Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ và chính sách của Ấn Độ đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 29 - 33)

với Việt Nam

Sau khi giành được độc lập (1947), Ấn Độ theo đuổi đường lối xây dựng một nền kinh tế độc lập tránh lệ thuộc vào nước ngoài. Các kế hoạch phát triển kinh tế 5

năm bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1951 - 1956) hướng vào các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế, tự lực cánh sinh, công bằng xã hội. Đây là chiến lược hướng nội để phát triển kinh tế. Ấn Độ đã có bước phát triển nhất định, trở thành một trong 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong thập niên đầu thế kỉ XXI.

Cuối thập niên 80 thế kỉ XX, Ấn Độ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị - xã hội. Mức tăng trưởng GDP sụt xuống còn 0, 8% vào năm tài chính 1991-1992, lạm phát dâng cao (trên 13%), dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng 1 tỷ USD, đủ cho nhập khẩu 20 ngày. Cán cân thanh toán bị thiếu hụt lớn, Ấn Độ không còn khả năng để trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài là 70 tỷ USD. Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã làm cho Ấn Độ mất đi chỗ dựa về kinh tế, chính trị và quốc phòng. Sự tan rã của trật tự thế giới hai cực đã dẫn tới sự giảm sút vai trò quốc tế của Ấn Độ với tư cách là nước trụ cột của Phong trào Không liên kết và nước lãnh tụ của thế giới thứ ba. Đây cũng là yếu tố quan trọng buộc Ấn Độ phải thay đổi chính sách đối ngoại để giải quyết tình trạng yếu kém của nền kinh tế trong nước cũng như “xác lập cho mình một vị thế quốc tế xứng đáng trong một trật tự thế giới mới đang hình thành”.

Bên cạnh đó, một nhân tố rất quan trọng khiến chính phủ Ấn Độ đưa ra điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình đó là Trung Quốc. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương làm cho Ấn Độ lo lắng. Trung Quốc và Ấn Độ vốn đã tồn tại mâu thuẫn lợi ích căn bản, tranh chấp biên giới với đỉnh cao là chiến tranh biên giới Trung - Ấn nổ ra vào năm 1962.

Những khó khăn của tình hình quốc tế, khu vực và những bất ổn trong nước khiến Ấn Độ bắt tay vào cải cách sâu rộng trên tất cả lĩnh vực. Tháng 7/1991, chính phủ Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế và điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn, các khu vực và các trung tâm kinh tế trên thế giới. Về kinh tế, Ấn Độ thực hiện tự do hóa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, hướng nội sang nền kinh tế thị trường năng động, khả năng cạnh tranh cao, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Nhờ đó, Ấn Độ đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

Chính nhờ thực hiện một cuộc cải cách mang tính cách mạng và toàn diện theo hướng tự do hóa, GDP của Ấn Độ đã liên tục tăng từ năm khởi đầu cải cách 1991 đến

nay, làm thay đổi cơ cấu, diện mạo và sức mạnh nền kinh tế. Ấn Độ không những đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, mà đã nâng tốc độ tăng GDP từ 1,1% năm 1991 lên bình quân 5,5% trong giai đoạn 11 năm từ 1991 đến 2001, sau đó tăng lên đạt bình quân 7,5%/ năm trong giai đoạn 11 năm tiếp theo từ 2002 đến 2012 [49]. Ngoài ra, Ấn Độ đang phát triển thành siêu cường phần mềm máy tính, hàng năm xuất khẩu phần mềm tăng 35-40%, Ấn Độ xuất khẩu phần mềm trị giá 13,5 tỷ USD. Tổng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ ba trong các nền kinh tế đang phát triển, sau Brazil và Mexico, tỷ trọng công nghiệp 30%, nông nghiệp 25% và dịch vụ 45% GDP. Xét về triển vọng, theo dự báo của một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và theo đánh giá của nhiều công trình nghiên cứu, trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Ấn Độ sẽ có những biến đổi nhanh và mạnh hơn trước, Ấn Độ có khả năng trở thành một cường quốc kinh tế nằm trong số bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng, đến giữa thế kỷ XXI, Ấn Độ có thể sẽ trở thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt gần 30.000 tỷ USD, vượt Nhật Bản, chỉ còn đứng sau Trung Quốc và Mỹ. Đến khoảng năm 2030, GDP của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại sẽ vượt GDP của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới hiện nay (Nhóm G7), trở thành hai nền kinh tế chủ đạo, kiểm soát nền kinh tế thế giới [50].

Về đối ngoại, mục tiêu đối ngoại của Ấn Độ khi bước vào thời kỳ cải cách là đa phương hóa quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, Ấn Độ với ý thức độc lập, tự cường mạnh mẽ nên tuy điều chỉnh chính sách đối ngoại nhưng Ấn Độ vẫn không từ bỏ nguyên tắc của mình. Thủ tướng Ấn Độ Narashimha Rao đã phát biểu: Thế giới thay đổi, các nước đều thay đổi và không có gì có thể biện minh nếu Ấn Độ không thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế nhưng chúng ta không bao giờ thay đổi nguyên tắc mục tiêu.

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ theo hướng gia tăng quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu…Bên cạnh đó, Ấn Độ chú trọng đối ngoại với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, Pakistan, xúc tiến việc thành lập Hiệp hội Hợp tác Nam Á (SAARC), tất cả những động thái trên nhằm thúc đẩy hơn nữa sự

hợp tác khu vực. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Tư tưởng chiến lược của Ấn Độ là đứng vững ở Nam Á, vươn ra Ấn Độ Dương và hướng ra thế giới”. Để thực hiện mục tiêu trên, Ấn Độ đề ra chính sách “hướng Đông” vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Mục tiêu của chính sách này là tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Nam Á, ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương, trong khi tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các nước lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Nga, Trung Quốc, mở rộng quan hệ với châu Phi và Mỹ La tinh. Từ cuối năm 2014, trước những chuyển biến mạnh mẽ của tình hình khu vực, Thủ tướng Ấn Độ N.Modi đã nâng cấp chính sách hướng Đông thành Hành động hướng Đông với những cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quan hệ với các quốc gia trong khu vực Nam và Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương, trong đó xác định trọng tâm là các nước ASEAN. Chính sách hướng Đông và Hành động hướng Đông của Ấn Độ cũng tạo ra khả năng to lớn cho sự hợp tác giữa hai nước Ấn Độ - Việt Nam.

Tóm lại, Ấn Độ đã có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi thay đổi chính sách kinh tế cũng như đối ngoại một cách toàn diện vào năm 1991. Đó là một sự thích ứng với sự thay đổi của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước thời kì sau Chiến tranh Lạnh. Việt Nam là quốc gia có mối quan hệ lịch sử văn hóa lâu đời với Ấn Độ. Trong thời kỳ chống thực dân và đế quốc, hai nước đã có sự gắn bó với nhau trên nhiều phương diện. Cả hai nước đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Liên Xô và chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi Liên Xô tan rã. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Việt Nam; sự năng động và vai trò của nước này trong khu vực ASEAN là nhân tố cần thiết cho chiến lược phát triển của Ấn Độ. Trên cơ sở đó, Chính sách hướng Đông và Hành động hướng Đông của Ấn Độ luôn xem Việt Nam là bạn bè hữu nghị truyền thống, là cầu nối để nước này thâm nhập sâu vào khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương. Mặt khác, sự trỗi dậy của Trung Quốc thách thức vị thế của Ấn Độ trong khu vực. Với những căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, Việt Nam có nhiều điều kiện để Ấn Độ khẳng định vị thế nước lớn của mình trong khu vực.

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w