3. Tỷ lệ đất sử dụng tiềm năng cho NTTS
2.2.1. Thực trạng QLNN về thủy sản trên địa huyện Đức Phổ trong giai đoạn 2013 –
đoạn 2013 – 2017
2.2.1.1. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về thủy sản a) Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cấp Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản. Tổng cục Thủy sản là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Cấp tỉnh: Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngai là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngai là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở NNPTNT, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về nuôi trồng, thức ăn thuỷ sản, chất lượng giống thuỷ sản, khai thác, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Cấp huyện: Phòng NNPTNT huyện Đức Phổ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương thuỷ sản.
Cấp xa: Công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xa được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xa tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xa trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN về thủy sản ở huyện Đức Phổ Trên địa bàn huyện có tổng số 16 cán bộ theo dõi công tác thủy sản, trong đó ở huyện đa bố trí 01 cán bộ tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với các xa, thị trấn thì công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường kiêm nhiệm công tác thủy sản.
Hiện nay, 16/16 cán bộ theo dõi công tác thủy sản có trình độ đại học, tuy nhiên chỉ có 05/16 cán bộ có chuyên môn đào tạo liên quan đến lĩnh vực thủy sản. Số cán bộ này thường xuyên được tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, thăm quan học tập kinh nghiệm tại một số địa phương khác để đúc rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế.
2.2.1.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ
Các văn bản quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Quảng Ngai liên quan trực tiếp đến thủy sản bao gồm:
– Trung ương: Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện theo Quyết định số 1445/QĐ–TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng chính phủ.
Chính sách phát triển thủy sản: Từ tháng 25/8/2014 – 31/12/2017 chính sách phát triển thủy sản được thực hiện theo Nghị định số 67/2014/NĐ–CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ, cụ thể:
(1) Chính sách đầu tư: Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển.
(2) Chính sách tín dụng: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lai suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm (đóng tàu vỏ thép).
(3) Chính sách bảo hiểm: hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.
(4) Chính sách ưu đai thuế: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá…
(5) Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.
(6) Hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên: Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV đến 800 CV; từ 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên; hỗ trợ tối đa 10 chuyến biển/năm.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn ban hành một số quyết định liên quan đến thủy sản như sau: Quyết định số 332/QĐ– TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 2760/QĐ–BNN–TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 1167/QĐ–BNN–TCTS ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Quyết định số 1976/QĐ–TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu
neo đậu tránh trú bao cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1434/QĐ–TTg ngày 22/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016–2020…
– Tỉnh Quảng Ngãi
+ Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngai giai đoạn 2011 – 2020 thực hiện theo Quyết định số 997/QĐ–UBND ngày 14/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngai; Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngai giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 555/QĐ– UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngai.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngai còn ban hành các quyết định, nghị quyết liên quan đến thủy sản như: Nghị quyết số 01–NQ/TU ngày 01/7/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4, khóa XIX về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngai giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 148/QĐ–UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngai về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định số 2306/QĐ–UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngai về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngai đến năm 2020; Quyết định số 1877/QĐ–UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh về việc chủ trương đầu tư dự án khu neo đậu trú bao tàu cá Cổ Lũy (giai đoạn 1)…
– Huyện Đức Phổ
Các văn bản của Trung ương và tỉnh Quảng Ngai đều được các cơ quan có liên quan trên địa bàn huyện Đức Phổ nghiêm túc thực hiện. Công tác xây dựng các văn bản về cơ chế, chính sách, quy định đối với lĩnh vực thủy sản đa được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo, điều hành, thể hiện qua việc ban hành các văn bản sau:
+ Chương trình hành động số 15–CTr/HU ngày 20/8/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đức Phổ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09–NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến nă 2020.
+ Nghị quyết số 07/2013/NQ–HĐND ngày 15/11/2013 của Hội đồng nhân dân huyện Đức Phổ ban hành Đề án phát triển kinh tế thủy sản huyện Đức Phổ giai đoạn 2014– 2020.
+ Quyết định số 236/QĐ–UBND ngày 25/6/2014 của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ về phê duyệt phương án phát triển khai thác thủy sản giai đoạn 2014– 2020.
+ Quyết định số 652/QĐ–UBND ngày 12/11/2014 của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ về phê duyệt phương án dịch vụ hậu cần nghề cá giai đoạn 2015–2020.
+ Quyết định số 106/QĐ–UBND ngày 28/3/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ về thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác phát triển kinh tế thủy sản huyện Đức Phổ. Căn cứ vào Luật Thủy sản và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, UBND huyện Đức Phổ đa xây dựng các chính sách, quy định thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thủy sản như: Các loại giấy phép đăng ký kinh doanh sản phẩm thủy sản; cấp giấy chứng nhận cơ sở điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá dưới 20CV; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung, các văn bản quản lý nhà nước của huyện Đức Phổ trong lĩnh vực thủy sản cho thấy là tương đối kịp thời, phù hợp chủ trương, định hướng phát triển thủy sản của Trung ương, của tỉnh và có tính cụ thể ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế – xa hội của địa phương, điều này đa khuyến khích người dân đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, tạo nên những vùng sản xuất quy mô tập trung, chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản, từng bước ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mở rộng diện tích nuôi các giống mới có năng suất, giá trị cao.
Việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản được quan tâm thực hiện:
– Chính sách tín dụng đóng mới tàu cá: Tổng số tàu được UBND tỉnh phê duyệt từ đầu chương trình đến nay là 29 chiếc; đến nay, đa và đang đóng là 16 chiếc, trong đó: đa có 14 chiếc hoàn thành đưa vào khai thác (gồm 2 tàu vỏ thép, 12 tàu vỏ gỗ). Đây là chính sách hỗ trợ lai suất được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cho
các chủ tàu thông qua các ngân hàng thương mại.
– Chính sách bảo hiểm: Năm 2017, Bảo Minh bán bảo hiểm cho 3.510 thuyền viên và 377 tàu cá với tổng kinh phí 5,748 tỷ đồng, trong đó phần ngân sách nhà nước hỗ trợ là 1,201 tỷ đồng. Tính từ đầu chương trình đến nay, Bảo Minh đa bán biểm hiểm cho 6.310 lượt thuyền viên và 717 lượt tàu cá với tổng kinh phí 26,304 tỷ đồng trong đó phần ngân sách nhà nước hỗ trợ là 3,103 tỷ đồng.
– Chính sách kéo dài thời gian cho thuê mặt nước, chính sách miễn giảm thuế cho thuê mặt nước đa khuyến khích các doanh nghiệp tại Đức Phổ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất thủy sản theo hướng hợp tác xa, cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước của huyện.
– Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới: Từ năm 2013 – 2017, các ngành chức năng của huyện đa quan tâm mở các lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền trưởng, máy trưởng và các lớp tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản (mở được 05 lớp thuyền trưởng, máy trưởng hạng IV cho 1.077 ngư dân; hơn 10.000 lượt ngư dân được tham gia đào tạo tập huấn kỹ thuật)…
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đa đóng góp vào kết quả phát triển thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ trong thời gian qua (chi tiết tại nội dung 2.2.2).
Nhằm tăng cường nhận thức và chấp hành các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực thủy sản; huyện Đức Phổ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến toàn thể nhân dân trên địa bàn về hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững. Số lượng các đợt tuyên truyền, tập huấn tăng dần qua các năm, từ 12 đợt tuyên truyền năm 2013 lên 36 đợt tuyên truyền năm 2017; hình thức tuyên truyền ngày càng phong phú, đa dạng để thu hút người dân tham gia; kinh phí tuyên truyền cũng tăng qua các năm, từ 72 triệu năm 2013 lên 195 triệu năm 2017 (Bảng 2.7). Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngư dân tiếp cận những chính sách phát triển thủy sản vẫn còn những hạn chế, đó là nhận thức của bộ phận cán bộ về công tác vận động, tuyên truyền chưa đầy đủ, nội dung tuyên truyền còn thiếu chiều sâu, phương pháp tuyên truyền chưa sinh động, việc tuyên truyền, phổ biến chính
sách chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, nhất là khi có văn bản pháp luật quy định mới.
Bảng 2.7: Kết quả tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách lĩnh vực thủy sản từ năm 2013 – 2017
Năm Nội dung
Số lần hội thảo/tập huấn/tuyên
truyền
Kinh phí
2013 Tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn, thông tin trên báo đài
12 72 triệu đồng
2014 Tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn, thông tin trên báo đài, treo băng rôn, khẩu hiệu
17 93 triệu đồng
2015 Tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn, thông tin trên báo đài, treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rời, tư vấn
27 206 triệu đồng
2016 Tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn, thông tin trên báo đài, phát tờ rời, tư vấn
31 173 triệu đồng
2017 Tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn, thông tin trên báo đài, sổ tay
tuyên truyền, tư vấn
36 195 triệu đồng
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Phổ
2.2.1.3. Định hướng về phát triển thủy sản qua xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch
Quy hoạch phát triển thủy sản là công việc khó, do thủy sản là ngành kinh tế gắn bó, phụ thuộc chặt chẽ với các yếu tố, các quy luật tự nhiên, lại vận động, phát triển theo định hướng của thị trường. Trong điều kiện của địa phương còn khó khăn,
ngư dân còn nghèo với nhiều tập tục, thói quen của nền sản xuất nhỏ, trình độ thủ công. Trong khi đó, sản xuất thủy sản phát triển với tốc độ rất nhanh, chính vì vậy, thời gian qua công tác quy hoạch phát triển thủy sản ở huyện Đức Phổ còn nhiều bất cập, không theo kịp và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn.
Hiện nay, quy hoạch ngành thủy sản của Đức phổ mới chỉ được Ủy ban nhân dân huyện ban hành một số văn bản quy định về nuôi trồng thủy sản, cụ thể như:
– Quyết định số 1351/QĐ–UBND ngày 10/12/2014 của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ ban hành Quy chế vùng nuôi tôm thẻ lót bạt trên cát, trong đó quy định rõ tổ chức, phương án hoạt động và trách nhiệm của các phòng, ban, ủy ban nhân dân cấp xa và người nuôi tôm khi tiến hành sản xuất.
– Quyết định số 514/QĐ–UBND ngày 5/3/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ về xây dựng thiết kế chi tiết khu nuôi tôm lót bạt trên cát, trong đó có quy định rõ việc cắm mốc, phân lô, bàn giao mốc cho Ủy ban nhân dân cấp xa, xây dựng dự án quy hoạch khu nuôi tôm thâm canh.
Phát triển nuôi tôm nước lợ nhất thiết phải dựa trên cơ sở quy hoạch, thiết kế chi tiết các vùng nuôi, nhưng hiện nay diễn ra tình trạng tự phát, tự đào đắp hồ nuôi tôm vẫn còn xảy ra ở các vùng phía Nam của huyện. Các ngành chức năng của huyện cần điều