Khái niệm hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân QUẬN cái RĂNG, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 30 - 33)

nhân dân cấp quận, huyện

1.3.1. Khái niệm hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp quận,huyện huyện

Thuật ngữ "hiệu quả" là một khái niệm rất phức tạp được sử dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và hành chính cả ở tầm vĩ mơ và vi mô. Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm "hiệu quả" được hiểu là: Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại.

Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, "Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định" [46, tr.57]. Trong khi đó, các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu vào với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào. Hiệu quả phản ánh giá trị của các kết quả cao hơn giá trị của các nguồn lực đã chi này.

Như vậy, xác định hiệu quả của một hoạt động kinh tế thường cho chúng ta những con số chính xác và cụ thể, nhưng đối với bất kỳ hoạt động xã hội nào nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, để tính được đầy đủ hiệu quả đạt được là rất khó khăn và phức tạp, bởi vì kết quả của hoạt động này nhiều khi được đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ khơng phải định

lượng. Mặc dù vậy các kết quả định tính đến lượt nó cũng phải gián tiếp thơng qua các chỉ số định lượng để xác định một cách tương đối. Do đó, để tính hiệu quả của một hoạt động xã hội cũng khơng thể khơng vận dụng phương pháp tính hiệu quả kinh tế (tất nhiên chỉ tương đối). Theo cách tiếp cận này "Hiệu quả chính là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về với chi phí cơng sức bỏ ra", trong đó kết quả thu về bao gồm cả kết quả định tính và kết quả định lượng.

Trong một số trường hợp cụ thể, chỉ số so sánh này có thể lượng hóa một cách cụ thể (định lượng). Ví dụ: khi đánh giá hiệu quả đầu tư trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả cao hay thấp được đánh giá định lượng cụ thể, chính xác bằng cách so sánh chi phí đầu tư và kết quả thu về trên một đơn vị tiền tệ xác định. Nhưng trong một số trường hợp khác, chỉ số này khó có thể lượng hóa bằng những con số cụ thể mà chỉ có thể đánh giá có tính chất định tính. Chẳng hạn đánh giá hiệu quả của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Trong trường hợp này, kết quả thu về khó có thể định lượng bằng những con số cụ thể, tuy nhiên chi phí bỏ ra lại có thể lượng hóa một cách tương đối. Như chi phí cho biên soạn tài liệu, nội dung và cơng tác tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng v.v..

Khi nghiên cứu về hiệu quả giám sát HĐND cấp quận, huyện, cách đánh giá cũng tương tự như trường hợp đánh giá hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng. Trong những trường hợp này, chỉ số đánh giá mang tính chất lưỡng tính: Vừa định lượng vừa định tính. Tính lưỡng tính khơng chỉ thể hiện trong yếu tố đầu tư, chi phí bỏ ra mà ngay cả kết quả thu về. Yếu tố có thể định lượng trong đầu tư, chi phí bỏ ra chính là chi phí trực tiếp cho hoạt động giám sát, bao gồm chi phí việc xây dựng chương trình, nội dung giám sát, tổ chức giám sát, thời gian giám sát, số lượng thành viên tham gia... Tuy nhiên, cũng có những yếu tố thuộc phạm trù đầu tư cho hoạt động giám sát nhưng không

thể lượng hóa. Chẳng hạn như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm... và sự am hiểu về các lĩnh vực giám sát của chủ thể tiến hành giám sát. Những yếu tố này có vai trị, tác dụng cho cơng việc giám sát rất lớn nhưng khơng thể lượng hóa như các đầu tư chi phí khác.

Trong đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp quận, huyện thì yếu tố kết quả thu về sau khi tiến hành các hoạt động giám sát cũng có tính lưỡng tính. Có thể vừa xác định được kết quả một cách định lượng vừa xác định được kết quả một cách định tính.

Có những hoạt động giám sát có thể lượng hóa được kết quả thu về như giám sát hoạt động thi hành pháp luật của các cơ quan tư pháp tại địa phương đã đưa lại kết quả: chất lượng điều tra, xét xử, thi hành án đảm bảo đúng pháp luật hơn, như số vụ án bị đình chỉ điều tra do hành vi khơng cấu thành tội phạm và số vụ án bị hủy và cải sửa giảm xuống đáng kể; án dân sự được thi hành tăng lên, giảm tối đa số án tồn đọng; qua giám sát các cơ quan tư pháp được tăng cường về cơ sở vật chất, kinh phí, các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động v.v..

Tuy vậy, trong nhiều trường hợp kết quả thu về khơng chỉ đơn giản tính bằng những yếu tố định lượng mà cịn dựa vào cả yếu tố định tính. Hiệu quả giám sát của HĐND cấp quận, huyện không những thể hiện ở chỗ các chủ thể bị giám sát đã chấn chỉnh uốn nắn hoạt động của mình theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND mà thông qua giám sát nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân có chức trách, củng cố niềm tin của cử tri đối với cơ quan dân cử. Làm tốt công tác giám sát sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn trên địa bàn quận, huyện.

Như vậy, nói một cách khái quát, hiệu quả giám sát của HĐND quận, huyện phải bao hàm cả những yếu tố định tính "chính là những ảnh hưởng

(hiệu ứng tích cực) mà hoạt động giám sát mang lại, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ máy Nhà nước và toàn xã hội" [6, tr.98 - 99], đồng thời thông qua hoạt động giám sát sẽ tăng cường mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan nhà nước khác, góp phần xây dựng chính quyền địa phương ngày càng vững mạnh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân QUẬN cái RĂNG, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w