NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ
NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ trên địa bàn huyện Đức Phổ
3.1.1. Bối cảnh phát triển mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhànước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ
Thế giới đang bước vào quỹ đạo phát triển mới do tiến bộ khoa học – công nghệ diễn ra với tốc độ cao, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này thay đổi phương thức sản xuất và thay đổi phương pháp, công cụ quản lý trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước như thực hiện chính phủ điện tử, dịch vụ hành chính công trực tuyến (cấp độ 3, cấp độ 4).
Tự do hóa thương mại, mở cửa diễn ra với tốc độ, trình độ phát triển ở mức cao với sự ra đời các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong thương mại quốc tế ngày nay, nhất là với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các hàng rào thuế quan ngày càng giảm xuống, thậm chí là giảm về mức 0%, trong khi các hàng rào kỹ thuật ngày càng tăng và yêu cầu ngày càng cao. Đối với lĩnh vực thủy sản, việc gia nhập thị trường quốc tế ngày càng gắn với các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang xảy ra những xung đột về tranh chấp lanh thổ, nhất là tranh chấp trên biển. Điều này đặt ra nhiều tiềm ần rủi ro và ảnh hưởng tới khai thác thủy hai sản trên biển Đông của các tỉnh ven biển miền Trung nói chung và của ngư dân huyện Đức Phổ nói riêng.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tác động của biến đổi khí hậu. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam với tình trạng lũ lụt, bao xảy ra với mức độ thường xuyên hơn, ngày càng nặng hơn, phạm vi không gian và thời