Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 76 - 83)

ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM

3.2.1.xuất các giải pháp

3.2.1.1. Hoàn thiện việc ban hành và triển khai thực hiện các văn bản, chính sách ngành thủy sản

Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng các vật tư trong ngành nuôi trồng thủy sản (giống, thức ăn, chế phẩm sinh học…) và khai thác thủy sản.

Nhà nước cần có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

Triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh về phát triển thủy sản, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận các cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế thủy sản.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cở sở quản lý và xa hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

Nhân rộng các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ, giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu, sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xa hội nghề nghiệp…

Tranh thủ các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh và hỗ trợ tài chính theo phương thức tín dụng ưu đai từ Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngai hỗ trợ

đóng mới, cải hoán tàu thuyền có công suất trên 90 CV.

Ban hành các quy định về điều kiện sản xuất, tiêu chí đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chú trọng các quy định về sử dụng tài nguyên nước và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất – chế biến – xuất khẩu, gắn doanh nghiệp với người khai thác và nuôi trồng thủy sản. Hình thành vùng sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chí VietGap, từ đó hợp đồng với nhà máy thu mua để nâng cao giá trị sản phẩm.

Phổ biến và đẩy mạng ứng dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (VietGap) và các tiêu chuẩn khác của thị trường nhập khâu để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Có chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo ven biển chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp để ổn định đời sống, góp phần sắp xếp, tổ chức lại nghề cá ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề kém hiệu quả, gây xâm hại nguồn lợi, không thân thiện với môi trường sang các nghề khác có hiệu quả hơn.

Hỗ trợ bảo hiểm xa hội cho ngư dân tham gia hoạt động khai thác thủy sản, chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khai thác thủy sản trên biển.

Thực hiện kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo để giải quyết căn bản đối với các nhóm nguyên nhân nghèo thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo về sản xuất, tín dụng, dạy nghề, tăng thu nhập. Tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xa hội của chính phủ kịp thời đến người dân.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngư dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện nghiêm ngặt quy định về mùa vụ, nghề nghiệp, vùng tuyến khai thác, đối tượng khai thác trong khai thác thủy sản.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển và ven biển, lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế biển theo từng lĩnh vực. Nâng cao ý thức chấp hành về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng ngừa dịch bệnh…

Tăng cường công tác vận động, tập hợp cồng đồng nông, ngư dân tham gia các hội nghề cá như Chi hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, Chi hội sản xuất giống… để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng cường sự giám sát tuân thủ quy định của pháp luật trong cộng đồng, góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản ở địa phương.

Khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường, chủ động xây dựng các phương án ứng phó, xử lý các sự cố và thiên tai như sự cố tràn dầu, nước biển dâng.

3.2.1.2. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản

Với sự ra đời của Luật Quy hoạch, các quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm sẽ được rà soát để loại bỏ hoặc tích hợp vào quy hoạch tổng thể. Theo đó, các nội dung và định hướng về quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản (tích hợp vào quy hoạch ngành hoặc quy hoạch của tỉnh) cần tập trung vào các vấn đề:

– Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch theo hướng mang tính định hướng và dựa vào tín hiệu thị trường thay vì quy hoạch mang chỉ tiêu định lượng cụ thể; lập kế hoạch dựa vào kết quả đầu ra thay vì dựa vào các yếu tố đầu vào.

– Rà soát, đánh giá và tích hợp quy hoạch tổng thể ngành thủy sản theo Quyết định số 997/QĐ–UBND ngày 14/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngai phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngai giai đoạn 2011–2020 và Quyết định số 555/QĐ–UBND ngày 11/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngai phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngai giai đoạn 2011–2020, định hướng đến năm 2030.

– Khai thác các loại hình mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, hình thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến), ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chỉ đưa vào quy hoạch nuôi trồng thủy sản phần diện tích không bị ảnh hưởng bởi quy hoạch cho phát triển du lịch – dịch vụ, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch cho an ninh quốc phòng và trên cơ sở hiện trạng diện tích nuôi hiện có đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ.

– Tập trung vào các dịch vụ hậu cần nghề cá: phát triển các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xa hội của địa

phương. Bổ sung quy hoạch các đơn vị phục vụ nghề cá, khuyến khích đầu tư xây dựng các cửa hàng xăng dầu tại 06 xa ven biển trên tuyến đường ven biển, kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ nghề cá như sửa chữa cơ khí, lưới cụ, chế biến thủy sản, xây dựng kho đông lạnh.

– Quy hoạch tổng thể và chi tiết vùng nuôi tôm, trong đó chú trọng quy hoạch vùng trọng điểm phát triển nuôi tôm công nghiệp. Lập danh mục các dự án ưu tiên về xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi. Công bố công khai quy hoạch, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kiên quyết xử lý những trường hợp nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới với quy hoạch một số khu chế biến có diện tích từ 01–02 ha nhằm ưu tiên cho các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản và các dịch vụ khai thác thủy sản…

– Thực hiện công bố công khai quy hoạch nuôi trồng thủy sản, bàn giao mốc thực địa cho địa phương quản lý và công bố rộng rai quy hoạch đến tất cả hộ dân của vùng quy hoạch. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện quy hoạch một cách thường xuyên và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch.

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động phát triển thủy sản

a) Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư cho công nghệ thông tin phục vụ công tác QLNN và hoạt động khai thác thủy sản

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND huyện và công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính từ huyện đến cơ sở; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, bước đầu hình thành nhận thức và thói quen ứng dụng CNTT trong thực hiện công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi thực hiện các TTHC với cơ quan nhà nước và thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế – xa hội của địa phương nói chung và ngành thủy sản nói riêng.

– Có các chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp các tàu cá ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác như trang thiết bị máy dò ngang đối với nghề lưới vây khơi, công nghệ bảo quản trên tàu cá, máy chế biến nước ngọt trên biển… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Có cơ chế đầu tư hiện đại hóa đội tàu thuyền khai thác thủy sản xa bờ, thay thế những tàu nhỉ, cải hoán nâng cao công suất, trang thiết bị hiện đại ra khơi cũng như chính sách khuyến khích ngư dân đóng tàu sắt ra khơi đảm bảo sự an toàn cũng như bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

– Tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tập trung vào công nghệ sinh học, sản xuất giống sạch, các giống chủ lực; hoàn thiện công nghệ nuôi các đối tượng nước ngọt, nước lợ; nghiên cứu bệnh thủy sản, quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh, công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phổ biến áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap với các đối tượng nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản.

– Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ thủy sản, trên cơ sở các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh cần quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, các dự án cho nuôi thương phẩm, quy hoạch các vùng nuôi thủy sản, vùng sản xuất giống tập trung để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nuôi và sản xuất giống thủy sản, quan tâm đầu tư các chương trình sự nghiệp cho phát triển thủy sản. Xây dựng hạ tầng kiểm soát và xử lý chất thải từ hoạt động nuôi tôm nước lợ, vùng sản xuất tập trung, thâm canh. Huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á giai đoạn 2; đầu tư xây dựng cảng cá và vũng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh; đồng thời tiếp tục thực hiện dự án nạo vét thông luồng 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Mỹ Á và xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở thôn Hải Môn (Phổ Minh) và xây dựng mới một số cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.

b) Đẩy mạnh hơn nữa và thay đổi phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản

– Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường lực lượng cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện; bố trí ít nhất 1 kỹ sư thủy sản tại phòng Nông nghiệp và PTNT và các Trạm khuyến nông xa; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên tập huấn kỹ thuật cho đội ngũ khuyến nông cơ sở để trực tiếp hướng dẫn cho người nuôi.

– Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tổ chức trực ban 24/24h khi có tin về bao và áp thấp nhiệt đới trong khu vực tàu thuyền của địa phương thường xuyên hoạt động, cử cán bộ kỹ thuật đến các bến cá, khu neo đậu tránh trú bao trên địa bàn để sắp xếp neo đậu tàu thuyền trong khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của bao và áp thấp nhiệt đới.

Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, đảm bảo an toàn, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro.

– Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý, xa hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường. Thường xuyên mở các lớp tạo huấn, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh cho người nuôi.

– Chính quyền có chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn liền với hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề khai thác thủy sản, nhất là khai thác, nhất là khai thác xa bờ, hỗ trợ ngư dân cùng với gia đình ngư dân trong những trường hợp bao lũ, tổn thất sau những chuyến đi biển, trợ giúp những gia đình khó khăn, sửa sang nhà cửa… củng cố tinh thần để ngư dân yên tâm ra khơi bám biển.

– Tập trung đào tạo lao động nghề cá phù hợp với thực tế, khuyến khích con em ngư dân theo nghề khai thác thủy sản, khuyến khích ngư dân có kinh nghiệm tham gia đào tạo và truyền nghề cho lao động trẻ.

– Tăng cường đào tạo nghề, kỹ thuật vận hành tàu xa bờ cho ngư dân, tổ chức tham quan, học tập các mô hình tiên tiến. Đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên, đặc biệt đối với tàu cá được hiện đại hóa, nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho ngư dân, nhân viên và chủ cơ sở doanh nghiệp thu mua, chế biến.

– Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển, đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá. Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển.

Xây dựng mô hình liên kết giữa khai thác, sản xuất sản phẩm thủy sản gắn liền với thị trường tiêu thụ. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ nuôi. Phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người nuôi.

– Xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức khai thác và một số đối tượng chính có giá trị kinh tế theo chuỗi liên kết từ khai thác, bảo quản, dịch vụ hậy cần, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, liên kết ngư dân, doanh nghiệp chế biến và cơ quan quản lý.

– Củng cố và phát triển tổ cộng đồng nuôi tôm, tổ hợp tác nuôi trồng, chi hội nuôi trồng thủy sản, tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển.

– Phát triển mạnh nuôi trồng thủ sản ở tất các các loại hình mặt nước, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường. Đối với các mô hình sản xuất lớn, khuyến khích hình thức tổ chức sản xuất là doanh nghiệp, hợp tác xa, trang trại… đối với nuôi nước ngọt mô hình tổ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 76 - 83)