Thứ nhất, cần có sự tham gia của người dân trong việc quản lý thủy sản từ các khâu quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đến kiểm tra, giám sát. Phải tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân tất cả vì mục tiêu phát triển kinh tế – xa hội của địa phương. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành các cấp chính quyền địa phương phải kiên quyết, cụ thể,
đồng thời tăng cường tác công tác kiểm tra, giám sát để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh.
Thứ hai, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trú trọng đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất con giống, nuôi thương phẩm, từng bước xác định và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản đặc sản chủ lực gắn với đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Thứ ba, quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực thủy sản từ huyện đến xa để thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo tổ chức sản xuất đáp ứng tình hình sản xuất; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên ngành, chất lượng lao động tham gia sản xuất thủy sản.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn đa phân tích và trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của thủy sản trong nền kinh tế quốc dân; trên cơ sở đó phân tích nội dung quản lý nhà nước về thủy sản bao gồm: Ban hành và triển khai thực hiện các văn bản, chính sách lĩnh vực thủy sản; định hướng về phát triển thủy sản qua xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch; tổ chức các hoạt động phát triển ngành thủy sản; kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.
Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra các công cụ, phương pháp, tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thủy sản và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thủy sản (nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, nhân tố điều kiện kinh tế – văn hóa – xa hội; môi trường thể chế, nhóm nhân tố khoa học công nghện nhóm nhân tố chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức); kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thủy sản và bài học kinh nghiệm đối với huyện Đức Phổ.
Đây là cơ sở lý luận chủ yếu để phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngai.
CHƯƠNG 2