Các yếu tố khách quan:

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng bán hàng tại công ty honda việt nam (Trang 25 - 27)

b. Tiêu chí định tính

1.9.2. Các yếu tố khách quan:

Thứ nhất: Đối thủ cạnh tranh

- Kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cạnh tranh luôn là vấn đề đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp trong ngành (cạnh tranh hợp pháp) và cạnh tranh bất hợp pháp.

- Khi nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp tác động đến doanh nghiệp ta cần xem xét một số yếu tố sau:

• Khả năng giá của nhà cung cấp: đối với các doanh nghiệp không sản xuất, đây là yếu tố quan trọng, phản ánh mối tương quangiữa nhà cung cấp với doanh nghiệp ở khía cạnh sinh lợi nhuận, tăng giá hay giảm chất lượng khi bán hàng.

• Khả năng mặc cả của khách hàng (người mua): Khách hàng luôn muốn mua được hàng hóa tốt nhất với giá cả thấp nhất vì vầy khi mua khách hàng thường có yêu cầu giảm giá, giảm khối lượng mua hoặc yêu cầu tăng sự thỏa mãn nhiều hơn đối với hàng hóa họ sẽ mua.

• Sự đe dọa của sản phẩm hàng hóa thay thế: Khi giá sản phẩm hiện tại tăng, khách hàng có xu hướng sử dụng hàng hóa thay thế, điều đó ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp trên thị trường vì vậy doanh nghiệp phải đặc biệt

chú ý đến vai trò của sản phẩm thay thế và việc dự đoán sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh hợp lý.

• Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới: Thể hiện sự xuất hiện của các công ty mới tham gia vào thị trường, có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp, họ có thể tạo ra nguồn lực mới, sản phẩm hàng hóa thay thế, sản phẩm cùng loại nhưng có chất lượng tốt hơn… vì vậy doanh nghiệp phải chú ý nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có những chính sách hợp lý như tăng năng xuất, cải thiện chất lượng dịch vụ, hệ thống phân phối… • Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh: Có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Mức

độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan giữa các yếu tố như số lượng hãng tham gia cạnh tranh, mức tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định, mức độ đa dạnh hóa sản phẩm… Do vậy các hãng cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể tiến hành.

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần phải trả lời một số câu hỏi như: - Đối thủ có bằng lòng với vị trí hiện tại không?

- Đối thủ sẽ chuyển hướng như thế nào? - Điểm yếu và điểm mạnh của họ…

- Các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

Các nhân tố này không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp như: các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, cung - cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng...

Thứ hai: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

-Yếu tố chính trị pháp luật: Sự bảo hộ của nhà nước đối với ngành công nghiệp xe máy trong nước:

Sự bảo hộ của nhà nước đối với ngành công nghiệp xe máy trong nước là sự đảm bảo đối với các doanh nghiệp trong phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh xe máy trong nước. Hiện nay, đây là vấn đê được các nhà làm xe máy quan tâm nhất.

Môi trường chính trị, pháp luật ổn định, thuận lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp sự yên tâm, tin tưởng từ đó mạnh dạn, chủ động trong đầu tư, phát triển cũng như đưa ra

các phương pháp, điều kiện kinh doanh và mở rộng mạng lưới bán hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Hiểu rõ pháp luật là nền tảng để doanh nghiệp đi đúng “hành lang” mà nhà nước tạo dựng để phát huy khả năng và hạn chế sai sót của mình.

-Các yếu tố kinh tế:

Các doanh nghiệp phải đặt những câu hỏi đại loại như: Tốc độ tăng trưởng

kinh tế là bao nhiêu? lãi suất ngân hàng như thế nào? Tỷ giá hối đoái ra sao?... Sở dĩ các doanh nghiệp đều quan tâm đến những vấn đề đó là bởi nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến công việc kinh doanh.

-Yếu tố khoa học công nghệ

Trong nền kinh tế hiện nay, ít có lĩnh vực kinh doanh nào mà lại không phụ thuộc vào cơ sở nền tảng công nghệ ngày càng hiện đại tinh vi. Ngày càng nhiều các công nghệ tiến tiến ra đời tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra những nguy cơ nhất định cho doanh nghiệp. Một mặt các doang nghiệp có thể tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Mặt khác lại phải cảnh giác với công nghệ mới vì nó có thể làm cho sản phẩm của họ lạc hậu một cách nhanh chóng.

-Yếu tố văn hóa - xã hội: sự thay đổi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng

Xã hội ngày càng phát triển do đó nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên, trong đó có nhu cầu mua sắm và sử dụng xe máy thay cho các loại phương tiện khác. Đây là yếu tố quyết định đối với việc bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xe máy. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng được sản xuất kinh doanh, tăng doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng bán hàng tại công ty honda việt nam (Trang 25 - 27)

w