được hiểu như sau: Hiệu quả giám sát của HĐND cấp quận, huyện là kết quả
thu được sau quá trình tiến hành các hoạt động giám sát so với những chi phí về thời gian, vật chất, nguồn lực lao động... cho các hoạt động giám sát của HĐND tỉnh.
1.3.2. Các yếu tố đảm bảo hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dâncấp quận, huyện cấp quận, huyện
1.3.2.1. Các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện.
Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND cấp quận, huyện. Các quy định pháp luật về giám sát có vai trị tạo cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng giám sát của mình. Nếu luật khơng quy định một cách cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND và UBND. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 và năm 1994 có quy định về chức năng giám sát của HĐND nhưng rất khái quát, chung chung... Điều này đã gây nên những khó khăn cho hoạt động của HĐND và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thời gian qua rất thấp. Nhưng từ năm 2003, Luật Tổ chức HĐND và UBND đã cụ thể, chi tiết hóa chức năng giám sát của Hội đồng, nhờ đó hiệu quả giám sát của Hội đồng trong thực tiễn được nâng lên rất nhiều.
Như vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, đòi hỏi Quốc hội phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giám sát cho HĐND nói riêng và tồn bộ hoạt động của HĐND nói chung.
1.3.2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động giám sát của Thường trực và các Ban Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện.
Yếu tố này địi hỏi HĐND phải có một bộ máy hoạt động đủ khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng giám sát trong phạm vi quyền hạn của mình. Bất kỳ cơ quan nào, nếu có một tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng và dễ mang lại hiệu quả.
Hội đồng nhân dân ở nước ta là cơ quan hoạt động không thường xuyên, cùng với đặc điểm đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói riêng. Hơn nữa, HĐND là một cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, nên về mặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú ý cả về lý luận và thực tiễn. Để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, HĐND ngày càng chú ý hoàn thiện về mặt tổ chức. Từ khi HĐND mới chỉ có một ban thư ký đại biểu, khơng có thường trực, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của mình: Thường trực HĐND, các ban HĐND, trong đó đã có những đại biểu hoạt động chuyên trách, phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc trước mắt. Tuy nhiên, với tình hình nhiệm vụ như hiện nay, cần phải tập trung nghiên cứu đổi mới về mặt tổ chức bộ máy của Hội đồng, trong đó phải chú ý đến bộ phận giúp việc cho thường trực. Có như vậy mới đảm đương được công việc giám sát của Hội đồng.
1.3.2.3. Nâng cao năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức
năng giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi thực
tế chứng minh rằng: một cơ quan tổ chức có cơ cấu hợp lý đầy đủ các phịng ban, nhưng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, yếu tố con người trong tổ chức đó đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Do vậy, bên cạnh đảm bảo về mặt số lượng thì năng lực của các đại biểu HĐND có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện chức năng giám sát.
Các đại biểu dân cử phải có đủ tâm, đủ tầm và đủ tài, bởi người làm cơng tác giám sát, ngồi cơng nhận cái đúng, còn phải chỉ rõ và đề ra những kiến nghị, những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật. Để phát hiện sai trái của người khác cũng như của các ngành chức năng, người đại biểu nhân dân phải có quan điểm, trình độ, bản lĩnh vững vàng, có cách nhìn sáng suốt và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý, phải có bản lĩnh dám nói thẳng nói thật, khơng nể nang né tránh, phải vì lợi ích của dân của Nhà nước.
Điều này có nghĩa, giám sát là một cơng việc khó khăn và phức tạp, bên cạnh nắm vững các quy định pháp luật về vấn đề giám sát, người đại biểu cịn phải có kỹ năng, trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát. Muốn vậy, các đại biểu dân cử phải luôn ý thức được đây là một trong những điều kiện chủ quan mà bất cứ một người đại biểu nào cũng phải tự trau dồi nâng cao nghiệp vụ.
1.3.2.4. Thường trực Hội đồng nhân dân phải có chương trình, kế hoạch, nội dung và phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân.
Xây dựng chương trình, kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp là điều kiện đảm bảo thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giám sát. HĐND quận cần ra nghị quyết tổ chức giám sát, các cuộc giám sát đều phải lập kế hoạch, xây dựng chương trình cụ thể, thơng báo sớm về nội dung, thời gian và thống nhất cách thức thực hiện, các thành viên của đoàn
giám sát phải nắm vững mục đích yêu cầu, phương pháp giám sát.
Nói chung, HĐND phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế hoạch giám sát hàng quý, hàng tháng của thường trực, các ban, các đại biểu và kế hoạch giám sát cụ thể bằng nội dung cũng như những cuộc giám sát đột xuất theo yêu cầu của cử tri, dư luận xã hội. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình hóa hoạt động giám sát, tổ chức giám sát một cách toàn diện, các lĩnh vực giám sát của HĐND quận, huyện rất rộng, cho nên khi xây dựng chương trình giám sát cần phải có trọng tâm, trọng điểm; nội dung giám sát phải tập trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc và đang được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm.
Cũng cần phải thấy rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ khơng đưa lại một kết quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát. Việc kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng bị giám sát phải kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND, và đó cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay.
1.3.2.5. Hiệu quả của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phụ
thuộc rất lớn vào chất lượng và hiệu lực giám sát.
Chất lượng, hiệu lực và hiệu quả giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiệu quả giám sát cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động giám sát cũng như những kết luận, kiến nghị từ hoạt động giám sát có được thực hiện nghiêm chỉnh hay khơng. Giám sát có chất lượng nghĩa là đưa ra được những kết luận, đề xuất đúng đắn và chỉ khi giám sát có chất lượng mới tạo tiền đề để bảo đảm hiệu lực của giám sát. Trong mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu lực giám sát thì chất lượng giám sát là tiền đề bảo đảm hiệu lực, nhưng để bảo đảm hiệu lực giám sát còn cần sự tự giác chấp hành
nghiêm chỉnh của các chủ thể bị giám sát đối với các kết luận, đề xuất đúng đắn rút ra từ hoạt động giám sát; đồng thời cần có các biện pháp xử lý đối với những chủ thể không chấp hành nghiêm các kết luận, đề xuất đó. Một khi chất lượng và hiệu lực giám sát được đảm bảo thì đương nhiên hiệu quả của hoạt động giám sát sẽ tốt hơn. Vì thế trong các giải pháp bảo đảm hiệu quả giám sát phải tính đến các giải pháp liên quan đến chất lượng và hiệu lực giám sát.
1.3.2.6. Điều kiện vật chất, chi phí cho hoạt động giám sát góp phần quyết định hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận, huyện.
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND quận, huyện cần phải đầu tư chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát. Trong đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND cần hiểu tính chất hai mặt của đầu tư chi phí cho hoạt động này. Phải tăng cường đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND theo yêu cầu của từng nội dung hoạt động. Nếu có đầu tư thỏa đáng sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND. Chẳng hạn, có những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao rất khó khăn, cơng việc giám sát chủ yếu lại diễn ra ở cơ sở cho nên cần có chế độ kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp xuống giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn giám sát trong thời gian làm việc tại cơ sở... Đối với các chức danh kiêm nhiệm của HĐND nên có quy định được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị cần thiết, khắc phục tình trạng khó khăn lâu nay trong cơng việc giám sát là thiếu nguồn thông tin cập nhật.
Tuy nhiên, do tính đặc thù của cơng tác giám sát, hơn nữa nhiều khi dư luận xã hội cũng đóng vai trò rất lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị, cho nên trong một số trường hợp khơng nên căn ke tính tốn mức chi phí bỏ ra là bao nhiêu, vấn đề chúng ta có thực hiện chương trình giám sát đến
cùng hay khơng. Nếu cuộc giám sát đưa lại kết quả tốt khơng những góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương mà cịn có tác dụng to lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị, xã hội. Như vậy, khi nói tới hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào nói chung và giám sát nói riêng địi hỏi phải tính đến mức đầu tư, chi phí hợp lý, tối ưu.