1.1.3.1. Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khi hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có tài nguyên biển, sông ngòi, đất đai,… Cơ quan QLNN dựa vào điều kiện tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản và các biện pháp chính sách để phát triển ngành thủy sản, khai thác và bảo vệ tài nguyên. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên thuận lợi đa giúp cho việc hoạch định phát triển thủy sản và đưa ra thực thi các quyết định QLNN về thủy sản. Chẳng hạn, ở địa phương có diện tích bờ biển dài thì có thể quy hoạch phát triển ngành thủy sản theo hướng tập trung vào đánh bắt, dịch vụ hậu cần nghề cá, hoặc địa phương có nhiều sông ngòi thì quy hoạch thủy sản theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng. Vì vậy, QLNN về thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên của địa phương.
1.1.3.2. Nhân tố điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội
Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của ngành thủy sản và quản lý hoạt động thủy sản. Khi cơ quan QLNN ban hành một chính sách ưu đai về thủy sản sẽ xét đến vấn đề về kinh tế của một địa phương để đưa ra một chính sách phù hợp với địa phương đó, ví dụ: Một địa phương có nền kinh tế phát triển thấp thì cơ quan QLNN ban hành chính sách ưu đai về thủy sản sẽ phải đưa ra một số ưu đai về đất đai, thuế, hỗ trợ lai suất vay vốn, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nhân lực… Còn đối với địa phương có kinh tế phát triển mạnh thì chính sách ưu đai về thủy sản sẽ hướng đến chất lượng sản phẩm thủy sản, liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu… Khi kinh tế phát triển và môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuận lợi tham gia vào các hoạt động của ngành thủy sản, điều đó cũng thuận lợi cho công tác QLNN.
Sự phát triển của nền sản xuất xa hội có tầm quan trọng làm xuất hiện nhu cầu về tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Trình độ dân trí, yếu tố văn hóa cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế trong lĩnh vực thủy sản như: văn hóa ẩm thực các loài thủy sản bản địa, thủy sản đặc hữu sẽ dẫn tới các hoạt
động khai thác đánh bắt quá mức, khai thác trái phép các loài quý hiếm có thể làm cho một số loài bị suy kiệt; hoạt động văn hóa lễ hội, dịch vụ du lịch càng phát triển mạnh thì vấn đề quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng đòi hỏi càng cao và càng phức tạp. Hơn nữa, từ thực tiễn cho thấy nếu địa phương nào trình độ dân trí cao, người dân có trình độ kỹ thuật cao thì thường xuyên được cập nhật thông tin và nắm bắt được các quy định pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước trong lĩnh vực thủy sản của nhà nước thì công tác quản lý nhà nước đều thuận lợi hơn ở các địa phương có trình độ dân trí thấp hơn do nhận thức và ý thức pháp luật củ họ cao hơn, khả năng tiếp cận và thụ hưởng chính sách tốt hơn.
Yếu tố văn hóa cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế trong lĩnh vực thủy sản như: văn hóa ẩm thực các loài thủy sản bản địa, thủy sản đặc hữu sẽ dẫn tới các hoạt động khai thác đánh bắt quá mức, khai thác trái phép các loài quý hiếm có thể làm cho một số loài bị suy kiệt; hoạt động văn hóa lễ hội, dịch vụ du lịch càng phát triển mạnh thì vấn đề quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng đòi hỏi càng cao và càng phức tạp.
1.1.3.3. Môi trường thể chế
Việc tạo điều kiện và tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, lành mạnh, rõ ràng, bình đẳng nhưng chặt chẽ sẽ đảm bảo công bằng, quyền lợi chính đáng cho các chủ thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời là điều kiện cơ bản để tăng trưởng và phát triển thị trường nói chung và thị trường ngành thủy sản nói riêng.
Sự ổn định về thể chế, nhất quán về hệ thống pháp luật là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản và công tác quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản. Nhanh – gọn trong thủ tục hành chính, thúc đẩy nhanh hiệu quả hoạt động thủy sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản.
sự hiệu quả cao trong việc thực hiện chính sách đưa ra.
Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan với nhau tạo nền tảng vững chắc cho công tác thông tin và tính hiệu lực của công tác quản lý.
1.1.3.4. Nhóm nhân tố khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với ngành thủy sản nói riêng. Trình độ khoa học công nghệ của người nuôi thủy sản càng cao thì thực tiễn công tác quản lý nhà nước về kinh tế càng phức tạp. Đối với người sản xuất kinh doanh, nếu xét ở góc độ tích cực thì nếu áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xa hội, tuy nhiên nếu xét ở góc độ ảnh hưởng tiêu cực thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới, công nghệ cao phục vụ cho các mục đích trốn tránh pháp luật, vi phạm pháp luật trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì trình độ khoa học công nghệ của tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý càng cao thì hiệu quả công tác quản lý càng cao và ngược lại.
1.1.3.5. Nhóm nhân tố chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về thủy sản là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý thủy sản. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý thủy sản. Do đó, độ ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế.
cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để không thể hiện ý chí chủ quản, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng trong công việc.
Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác quản lý nhà nước về thủy sản, do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng.