Kết quả QLNN về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 65 - 68)

3. Tỷ lệ đất sử dụng tiềm năng cho NTTS

2.2.2. Kết quả QLNN về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ

2.2.2.1. Phát triển thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ

Các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của các cấp và việc tăng cường công tác QLNN về thủy sản góp phần vào phát triển thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ. Trong giai đoạn 2013 – 2017, ngành thủy sản đa có những bước phát triển nhanh và ổn định, trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia vào công tác xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của cư dân ven biển. Bên cạnh đó, sự hiện diện của tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển đa góp phần vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Giá trị sản xuất thủy sản của huyện Đức Phổ tăng dần qua các năm (Bảng 2.13).

Bảng 2.13: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ngãi và huyện Đức Phổ

2014 2015 2016 2017

Tỉnh Quảng Ngãi

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 6.100 6.896 7.252 7.803 Diện tích nuôi trồng (ha) 1.218 1.355 1.425 1.521 Giá trị sản xuất/diện tích nuôi trồng 5,01 5,09 5,09 5,13

Huyện Đức Phổ

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 1.780 2.614 2.792 3.784 Diện tích nuôi trồng (ha) 490 466 496 660 Giá trị sản xuất/diện tích nuôi trồng 3,63 5,61 5,63 5,73 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi

Các số liệu Bảng 2.13 cho thấy giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ngai từ 2014 – 2017 giữ ổn định trên 5 tỷ đồng/ha nhưng đối với huyện Đức Phổ có sự phát triển vượt bậc từ 3,63 tỷ đồng/ha năm 2014 tăng lên 5,61 tỷ đồng/ha năm 2015, tăng lên 5,63 tỷ đồng/ha năm 2016 và tăng lên 5,73 tỷ đồng/ha năm 2017. So sánh với các huyện trong tỉnh Quảng Ngai thì huyện Đức Phổ có giá trị sản xuất cao nhất trong các năm từ 2013 – 2017 (Bảng 2 và Bảng 3 – Phụ lục).

2.2.2.2. Bền vững về xã hội của hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản ở huyện Đức Phổ

Hoạt động khai thác hải sản xa bờ trong những năm qua đa góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xa hội của địa phương, đời sống của đại bộ phận ngư dân được cải thiện đáng kể và góp phần tích cực trong việc khẳng định chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.

Tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện trong năm 2016 giảm xuống còn 7,53% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020. Nhờ tập trung vào phát kinh tế thủy sản, cả 06 xa ven biển của Đức Phổ có tỷ lệ nghèo (đều dưới 4%) thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của huyện và hiện nay có 3/4 xa đạt chuẩn nông thôn mới là các xa

ven biển (Phổ Vinh, Phổ Minh, Phổ An).

Nhờ đẩy mạnh công tác QLNN, tuyên truyền phổ biến chủ trương pháp luật và tăng cường xử lý vi phạm đa góp phần nâng cao nhận thức của đối tượng QLNN. Huyện Đức Phổ có những chủ trương vận động ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ, giảm tàu có công suất nhỏ và không đưa vào sử dụng tàu gỗ đa mục nát; ngư dân đa tự trang bị các thiết bị hiện đại trong quá trình khai thác thủy sản xa bờ, bên cạnh đó huyện đa thành lập được 48 tổ, đội khai thác với hơn 1.450 thành viên… Những hoạt động này đa góp phần đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, giảm tai nạn lao động và mất tích trong quá trình khai thác thủy sản tại Đức Phổ trong thời gian qua.

Cũng nhờ thực hiện tốt công tác QLNN về thủy sản, tình hình an ninh trật tự trong thời gian qua tại Đức Phổ được đảm bảo, mặc dù bị sự quất phá của tàu nước ngoài, nhưng đa số ngư dân vẫn quyết tâm bám biển, thể hiện ý thức và hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo được nâng lên rất nhiều.

2.2.2.3. Thách thức về tài nguyên – môi trường từ hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản ở huyện Đức Phổ

Để phát triển và khai thác thuỷ sản bền vững, ngoài việc giảm khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt và khai thác thuỷ sản gần bờ, ngành thuỷ sản Đức Phổ cũng tập trung phát triển đầu tư công nghệ, hiện đại hoá các tàu thuyền và xác định tăng tỷ lệ nuôi trồng thuỷ sản. Theo đó, huyện Đức Phổ phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi thuỷ sản đạt 750 ha, với sản lượng nuôi trồng đạt 1.350 tấn/năm.

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ đang đứng trước thách thức về ô nhiễm môi trường do từ chính quá trình nuôi trồng (mật độ nuôi cao và sử dụng quá mức các thức ăn công nghiệp; ô nhiễm nước thải do thiếu hoặc chưa đồng bộ về hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản,...).

Nguồn lợi hải sản ven bờ biển huyện Đức Phổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình sử dụng các phương tiện khai thác theo kiểu tận diệt (dùng lưới, dụng cụ ảnh hưởng tới động thực vật tầng đáy, các loại thủy sinh. ).

Thêm vào đó, biến đổi khí hậu đa và đang ảnh hưởng tới việc nuôi trồng, khai thác thủy sản. Biến đổi khí hậu có thể có nhiều ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển,

ven biển, tất cả đều quan trọng đối với sản xuất thủy sản thông qua các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái quan trọng như rừng ngập mặn, các loài cỏ biển, các cửa sông và các đầm phá ven biển vốn rất quan trọng đối với các giai đoạn sống của nhiều loài thủy sản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w