Tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân QUẬN cái RĂNG, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 38 - 43)

quận, huyện

1.3.3.1. Chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội của quận, huyện sau khi có hoạt động giám sát.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp quận, huyện nói riêng trước hết phải căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là tiêu chí đầu tiên cần phải xem xét, bởi tất cả các hoạt động của các cơ quan, đơn vị suy cho cùng khơng ngồi mục đích nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện hàng năm phải căn cứ vào những dự báo của tình hình kinh tế - xã hội địa phương để xây dựng chương trình giám sát của mình. Đồng thời thơng qua giám sát HĐND khơng những có quyền kiến nghị với UBND, với các ngành có liên quan mà cịn có thể kiến nghị với thành phố và Trung ương về việc đưa ra những chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, muốn biết hoạt động giám sát của HĐND có mang lại hiệu quả hay khơng chúng ta phải có những biện pháp so sánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương sau khi có hoạt động giám sát so với trước khi có hoạt động giám sát. Nếu sau chương trình giám sát hàng năm của Hội đồng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, chứng tỏ hoạt động giám sát của HĐND đã mang lại hiệu quả và

ngược lại.

Để làm tốt nhiệm vụ trên, HĐND ngoài việc cập nhật các thông tin về kinh tế - xã hội của địa phương sau khi có hoạt động giám sát cịn phải nắm bắt chính xác tình hình kinh tế - xã hội trước khi có hoạt động giám sát. Bởi chỉ trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng mới có căn cứ để so sánh, đánh giá đúng kết quả thực tế do sự tác động của HĐND mang lại.

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế - xã hội địa phương trong thực tế hồn tồn khơng chỉ do tác động của HĐND mà còn là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố quan trọng khác. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND cấp quận, huyện theo tiêu chí này cũng chỉ ở mức độ tương đối.

1.3.3.2. Dựa vào mức độ đạt được của mục đích, yêu cầu giám sát.

Cũng giống như các hoạt động khác, khi tiến hành giám sát, HĐND cấp quận, huyện phải xác định đúng mục đích, yêu cầu của từng chương trình giám sát. Mục đích của hoạt động giám sát được thể hiện ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau. Ở cấp độ chung mục đích của giám sát là việc bảo đảm hoạt động đúng đắn, minh bạch, liên tục của từng cơ quan nhà nước, của từng cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hệ thống chính trị nói chung trên cơ sở tuân thủ thường xuyên nghiêm chỉnh pháp luật quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của họ. Ở cấp độ thứ hai, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đối tượng bị giám sát, HĐND đề ra những mục đích giám sát cụ thể khác nhau [44, tr.96].

Thơng thường mục đích của giám sát được thực hiện thơng qua giám sát tồn diện việc thực hiện Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của HĐND các cấp... về tất cả các lĩnh vực của địa phương hoặc ở các ngành nhất định để phát hiện vấn đề và kiến nghị biện pháp. Mục đích của giám sát cũng có thể được thực hiện thơng qua giám sát từng vấn đề. Ví dụ: đánh giá hiệu quả việc sử dụng ngân

sách khoa học và công nghệ, đánh giá tình trạng mơi trường, đánh giá việc thực hiện chương trình trồng rừng... theo kế hoạch đã định trước hoặc đột xuất theo kiến nghị của đại biểu HĐND, của cử tri, của cấp trên... [32, tr.28].

Như vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, HĐND cấp quận, huyện xây dựng chương trình giám sát hàng năm và thực hiện chương trình đó theo những mục đích đã đề ra. Để đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND, chúng ta phải xem xét mức độ đạt được của mục đích, yêu cầu giám sát. Bởi mục đích của giám sát là điều mà mọi thành viên khi tiến hành giám sát đều hướng tới và mong muốn đạt được. Nên "mục đích đã trở thành tiêu chuẩn, thước đo cho việc đánh giá hiệu quả giám sát, là phạm vi cho việc đánh giá kết quả thực tế đạt được" [32, tr.96]. Tuy nhiên với cách xác định này, mục đích đề ra cho từng cuộc giám sát bao giờ cũng phải đúng, nghĩa là phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định cho đối tượng bị giám sát và phải phù hợp với nghị quyết của HĐND cấp quận, huyện cũng như yêu cầu thực tiễn đặt ra.

1.3.3.3. Các kết quả cụ thể đạt được do tác động trực tiếp của hoạt động giám sát mang lại

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND cấp quận, huyện là phải căn cứ vào những kết quả thực tế do tác động giám sát mang lại. Muốn vậy, kết thúc mỗi cuộc giám sát HĐND phải xác định được các kết quả đạt được trong cuộc giám sát đó. Chẳng hạn: nếu giám sát lĩnh vực xây dựng cơ bản thì phải ngăn chặn được vấn đề thất thoát vốn nhà nước; nếu giám sát vấn đề thu thuế thì phải đánh giá được số phần trăm thất thu, thất nộp và doanh số mức thu cho ngân sách nhà nước phải được tăng lên...

Rõ ràng đây là tiêu chí phức tạp nhất, vì HĐND cấp quận, huyện có phạm vi giám sát rộng, những biến đổi do sự tác động giám sát của HĐND

nhiều khi không chỉ phát sinh trực tiếp từ đối tượng bị giám sát mà cịn ảnh hưởng tích cực đến các đối tượng liên quan. Hơn nữa các kết quả thực tế do giám sát của HĐND mang lại nhiều khi không những thể hiện bằng yếu tố định lượng mà cịn cả yếu tố định tính. Chẳng hạn: khi HĐND cấp quận, huyện tiến hành giám sát vấn đề thu, chi tùy tiện tiền của học sinh tại một số trường trên địa bàn quận Cái Răng trong các năm học vừa qua, kết quả các đơn vị trường học có vi phạm đã kịp thời chấn chỉnh hoạt động của mình, trả lại tiền cho học sinh và nộp vào ngân sách nhà nước một số lượng không nhỏ; đồng thời qua đợt giám sát HĐND đã đưa lại sự yên tâm cho các phụ huynh học sinh cũng như niềm tin của cử tri đối với cơ quan dân cử. Do vậy, để xác định đúng những kết quả thực tế do sự tác động của giám sát địi hỏi phải có quan điểm tồn diện, cụ thể đồng thời phải có những phương pháp phù hợp để thu thập nhiều nguồn thông tin và tư liệu khác nhau.

Mặt khác, những chuyển biến tích cực của đối tượng bị giám sát trong thực tế khơng hồn tồn chỉ do tác động của cơ quan dân cử ở địa phương mà còn là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác như cơ quan thanh tra, sự kiểm tra chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên, sự giám sát của nhân dân... Vì vậy, phải xác định rõ những kết quả nào do giám sát của HĐND mang lại, những kết quả nào do công cụ khác tác động. Nếu những kết quả thực tế đạt được hoàn tồn khơng có sự tác động của HĐND mà do sự tác động của yếu tố khác thì khơng thể coi đó là cơ sở để đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND. Giám sát của HĐND được xem có hiệu quả khi những kết quả tích cực đạt được do giám sát mang lại phải phản ánh đúng mục đích, yêu cầu, định hướng khi lên kế hoạch giám sát. Đồng thời mục đích, yêu cầu, định hướng khi chuẩn bị giám sát và những kết quả thực tế do giám sát mang lại phải xác định trong cùng một tiêu chuẩn, trong cùng một phạm vi, có như vậy đánh giá mới chính xác [33, tr.97 - 98].

Khi xem xét những kết quả thực tế do giám sát của HĐND cần tính tới cả những biến đổi tích cực và biến đổi khơng tích cực nếu có. Chẳng hạn, việc HĐND cấp quận, huyện tổ chức các đoàn xuống giám sát tại cơ quan, các ngành chức năng ở cơ sở có thể đưa đến những kết quả tốt, nhưng bên cạnh đó cũng có thể gây ra tâm lý lo lắng, cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức, ảnh hưởng đến chương trình hoạt động của đối tượng bị giám sát.

Kết luận chương 1

Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định Hiến pháp và pháp luật.

Giám sát và hoạt động giám sát của HĐND nói chung và HĐND cấp quận, huyện nói riêng là nội dung quan trọng nhằm nâng cao vai trị, vị trí của bộ máy nhà nước. Hiến pháp 2013 của nước ta cũng nhấn mạnh: nhà nước là thể hiện quyền lực của nhân dân và nhân dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thơng qua nhà nước. Thực hiện tốt hoạt động giám sát của HĐND cấp quận, huyện là thiết thực nâng cao vị thế của hệ thống chính trị, góp phần đáp ứng mục tiêu nhà nước của dân do dân và vì dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân QUẬN cái RĂNG, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w