hội chứng thận hư
Quá trình gắn các globulin miễn dịch vào cầu thận là một quá trình diễn ra âm thầm, dưới sự kích hoạt của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh [71],[46]. Kháng nguyên là yếu tố khởi động kích hoạt các kháng thể được hình thành bởi hệ thống miễn dịch cơ thể. Các kháng thể sau đó sẽ gắn với các kháng nguyên và phức hợp kháng nguyên-kháng thể này có thể sẽ kích hoạt các hoạt động của hệ miễn dịch, hệ thống được thiết lập để bảo vệ cơ thể [72],[73], [74]. Trong quá trình này viêm có thể xảy ra ở bất cứ mô nào, nơi mà đáp ứng miễn dịch mô đích có thể xảy ra. Mặc dù nguyên nhân chính xác của viêm cầu thận chưa được hiểu biết rõ, nhưng cơ chế trong đó xảy ra hai cách tác động của phức hợp miễn dịch đó là: phức hợp miễn dịch tuần hoàn và lắng đọng tại chỗ. Một số cơ chế khác liên quan là tổn thương qua trung gian tế bào hoặc các kháng thể của bào tương. Trong cơ chế phức hợp miễn dịch lắng đọng tại chỗ, đó là các kháng thể tương tác trực tiếp với các kháng nguyên, mà các kháng nguyên này đã được gắn vào cầu thận hoặc tương tác với các kháng nguyên mà chúng là các thành phần bình thường của cầu thận, đặc biệt là màng cơ bản cầu thận. Quá trình tương tác miễn dịch này thực chất là quá
trình tác động đặc biệt tại cầu thận. Với phức hợp miễn dịch lưu hành trong tuần hoàn, phức hợp kháng nguyên-kháng thể theo dòng máu đến cầu thận trong quá trình lọc của cầu thận. Dạng phức hợp miễn dịch này được hình thành trong một số bệnh tự miễn hoặc bệnh nhiễm trùng và các kháng nguyên có thể là các kháng nguyên nội sinh (được tạo trong cơ thể) hoặc ngoại sinh (từ một số chất bên ngoài hoặc từ các vi sinh vật) trong tự nhiên. Trong trường hợp này, hoạt động miễn dịch do các phức hợp miễn dịch tuần hoàn được kích hoạt và có thể dẫn đến viêm ở các vị trí, tổ chức khác của cơ thể cũng như của cầu thận. Như vậy, khi có các yếu tố kích thích thì các globulin miễn dịch sẽ kích hoạt có phản ứng kháng nguyên – kháng thể có thể xảy ra trong tuần hoàn có thể tại chỗ làm lắng đọng các PHMD tại cầu thận [75]. Với bệnh nhân HCTH nguyên phát tuỳ từng thể bệnh vai trò của của Ig có sự khác biệt.
- Hội chứng thận hư thay đổi tối thiểu: Không có lắng đọng các PHMD ở
cầu thận là đặc trưng của thể này [8],[13]. Mặc dù được sử dụng steroid để điều trị, HCTH đáp ứng tốt, tuy nhiên vai trò của các Ig không được đề cập đến. HCTH thay đổi tối thiểu được coi là một bệnh có sự di truyền phức tạp trong đó các gen HLA là các locus nhạy cảm và các tác nhân gây viêm, hoặc các chất điều chỉnh của biểu đồ di truyền, hoạt động như một tác động thứ hai. Các biến thể của HLA-DQA1 và của các locus HCTH thay đổi tối thiểu khác, liên quan đến các biến thể gen khác (PLCG2) và/hoặc với các yếu tố môi trường sẽ góp phần vào cơ chế bệnh sinh thứ hai. Có 4 cơ chế bệnh sinh HCTH ở thể này được xem xét: thứ nhất, cơ chế bệnh sinh liên quan đến các bệnh lý lâm sàng; thứ hai, cơ chế bệnh sinh liên quan tế bào T; thứ 3, cơ chế bệnh sinh trên thực nghiệm khi sử dụng một số chất gây HCTH; thứ 4, cơ chế liên quan đến các chất chống oxy hoá.
- Xơ cứng cầu thận ổ đoạn: Xơ cứng cầu thận ổ đoạn nguyên phát là dạng
dịch huỳnh quang chỉ thấy IgM lắng đọng ở gian mạch cầu thận mức độ ít hoặc vừa. Như vậy, chỉ có IgM có liên quan đến cơ chế bệnh sinh tổn thương cầu thận, IgM có thể đã gắn với các kháng nguyên ở vùng gian mạch, dẫn đến lắng đọng phức hợp bổ thể-IgM và tổn thương cầu thận.
- Viêm cầu thận màng: Bệnh thận màng là một bệnh tự miễn đặc hiệu và là
nguyên nhân hàng đầu của hội chứng thận hư [8],[16]. Vai trò của các Ig được nhắc đến chủ yếu là IgG (đặc biệt là IgG4) và C3 lắng đọng tại màng đáy cầu thận. Sự xuất hiện này chỉ ra rằng sự tự miễn dịch diễn ra trong quá trình phát triển của viêm cầu thận màng.
- Viêm cầu thận tăng sinh màng: Viêm cầu thận tăng sinh màng là một rối
loạn đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào gian mạch và những thay đổi cấu trúc thành mao mạch cầu thận [8],[17]. Phát hiện miễn dịch huỳnh quang phổ biến nhất là nhuộm dương tính mạnh đối với C3 và ít thường xuyên hơn đối với IgA, IgG và IgM, tất nhiên là dạng hạt nhỏ dọc theo mao mạch cầu thận. Như vậy, cả IgA, IgG và IgM đều có liên quan đến cơ chế bệnh sinh tổn thương cầu thận.
- Bệnh thận IgA: Hội chứng thận hư ở người bệnh mắc bệnh thận IgA hiếm.
Lắng đọng IgA và C3 là đặc trưng được phát hiện tại vùng gian mạch cầu thận [8],[71]. Như vậy, trong các Ig, chỉ có IgA liên quan đến cơ chế bệnh sinh. Nồng độ IgA trong huyết thanh cao có thể dự báo bệnh thận IgA.
- Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: Thể tổn thương này hiếm gặp biểu
hiện lâm sàng có HCTH. Vai trò của IgG và IgM được nhấn mạnh ở những bệnh nhân có tổn thương lan toả [8],[75].