Các đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 83 - 87)

ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM

3.2.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp

3.2.2.1. Đề xuất

Thứ nhất, đối với các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thủy sản, Quốc hội cần rà soát các văn bản Luật về thủy sản và có liên quan đến thủy sản để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thi khi ban hành các văn bản Luật cần tham chiếu các quy định mang tính quốc tế. Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần giải thích, vận dụng và cụ thể hóa Luật, ban hành những quy định phù hợp với Luật và yêu cầu thực tiễn của huyện nhằm đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và người dân trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình quản lý nhà nước về thủy sản.

Thứ hai, đối với từng chủ thể QLNN về thủy sản trong mối quan hệ phối hợp. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh, huyện với các bộ, ban, ngành từ trung ương xuống cơ sở để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

Thứ ba, các cơ quan QLNN có thẩm quyền cần tiến hành rà soát và đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hoạt động lĩnh vực thủy sản trong thực tế. Thông qua hoạt động sửa đổi bổ sung sẽ đáp ứng với yêu cầu trong việc quản lý nhà nước ngành thủy sản ở nước ta nói chung và từng địa phương nói riêng.

Thứ tư, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp với tình hình khai thác hiện nay, đảm bảo sự an toàn cho người và tài sản của ngư dân cũng như khuyến khích tinh thần đoàn kết, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tăng cường lực lượng kiểm ngư để kiểm soát tàu cá trong nước và ngoài nước là hết sức cần thiết, bổ sung các chính sách về bảo hiểm tàu cá.

3.2.2.2. Kiến nghị

Thứ nhất, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngai sớm bố trí đầu tư các công trình, dự án phục vụ phát triển ngành thủy sản ở huyện Đức Phổ: cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á giai đoạn 2; đầu tư xây dựng cảng cá và vũng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh; đồng thời tiếp tục thực hiện dự án nạo vét thông luồng 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Mỹ Á và xây dựng

Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở thôn Hải Môn (Phổ Minh) tạo điều kiện để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển.

Thứ hai, UBND tỉnh Quảng Ngai tạo nguồn vốn ngân sách từ quỹ ngành hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, đầu tư phát triển ngành thủy sản huyện Đức Phổ.

Thứ ba, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Quảng Ngai tích cực hướng dẫn, hỗ trợ cho địa phương trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển ngành thủy sản của huyện Đức Phổ.

Tiểu kết Chương 3

Luận văn đa chỉ ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, cụ thể: Hoàn thiện việc ban hành và triển khai thực hiện các văn bản, chính sách ngành thủy sản; đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản; Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động phát triển thủy sản; tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

Bên cạnh đó, kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thủy sản; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về thủy sản; cần tiến hành rà soát và đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hoạt động lĩnh vực thủy sản trong thực tế; có những chính sách phù hợp với tình hình khai thác hiện nay, đảm bảo sự an toàn cho người và tài sản của ngư dân cũng như khuyến khích tinh thần đoàn kết, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước ngành thủy sản là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành, qua đó ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của ngành thủy sản vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như sự phát triển kinh tế xa hội của huyện Đức Phổ. Qua nghiên cứu, phân tích đánh giá và tổng hợp luận văn đa làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thủy sản, cụ thể:

Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản về công tác quản lý nhà nước về thủy sản

Hai là, phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát triển lĩnh vực thủy sản và thực trạng công tác quản lý nhà nước về thủy sản tại Đức Phổ giai đoạn 2013–2017 và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, luận văn đa đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ trong thời gian tới như công tác xây dựng và triển khai các văn bản, chính sách, quy định; công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; công tác tổ chức các hoạt động để phát triển ngành thủy sản; công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm lĩnh vực thủy sản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w