Tiếp tục nhận thức rõ trách nhiệm, vị trí về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân ở quận Cái Răng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân QUẬN cái RĂNG, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 73 - 74)

của Hội đồng nhân dân ở quận Cái Răng

Để hoạt động giám sát của HĐND quận Cái Răng thực hiện có hiệu quả trước hết cần làm cho các đại biểu của HĐND hiểu rõ về tầm quan trọng, vị trí của hoạt động giám sát của HĐND và cần có văn bản quy định trách nhiệm quyền hạn của các đại biểu cũng như cơ quan của HĐND. Bởi lẽ, nếu khơng có quy định cụ thể về quyền giám sát của HĐND thì sẽ khơng có cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng. Mặc dù hiện nay Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã có một chương quy định về chức năng giám sát của HĐND các cấp, song vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu để các đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng của mình.

Xuất phát từ u cầu hồn thiện cơ chế giám sát ở nước ta hiện nay, từ nhận thức giám sát là một chức năng quan trọng của HĐND với một phạm vi đối tượng giám sát khá phong phú và phức tạp, cần phải xây dựng thể chế giám sát của HĐND, trong đó quy định một cách rõ ràng, đầy đủ về khái niệm giám sát của HĐND. Nội hàm của khái niệm phải được thể hiện ở chủ thể giám sát, đối tượng chịu giám sát, nội dung và phạm vi hoạt động giám sát của HĐND.

Để tiếp tục nhận thức rõ trách nhiệm, vị trí về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, quận Cái Răng cần phải:

Thứ nhất, Phải xác định hoạt động giám sát là chức năng quan trọng của

HĐND nhằm xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Thứ hai, Công tác kiểm tra, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân

dân và các Ban của Hội đồng nhân dân là một việc làm thường xuyên và nhằm đảm bảo cho pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thực hiện nghiêm chỉnh, góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, động viên, khuyến khích cơ sở phát huy những mặt tốt, và chỉ ra được những sai sót cần kịp thời sửa chữa. Từ đó mà tạo được mối quan hệ tốt và gắn bó giữa Hội đồng nhân dân và các đơn vị được giám sát.

Thứ ba, Phải nâng cao chất lượng thảo luận tại các phiên họp toàn thể và

tăng cường quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân nhằm làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân QUẬN cái RĂNG, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w