đi và dần ổn định. Đặc biệt, trong một nền kinh tế có mức độ “đơla hóa” cao như Việt Nam, khi nguy cơ lạm phát quay trở lại và niềm tin vào VND giảm sút, người dân sẽ quay lưng lại với đồng nội tệ và chuyển sang dự trữ vàng và USD để tiết kiệm và phịng thân. Do đó việc quản lí tỷ giá có ảnh hưởng tới việc kiểm soát lạm phát vì tỷ giá khơng chỉ ảnh hưởng tới hàng hóa xuất nhập khẩu mà cịn tới các hàng hóa nội địa nếu giá của chúng thường được tính bằng USD. Điều này cũng được minh chứng trong thực nghiệm mà mơ hình mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá chúng tôi đã xây dựng trong chương 2. Chúng ta cùng xem lại phản ứng của lạm phát đối với một cú sốc thay đổi trong tỷ giá qua hình bên dưới:
95 Jian Xu, “Dual exchange rate regime with fraudulent leakage and its unification: The case of China”, 10/2002.
Hình 3. 2: Phản ứng của các biến đối với cú sốc tỷ giá
Nguồn: Tính tốn của người viết
Theo hình trên, chúng ta có thể thấy một sự tăng lên trong tỷ giá sẽ khiến cho lạm phát tăng theo. Đây là những nguyên nhân góp phần khiến NHNN ngần ngại trong việc tăng tỉ giá theo cung cầu thị trường trong nhiều năm qua.
Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy về hiệu quả của điều hành chính sách tỷ giá đến lạm phát từ năm 1990 đến năm 2010. Qua đó chúng ta thấy rằng, sau khi chứng kiến mức lạm phát phi mã và tác động tai hại của nó đến nền kinh tế, nước ta đã thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ tỷ giá và giữ ở mức tương đối ổn định. Điều đó đã làm cho lạm phát hạ nhiệt từ năm 1992 – 1997. Nó cho thấy mức độ hiệu quả của việc giữ chế độ tỷ giá cố định trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hiệu quả này không được lặp lại ở các giai đoạn sau đó. Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng ở châu Á (1997-2003) gắn liền với việc mất giá danh nghĩa của tiền đồng nhưng giai đoạn lạm phát cao (khoảng 10%) lại không kéo dài và thậm chí thời kỳ này đã kết thúc bằng giai đoạn giảm phát (2001). Việc thực hiện chính sách neo tỷ giá cũng không phát huy được hiệu quả trong giai đoạn từ 2004 cho đến nay khi lạm phát vẫn là một vấn đề nhức nhối mà đỉnh điểm là năm 2008 với mức lạm phát vượt trên
20%. Và thời điểm hiện tại, khi đã bước qua quý II năm 2011 thì “bóng ma” lạm phát lại tiếp tục đe dọa đến nền kinh tế của nước ta.
Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ lạm phát và tỷ giá USD/VND danh nghĩa
Nguồn: IFS, Economics statistics
Tại sao cùng một chế độ tỷ giá mà tác động đến lạm phát trong các giai đoạn lại khác nhau như vậy? Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) và các cộng sự, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phát từ nguồn gốc bên trong của lạm phát96. Lý giải cho ngun nhân này, mơ hình của chúng tơi xây dựng ở chương 2 đã chỉ ra rằng, ngồi yếu tố tỷ giá thì cung tiền M2 có mức ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đến lạm phát. Vì vậy, khi hai yếu tố này cùng mang một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế thì nó sẽ giúp cho chính sách tỷ giá phát huy hiệu quả đối với lạm phát. Giai đoạn từ năm 1992 – 1997 là một ví dụ điển hình, khi nền kinh tế được kiểm sốt tốt, chính sách tỷ giá ổn định đã giúp ổn định và giảm lạm phát. Ngược lại, giai đoạn từ năm 2005 – 2008 là một bức tranh tương phản của giai đoạn trên. Sự gia tăng mạnh mẽ của cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế giai đoạn này là nguyên nhân khiến cho chính sách tỷ giá mất đi tác dụng vốn có.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, lạm phát đang đứng trước nguy cơ tăng cao trở lại; đồng thời Chính phủ cũng đã kết thúc gói kích cầu hỗ trợ các doanh
96 Nguyễn Thị Thu Hằng và các cộng sự, “Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế”, tr.33, VEPR, năm 2010 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lạm phát Tỷ giá USD/VND
nghiệp sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, cơ chế thắt chặt chi tiêu được đưa ra. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, chính sách tỷ giá lúc này nếu được sử dụng đúng cách sẽ là một cơng cụ vơ cùng mạnh để kiểm sốt lạm phát tại Việt Nam.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một mình chính sách tỷ giá khơng thể phát huy hết được hiệu quả trong chống lạm phát. Ổn định tỷ giá nếu không gắn với cung tiền và điều tiết vĩ mơ nhằm kiểm sốt tổng cầu thì sẽ làm mất đi tác dụng của chính sách tỷ giá trong cuộc chiến chống lạm phát. Vì vậy, để thực hiện chính sách ổn định tỷ giá kiểm soát lạm phát cần thực hiện phối hợp các biện pháp:
Thứ nhất, phải hạn chế cung tiền bằng các biện pháp như thực hiện chính sách
tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo một nghiên cứu định lượng của TS.Phạm Đỗ Chí97 (2011), phải giảm mức tăng cung tiền M2 xuống cịn 15%-16% và mức tăng trưởng tín dụng xuống cịn 18%-20% nếu muốn kiểm soát được lạm phát dưới mức hai con số vào cuối năm 2011.
Thứ hai, thực hiện một chính sách tài khóa thắt chặt. Mặc dù mơ hình trong chương 2 chỉ ra rằng, chi tiêu cơng của Chính Phủ dường như ít có tác động đến sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng tiền lượng tiền lưu thơng trong nền kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với mức cung tiền M2. Do đó, để đạt được những gì đề cập trong vấn đề thứ nhất, cần phải thực hiện một chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu.
Thứ ba, tiến hành giảm dần mặt bằng lãi suất hiện nay. Ta có cơng thức ước
lượng: Lãi suất VND = lãi suất USD + độ điều chỉnh kỳ vọng (%) của tỷ giá VND/USD. Lấy thí dụ về việc điều chỉnh tỷ giá vào hôm 11/2 vừa qua; khi tỷ giá được nâng lên 9,3% tương ứng với thời điểm đó lãi suất USD khoảng từ 4%-5% và lãi suất huy động VND là 14%. Điều này cho thấy cơng thức trên dự đốn khá chính xác mức thay đổi của tỷ giá trong vài tháng qua. Dựa vào công thức trên chúng ta thấy, để tiến tới ổn định tỷ giá hối đối thì phải điều chỉnh giảm dần lãi suất huy động xuống. Cũng dựa vào công thức trên, chúng ta có thể thấy rằng để giảm lãi suất huy động tiền đồng và ổn định tỷ giá VND/USD phải bắt đầu bằng
việc giảm lãi suất huy động tiền USD và giảm kỳ vọng lạm phát. Trong thời gian vừa qua, một trong những nguyên nhân gây ra việc tăng mạnh lãi suất là do tín dụng ngoại tệ đã tăng quá nhanh (ví dụ trên 41% ở địa bàn TP.HCM năm qua)98. Vì vậy, một biện pháp thắt chặt tiền tệ có thể được sử dụng là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ngoại tệ lên cao hơn so với mức 3% như hiện nay. Đây là một công cụ mà theo chương 2 chúng tôi đã kiểm định và cho thấy khả năng phản ứng của nó là khá nhanh nhạy đối với các diễn biến của thị trường.
Về kỳ vọng lạm phát, nghị quyết 11/NQ-TTCP vừa ban hành đã cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát và bước đầu cho thấy những sự khả quan. Theo các chuyên gia của ADB thì họ hồn tồn tin tưởng vào sự thành công của Nghị quyết 11 vì những hành động quyết liệt và những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ trong cuộc chiến chống lạm phát thay vì ưu tiên cho mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá như trước đây. Chính điều này sẽ giúp cho kỳ vọng lạm phát trong thời gian tới sẽ dần dần giảm xuống.
Thứ tư, giảm nhập siêu. Theo thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng, tỷ giá là tổng hồ của
nhiều mối quan hệ, khơng chỉ liên quan đến xuất, nhập khẩu, nhập siêu, mà còn liên quan đến vay nợ và trả nợ nước ngoài, đến cung - cầu ngoại tệ, đến nhập khẩu lạm phát và khuyếch đại lạm phát ở trong nước… Vì vậy, tỷ giá được ví như một cái “huyệt” quan trọng; “bấm” vào nó để tăng hay giảm sẽ tác động đến các mối quan hệ trên. Trong khi đó, “huyệt” này chịu nhiều sức ép trong đó có bốn yếu tố quan trọng. Yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, có thể cịn được gọi là cái gốc của tỷ giá là nhập siêu, bởi nhập siêu làm mất cân đối cán cân thương mại, làm mất cân đối cán cân thanh toán, tạo sức ép lên tỷ giá99. Mơ hình thực nghiệm của chúng tôi ở chương 2 cũng đã chứng minh vấn đề này khi nó chỉ ra được sự tác động mạnh mẽ của cán cân thương mại đến tỷ giá hối đối ở cả 5 kỳ quan sát100. Theo đó, một sự sụt giảm trong cán cân thương mại sẽ làm mất giá thêm đồng nội tệ; đồng thời gây tác động dây chuyền đến lạm phát. Vì vậy, vấn đề nhập siêu cần quan tâm đúng
9898 TS. Phạm Đỗ Chí, “Bài tốn 2011 cho lạm phát, lãi suất và tỷ giá”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 18/2/2011
99 Phát biểu của thủ tường Chính phủ trong cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các địa phương ngày 24/2, Báo Pháp luật Việt Nam, 27/02/2011, http://www.phapluatvn.vn/kinhte/201102/Bam- huyet-ty-gia-trong-kiem-che-lam-phat-2035437/
100
mức. Tất nhiên, với điều kiện nên kinh tế của chúng ta hiện nay chưa thể giảm nhập siêu một cách nhanh chóng được; nó địi hỏi cần có một lộ trình trong dài hạn. Bởi vì những nguyên nhân sâu xa của nhập siêu thường xuất phát từ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, mất cân đối trong cơ cấu tiết kiệm – đầu tư... Bên cạnh đó, xuất phát điểm xây dựng kinh tế của nước ta là thấp so với các nước bạn; vì vậy, tư tưởng nhập siêu đối với nước ta là một vấn đề hiển nhiên đã hình thành từ lâu trong suy nghĩ của một số các Bộ, ngành và người dân. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, để hạn chế tình trạng nhập siêu có thể tiến hành các biện pháp như sau:
- Bộ Công Thương nên nghiên cứu xem xét lại cơ cấu xuất – nhập khẩu. Xem xét các mặt hàng cần thiết phải nhập cho nền kinh tế và hạn chế những mặt hàng chưa thực sự cần thiết. Biện pháp thuế quan đối với các mặt hàng ô-tô, điện tử, mỹ phẩm ... nên được tính đến. Tuy nhiên, biện pháp này lại gắn liền với những cam kết gia nhập WTO, và các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, khi thực hiện biện pháp này cần được xem xét một cách thận trọng và chỉ xem như là một biện pháp tình thế trong ngắn hạn.
- Bộ Tài chính tăng cường kiểm sốt tình trạng gian lận qua giá nhập khẩu. Nếu chống được gian lận qua giá một cách hiệu quả, thì chúng ta có thể kiểm sốt được nhập khẩu rất tốt, bởi hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ khó tiêu thụ trong thị trường nội địa. Bên cạnh đó, cơng tác giám sát quản lý chứng nhận xuất xứ (C/O) cũng rất cần thiết, vì đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp làm C/O giả để hưởng mức thuế suất thấp hơn.
- Biện pháp thắt chặt nguồn vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng xa xỉ cũng nên được áp dụng. Các doanh nghiệp cũng nên tính tốn lại lượng điện tiêu thụ và có biện pháp tiết kiệm cần thiết.
- Song song với áp dụng các biện pháp mạnh để giảm nhập khẩu trong thời gian sắp tới, việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm rút ngắn khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu là hết sức cần thiết.
Thứ năm, giải quyết vấn đề niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. Tình trạng
USD của cả nước khơng thiếu. Lượng USD trơi nổi trên thị trường cũng khơng ít, chưa kể lượng vàng nếu được quy đổi ra USD. Tuy nhiên, do tình trạng USD hố ở Việt Nam, tình trạng găm giữ USD của doanh nghiệp, người dân, thậm chí của cả một số doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại, hiện rất cao. Hiện tượng này phổ biến bởi tâm lý lo ngại rủi ro do biến động tỷ giá, do việc mua, bán chưa thật dễ dàng.
Trở lại với quyết định nâng tỷ giá vào ngày 11/2/2011 của NHNN. Nhìn vào biểu đồ 3.1 ở trên chúng ta có thể thấy, việc điều hành tỷ giá một cách cứng nhắc đã khiến cho giá trị danh nghĩa lệch đi khỏi giá trị thực của nó. VND đã được định giá cao so với giá trị thực của nó kể từ năm 2006 đã làm cho tâm lý của đại bộ phận người dân khơng cịn tin vào sức mạnh của đồng nội tệ, luôn trông chờ vào một sự điều chỉnh tỷ giá đã khiến cho tình trạng đơ-la hóa diễn ra một cách mạnh mẽ. Việc NHNN quyết định nâng tỷ giá thêm 9,3%, và kéo biên độ dao động từ 3% về còn 1% trong thời gian vừa qua theo ý kiến chủ quan của người viết là một bước đi thích hợp. Trước thời điểm điều chỉnh tỷ giá khoảng 2 tháng, tỷ giá thị trường chợ đen cao hơn so với tỷ giá chính thức khoảng 6% - 8% đã cho thấy mức độ hoang mang của người dân vào một sự biến động của tỷ giá (Điều này cũng được thể hiện rõ trong kết quả khảo sát mà chúng tơi đã trình bày trong chương 2). Động thái điều chỉnh của NHNN đã giúp cho hai tỷ giá chính thức và chợ đen đã tiến lại gần với nhau; và cũng được xem như là một hình thức hợp thức hóa các hoạt động trên thị trường. Như vậy có thể thấy, động thái trên của NHNN nếu xét riêng về việc ổn định tâm lý người dân thì nó đã phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự tập trung quá nhiều vào
giới hạn biến động tỷ giá hối đoái cũng gây nguy hiểm cho chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát. Bởi vì nó có thể làm cho chính sách sai
lệch khi nền kinh tế phải đương đầu những cú sốc về thương mại như trường hợp xảy ra ở New Zealand vào cuối những năm 1990101.
101
Đối với tác động của tỷ giá đến lạm phát, như hình 3.2 chúng ta cũng đã thấy; việc tỷ giá tăng sẽ làm cho lạm phát tăng ngay sau đó nhưng khoảng sau 4 kỳ quan sát thì lạm phát lại quay đầu giảm và tiến tới ổn định. Vì vậy, việc tăng tỷ giá vẫn được xem là việc nên làm để tránh kỳ vọng lạm phát tăng cao trong bối cảnh tâm lý người dân khơng cịn tin tưởng vào đồng nội tệ. Hơn nữa, như đã nói ở phần trước, việc chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen tồn tại nhiều tháng trước đó cũng khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu khó có thể mua USD trên thị trường