3. Tỷ lệ đất sử dụng tiềm năng cho NTTS
2.3.1. Các kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2013 – 2017, QLNN về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ đạt được những kết quả cơ bản sau:
1) Việc triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành thủy sản của huyện Đức Phổ có nhiều chuyển biến, ngành thủy sản ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò trong phát triển kinh tế nông nghiệp, tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khá lớn, nhiều cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để phát triên ngành khai thác thủy sản. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thủy sản được UBND huyện quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tổ chức khai thác, sản xuát phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xa hội trên địa bàn.
2) Việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động của ngành thủy sản bước đầu đa tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thủy sản. Thủ tục hành chính đối với sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động thủy sản nói riêng đang từng bước được cải thiện. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản và ngư dân ngày càng chủ động hơn trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của ngành thủy sản.
3) Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản từ huyện đến cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển thủy sản của
huyện có tiến bộ hơn, điều đó đa góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động của ngành thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Đức Phổ.
4) Công tác quản lý và phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản tại huyện đa được hình thành theo đúng định hướng chung của Chính phủ và của tỉnh. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư xây dựng như trường học, trạm y tế, chợ, giao thông… tạo điều kiện nhà ở, nước sinh hoạt, điện được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các xa ven biển được nâng lên. Nhiều dự án đầu tư đang được triển khai xây dựng bước đầu đem lại hiệu quả. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xa hội được đảm bảo. Đa thành lập được 48 tổ, đội khai thác với hơn 1.450 thành viên, mặc dù bị sự quất phá của tàu nước ngoài, nhưng đa số ngư dân vẫn quyết tâm bám biển, thể hiện ý thức và hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo được nâng lên rất nhiều.
5) Công tác kiểm tra đối với hoạt động thủy sản được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định sản xuất, thị trường, đẩy mạnh các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động thủy sản trên địa bàn huyện. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra hoạt động của các chủ tàu cá, các hộ nuôi trồng thủy sản và các cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm thủy sản trên địa bàn huyện nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.