THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 41 - 45)

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ

2.1. Thực trạng khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ huyện Đức Phổ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Đức Phổ

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngai, có tổng diện tích là 371,67 km2, phía bắc của huyện Đức Phổ giáp với huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngai); phía nam của huyện Đức Phổ giáp với huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); phía tây của huyện Đức Phổ giáp với huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngai); phía đông giáp biển Đông. Huyện Đức Phổ hiện nay có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 14 xa, 1 thị trấn với 91 thôn, tổ dân phố.

Địa hình của huyện Đức Phổ rất đa dạng và bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng xen kẽ nhau, cụ thể: Vùng bắc và nam sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa; vùng nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ tây sang đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa; vùng nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và có một số day núi chạy suốt ra bờ biển, có một ít đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi.

Huyện Đức Phổ có bờ biển dài trên 40km, có 2 cửa biển đó là Mỹ Á và Sa Huỳnh – nơi đây đều là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

Về khí hậu, huyện Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với có 2 mùa mưa nắng rõ rệt từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, bên cạnh đó Đức Phổ có 2 mùa gió chính là gió mùa đông với hướng gió thịnh hành. Lượng mưa cả năm đạt trên 1.900 mm. Trên biển trung bình hằng năm có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của ngư dân, nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội a) Đặc điểm kinh tế của huyện Đức Phổ

Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 của huyện Đức Phổ đạt 19.211,9 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2016, đạt 100% so với kế hoạch năm và Nghị quyết của HĐND huyện giao, trong đó: Nông – lâm – thủy sản đạt 2.861 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 5,8% so với cùng kỳ; công nghiệp ơ xây dựng đạt 8.570 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 17,6% so với cùng kỳ; thương mại dịch vụ đạt 7.780 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 19,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế của huyện Đức Phổ đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, từ 16,2% năm 2016 xuống 14,9% năm 2017; tăng tỷ trọng công nghiệp

– xây dựng và dịch vụ (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Đức Phổ

Năm 2016 Năm 2017 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số 18.521 100 19.211 100

Nông lâm thủy sản 3.000 16,2 2.861 14,9 Công nghiệp – xây dựng 8.168 44,1 8.570 44,6 Dịch vụ 7.353 39,7 7.780 40,5 Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Đức

Phổ Nông – lâm – thủy sản

Nếu so sánh với các huyện trong tỉnh Quảng Ngai thì điều kiện tự nhiên ở Đức Phổ không được thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như các huyện này, đặc biệt là trong vấn đề độ phì nhiêu của đất đai và vấn đề nguồn nước tưới. Tính đến năm 2017, trồng trọt chiếm 21% nông – lâm – thủy sản của huyện, trong đó lúa là cây trồng chính. Về lâm nghiệp, Đức Phổ có diện tích rừng khá lớn, động thực vật đa dạng, phong phú; tính đến năm 2017, diện tích rừng phòng hộ của Đức Phổ là 1.839ha;

diện tích rừng trồng mới là 320ha; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác cả năm là 35.200 m3, độ che phủ rừng là 24%.

Tuy điều kiện tự nhiên của Đức Phổ không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng Đức Phổ lại có bờ biển khá dài với hai cửa biển rất thuận lợi cho ngư nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây, bên cạnh hoạt động đánh bắt và chế biến thủy sản, Đức Phổ tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản như: nuôi tôm trên cát, nuôi cá nước ngọt trên các hồ nước.

Hiện nay, Đức Phổ có 120ha ruộng muối, tập trung chủ yếu ở Sa Huỳnh – đây là nơi sản xuất muối lớn nhất ở Quảng Ngai với khả năng sản xuất từ 12 đến 15 nghìn tấn/năm. Song do chưa tìm được thị trường tiêu thụ, giá cả không ổn định nên sản lượng muối sản xuất chỉ dừng ở mức 8.500 tấn (năm 2016), 9.000 tấn (năm 2017).

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đức Phổ đạt 356,714 tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài quốc doanh đạt 262,264 tỷ đồng, tàu thuyền đóng mới 120 chiếc, sản xuất đá xây dựng đạt 107.200 m3, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 97%. Năm 2017, giá trị sản lượng công nghiệp tăng lên 425,057 tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 297,254 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp cá thể có 3.354 cơ sở với 8.250 lao động.

Thương mại – dịch vụ

Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện Đức Phổ đạt 846,5 tỷ đồng, năm 2017 là 952,14 tỉ đồng. Toàn huyện có 5.236 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ với 7.750 lao động.

b) Dân số – lao động

Tính đến năm 2017, huyện Đức Phổ có dân số trung bình 143.505 người (chiếm trên 10% dân số của tỉnh Quảng Ngai), mật độ dân số 385 người/km2, dân số và mật độ dân số của Đức Phổ là trung bình so với các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngai (Bảng 1 – Phụ lục).

Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện Đức Phổ là 46.532 người, chiếm 52,9% dân số, trong đó: Lao động trong ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản 28.157 người chiếm 60,5% lao động toàn huyện; lực lượng lao động tham gia hoạt động

thủy sản của huyện khá dồi dào, trên 6.100 người, đây là một lợi thế trong phát triển thủy sản của huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật ngắn ngày mới chiếm khoảng 20%. Chất lượng lao động thấp là trở ngại lớn đến phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản.

c) Cơ sở hạ tầng

Huyện Đức Phổ đa huy động nguồn lực toàn xa hội gần 7.000 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước hơn 290 tỷ đồng) từ năm 2016 đến năm 2017 để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xa hội, điển hình như dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24, đoạn từ Km8 giáp huyện Ba Tơ; trục đường Phổ Khánh-Phổ Châu; Phổ An- Phổ Phong, bbên cạnh đó, huyện cũng quan tâm đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa gần 150km đường liên huyện, xa, thôn, xóm, khối phố và kênh mương nội đồng; đầu tư nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường, hệ thống điện chiếu sáng... Qua đó đa tạo thuận lợi trong việc đi lại và kết nối giao thương hàng hóa giữa các xa trong và ngoài huyện.

2.1.2. Tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổtrong giai đoạn 2013 – 2017 trong giai đoạn 2013 – 2017

2.1.2.1. Về nuôi trồng thủy sản

Đức Phổ với ưu thế về điều kiện tự nhiên là có trên 40km chiều dài bờ biển, chiếm khoảng 1/3 chiều dài bờ biển của tỉnh Quảng Ngai với ngư trường khai thác trên 3.000 km2, có 2 cửa biển là Sa Huỳnh (Phổ Thạnh) và Mỹ Á (Phổ Quang). Huyện Đức Phổ đa đầu tư khai thác và nuôi trồng thủy hải sản tập trung chủ yếu tại 6 xa ven biển với dân số chiếm khoảng 47% tổng dân số toàn huyện và có truyền thống làm nghề biển lâu đời.

Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ trong những năm qua có nhiều khởi sắc, hầu hết các chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, một số địa phương sản lượng nuôi tôm, nuôi biển vượt xa kế hoạch đề ra; cụ thể: (1) Diện tích nuôi thủy sản năm 2017 đạt 660 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn, lợ 312 ha với đối tượng nuôi chủ lực là tôm thẻ chân trắng; nuôi nước ngọt 348 ha với đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá nước ngọt; (2) Sản lượng nuôi trồng thủy sản giữ ổn định với 3.770 tấn, trong đó nuôi mặn, lợ với 2.045 tấn, cá

nước ngọt 1.725 tấn.

Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản tại huyện Đức Phổ giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015 2016 2017

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w