3. Tỷ lệ đất sử dụng tiềm năng cho NTTS
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
1) Đức Phổ có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển thủy sản như có bờ biển dài, nguồn thủy sản phong phú, có ngư trường khai thác lớn, có nhiều sông suối, kênh rạch nhưng do diễn biến thời tiết, khí hậu phức tạp, đặc điểm địa hình bị chia cắt nên công tác tổ chức sản xuất gặp nhiều khó khăn; sản xuất thủy
sản có tính rủi ro cao, sản phẩm hàng hóa đặc thù, khó quản lý, chăm sóc, vận chuyển...
2) Tình hình phát triển kinh tế – xa hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách chưa đủ đầu tư cho phát triển kinh tế xa hội, phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương. Trong giai đoạn 2013 – 2017 hầu hết các chương trình, dự án đều phải thực hiện cắt giảm mức vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung đầu tư giải quyết các dự án dở dang, hạn chế tối đa bố trí nguồn vốn cho các dự án khởi công mới. Trong khí đó các dự án đầu tư phát triển nuôi thủy sản cần vốn lớn, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về thủy sản tại Đức Phổ.
3) Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật cho ngành thủy sản còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án bị chậm tiến độ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và kỹ thuật ngành thủy sản còn mang tính tự phát, hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
4) Cơ chế, chính sách, pháp luật (ở các cấp cao hơn huyện Đức Phổ) liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển thủy sản nói riêng chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản còn chưa kịp thời, gây khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản ở các địa phương.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
1) Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển thủy sản và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin ngành thủy sản chưa được quan tâm đầu tư dúng mức. Các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao.
2) Phạm vi kiểm tra đối với các cơ sở, doanh nghiệp ngành thủy sản chưa được rõ ràng, phương thức, trình tự kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
3) Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thủy sản ở huyện Đức Phổ và ở các cấp cơ sở còn thiếu, năng lực và kinh nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề lĩnh vực thủy sản và các doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.
4) Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học công nghệ còn rất hạn chế, đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và hoạt động ngành thủy sản nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về thủy sản tại Đức Phổ chưa đầy đủ, có hệ thống và đồng bộ công nghệ thông tin nên đa gây nhiều khó khăn cho công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như tích hợp số liệu dự báo xu thế phát triển thủy sản để xây dựng quy hoạch, kế hoạch tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành thủy sản Đức Phổ.
Tiểu kết Chương 2
Trong những năm qua, QLNN về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ đạt được những kết quả.Tuy nhiên, công tác QLNN về thủy sản tại Đức Phổ còn một số hạn chế nhất định: Việc ban hành văn bản, chính sách đối với lĩnh vực thủy sản đôi khi còn chậm chễ, chưa kịp thời; hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy sản chưa cao nhất là nhận thức của người dân về phát triển ngành thủy sản gắn với bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; Đức Phổ chưa có quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản, công tác quy hoạch phát triển thủy sản còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành thủy sản chưa được đầu tư đúng mức; chưa chú trọng công tác đào tạo nguồn lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn cao để phục vụ phát triển kinh tế thủy sản; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản còn nhiều hạn chế, bất cập; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực thủy sản được tăng cường tuy nhiên việc kiểm tra giám sát còn mang tính hình thức, nể nang.
CHƯƠNG 3