Vấn đề Biển Đông trong quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 78 - 86)

g mc các tàu n m lp Kilo, hi quân nĐ đã bt đu đào to mt ộ

2.3. Vấn đề Biển Đông trong quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Vấn đề Biển Đông là vấn đề nảy sinh từ nhiều thập kỷ trước. Nhận thức vấn đề Biển Đông trong quan hệ hai nước trong giai đoạn này chủ yếu trên hai phương diện: Lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông nói chung và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam về vấn đề này.

Ở góc độ lập trường của Ấn Độ vấn đề Biển Đông, Ấn Độ tương đối nhất quán trong vai trò một cường quốc có trách nhiệm để đưa ra các cam kết về hòa bình, an

ninh Biển Đông và đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy an ninh Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế.

Vào ngày 7/5/2009, Trung Quốc chính thức gửi Công hàm yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên Liền Hợp Quốc bản đổ thể hiện “đường lưỡi bò” (hay còn gọi là đường chữ U, đường 9 đoạn) trên Biển Đông. Tuyên bố phi lý này của Trung Quốc đã dấy lên những quan ngại từ cộng đồng quốc tế về tham vọng của

Trung Quốc tại Biển Đông. Vấn đề Biển Đông vốn đã âm ỉ từ lâu trở thành điểm nóng khi các quan chức Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ nhất vào tháng 10/2010 ở Hà Nội, Ấn Độ đã tiếp cận vấn đề này ở góc độ nhu cầu đảm bảo an ninh hàng hải tại Châu Á- Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phống Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh: “An ninh của các tuyến giao thông đường biển đóng vai trò sống còn trong thế giới ngày nay. Các nước có lợi ích chung trong việc đảm bảo cho các tuyến đường biển được lưu thông, được đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, các nguồn cung cấp năng lượng và thương mại. Cướp biển vẫn còn là một thách thức nghiêm trọng đối với cộng đồng thế giới, như chúng ta đã chứng kiến ở trong Vịnh Aden và các khu vực lân cận. Hải quân Ấn Độ đang tích cực tham gia vào các hoạt động tuần tra và hộ tống chống cướp biển ở vịnh Aden trong hơn hai năm nay. Ấn Độ cam kết phối hợp với các nước khác trong nỗ lực chống cướp biển”1. Như vậy, an ninh hàng hải và cách tiếp cận an ninh hàng hải tại châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành mối quan tâm trực tiếp của Ấn Độ.

Lập trường của Ấn Độ đối với vấn đề Biển Đông ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn trong thông cáo báo chí ngày 1/9/2011, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nêu rõ: “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế, bao gồm cả ở Biển Đông, và quyền lưu thông phù hợp với các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận. Những nguyên tắc này cần được tất cả các bên tôn trọng”[88]. Trong Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tổ chức tại Phnom Penh vào tháng 11/2012, liên quan đến vấn để Biển Đông, Ấn Độ cũng đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tự do

hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp và tiếp cận các nguồn lực như thủy sản và khí đốt phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các tham vấn chính trị và an ninh như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và đề xuất rằng các nhà lãnh đạo nên làm việc với nhau vì một cấu trúc khu vực mở, cân bằng, toàn diện và minh bạch. Tuyên bố Tầm nhìn cấp cao 20 năm ASEAN - Ấn Độ” tháng 12/2012 cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh hàng hải và tự do hàng hải, và sự an toàn cho các tuyến giao thông trên biển giúp các hoạt động thương mại không bị gián đoạn phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS” [76; tr.235].

Để khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông và khả năng đảm bảo lợi ích của quốc gia tại Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, S.Krishna vào năm 2012 đã lập luận rằng: “Biển Đông là tài sản của thế giới. Không ai có quyền đơn phương kiểm soát vùng biển này và Ấn Độ hoàn toàn có đủ khả năng bảo vệ lợi ích của mình” [42]. Trước tuyên bố của phía Ấn Độ, tờ “Hoàn cầu Thời báo” (Global Times), đã phản ứng: “Việc mô tả Biển Đông như là tài sản toàn cầu là một sai lầm. Các quốc gia khác không thể cho rằng lãnh thổ của một quốc gia là tài sản toàn cầu”.

Dưới sức ép và sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, các quan điểm của Ấn Độ về vấn để Biển Đông càng được thể hiện cụ thể. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á(EAS) tổ chức tại Brunei vào tháng 10/2013, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lưu ý rằng: “Chúng tôi hoan nghênh cam kết chung của các nước có liên quan trong việc tuân thủ và thực hiện DOC 2002 và nỗ lực hướng tới việc thông qua COC

trên cơ sở đồng thuận. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc thành lập Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng để phát triển các chuẩn mực hàng hải phục vụ cho việc củng cố luật pháp quốc tế liên quan đến an ninh hàng hải”.

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Myanmar ngày 22/8/2014, Ngoại trưởng Ấn Độ đã tái khẳng định lập trường đối với khu vực, ủng hộ giải pháp hòa bình đối với tất cả các tranh chấp trong khu vực; ủng hộ tự do hàng hải và tìm giải pháp cho các vấn đề cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước

Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển; phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề khu vực. Tuyên bố chung giữa Ấn Độ và Việt Nam vào năm 2014 tiếp tục kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông kiềm chế, tránh mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình. Để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc và tiến tới gắn an ninh Biển Đông như là mối quan tầm chiến lược hàng đầu trong vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ đã tăng cường các quan hệ với ASEAN - một thể chế trung tâm, năng động và nhiều hứa hẹn tại Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, các lực lượng quân sự của Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung với một số quốc gia ASEAN tại Biển Đông. Việc hợp tác quân sự của Ấn Độ với các quốc gia ASEAN đã tạo nên bước đột phá giúp Ấn Độ tăng cường khả năng gây ảnh hưởng liên tục đối với các nước ASEAN. Tại “Đối thoại Delhi hàng năm về vấn để hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN” vào tháng 3/2015, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anil Wadhwa tuyên bố với báo giới rằng “chúng tôi sẽ thảo luận vể cấu trúc an ninh khu vực (với các nước ASEAN), cũng như các vấn đề liên quan đến Biển Đông, an ninh hàng hải, an ninh mạng”'? [76; tr.235]. Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thuộc PCA, đã ra phán quyết bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khiển trách nước này về việc ngăn cản Philippines đánh cá và khai thác ở bãi cạn Scarborough. Tòa án cũng phán quyết rằng hành vi cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trong lúc vụ việc vẫn đang được xét xử là bất hợp pháp. Dù đã có phán quyết vào tháng 7/2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực Hague, Trung Quốc vẫn không từ bỏ chính sách mạnh bạo và quyết liệt đó. Việt Nam và các vùng bị ảnh hưởng khác đã tham gia cùng Trung Quốc về mặt song phương và đa phương nhằm tìm cách thoát khỏi tình trạng bế tắc. Về phần mình, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, không cản trở thương mại dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Ấn Độ chủ trương các quốc gia nên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và luôn kiềm chế tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoá hoặc gây tranh chấp leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.

Như vậy, với cách tiếp cận an ninh và tự do hàng hải, Ấn Độ đã ngày càng thể hiện rõ lập trường chống lại quan điểm bành trướng của trung quốc ở Biển Đông thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ hợp tác Ấn Độ - ASEAN. Những quan điểm này rõ ràng là có lợi cho Việt Nam.

Lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông cũng được thể hiện khá rõ trong quan hệ với Việt Nam. Trong tuyên bố chung các chuyến thăm cấp cao hai nước từ năm 2009 đến năm 2016, lập trường của Ấn Độ đối với vấn đề Biển Đông cũng được thể hiện nhất quán và rõ ràng. Tuyên bố chung trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 11 đến ngày 13/10/2011, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và việc đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển cả. Hai bên nhất trí cho rằng tranh chấp trên Biển Đông cần được các bên liên quan giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. Vào tháng 10/2014, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng với các thỏa thuận về hợp tác dầu khí thì Ấn Độ cũng nhấn mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh “Chúng tôi cùng chia sẻ mối quan tâm về an ninh hàng hải, bao gồm tự do hàng hải và thương mại và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai bên cũng chia sẻ rằng vấn đề Biển Đông nên được các bên kiềm chế, tránh sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình theo UNCLOS 1982 và DOC 2002. Với nhận thức chung phù hợp với cách tiếp cận của Ấn Độ về hòa bình, an ninh khu vực, Việt Nam có thể đóng vai trò cầu nối gắn kết Ấn Độ và ASEAN. Cách tiếp cận hòa bình của ẤnĐộ hoàn toàn phù hợp với những cam kết củaViệt Nam nói riêng và ASEAN nói chung. Ngày 03/4/2015, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ A.K.Doval sang thăm và làm việc tại Việt Nam tiếp tục khẳng định Ấn Độ ủng hộ việc duy trì hòa bình ổn định, an ninh an toàn và tự do hảng hải và hàng không ở Biển Đông, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật

Biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) [37].

Thông qua hoạt động cho phép các công ty Ấn Độ thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Việt Nam, Ấn Độ gián tiếp can dự đến tranh chấp tại khu vực Biển Đông. Ấn Độ ký một hiệp định với Việt Nam vào tháng 10/2011 để mở rộng và thúc đẩy thăm dò dầu mỏ ở Biển Đông và sau đó tái khẳng định quyết định của mình sẽ tiếp tục hoạt động thăm dò mặc dù vấp phải sự phản đối của Trung Quốc về tính hợp pháp của sự hiện diện của Ấn Độ. Bắc Kinh nói rằng New Delhi cần phải được sự cho phép của nước này đối với các công ty dầu mỏ và khí đốt do nhà nước sở hữu của Ấn Độ để khai thác năng lượng tại hai lô ở Biển Đông mà Trung Quốc khẳng định là hải phận của mình. Để đối phó với bước chuyển đó, Trung Quốc kêu gọi đấu thầu quốc tế cùng lô dầu mà Việt Nam đã cho Ấn Độ thuê [91; tr.35].

Ngày 9/10/2011, trả lời phỏng hãng thông tấn PTI của Ấn Độ trước thềm chuyến thăm Ấn Độ đề cập câu hỏi về tranh cãi xung quanh việc Trung Quốc phản đối Công ty dầu khí Ấn Độ (ONGC) khai thác tại hai lô trên thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với ONGC, đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982. Việt Nam hoan nghênh các đối tác nước ngoài hợp tác với đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam [25].

Theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã gọi các tuyên bố phản đối của Trung Quốc là “không, có cơ sở pháp lý” [90; tr.11]. Bộ trưởng Quốc phòng MM Pallam Raju đã khẳng định: “Tôi nghĩ rằng, cũng như bất kỳ quốc gia nào muốn khẳng định quyền của mình (...). Là một quốc gia, chúng tôi nhận thức rất rõ về quyền và lợi ích của quốc gia. Chúng tôi sẽ bảo vệ lợiích của mình một cách mạnh mẽ”. Trước thái độ

phản đối của Trung Quốc đối với hoat động khai thác dầu khí của Ấn Độ tại khu vực biển nằm trong thềm lục địa Việt Nam, ngày 3/12/2012, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D.K. Joshi đã tuyên bố rằng Ấn Độ có hai mối quan tâm cơ bản là “tự do hàng hải và bảo vệ các lợi ích của quốc gia”. Theo Đô đốc Joshi, hiện ONGC Videsh có 4 lô thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển của Việt Nam và “ở nơi đâu có liên quan đến những lợi ích quốc gia, chúng tôi sẽ bảo vệ và sẽ can thiệp”. Tuyên bố của Đô đốc hải quần D.K. Joshi là một sự khẳng định rằng đó là một vấn đề mà Ấn Độ không thể bỏ qua [76; tr.235]. Ngay sau đó, Ấn Độ quyết định ủng hộ khẳng định của Việt Nam và nhận lời mời của Việt Nam để thăm dò dầu mỏ và khí đốt tại lô 127 và lô 128. Công ty dầu khí do nhà nước sở hữu ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ đã tham gia vào chương trình thăm dò này. Mặc dù Trung Quốc phản đối, Ấn Độ vẫn tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng khai thác trên thực tế ở các lô dầu trên và một số lô khác.

Quan hệ hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực hải quân và không quân cũng là một trong những hoạt động thể hiện rõ thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề biển Đông [Xin xem thêm mục 2.2.]. Ấn Độ cũng thực hiện hàng loạt các hoạt động thăm viếng quân sự, tập trận với các quốc gia trong khu vực Đông và Nam Á nhằm nâng cao khả năng ứng phó với các hoạt động ngăn trở tự do hàng hải.

Tóm lại, Ấn Độ đã khéo léo kết hợp nhuần nhuyễn ngoại giao với các chiến lược mang tính thực dụng tại Biển Đông. Động thái gia tăng sự hiện diện của Ấn Độ tại Biển Đông diễn ra phù hợp và có phần mạnh mẽ hơn Mỹ, Nhật Bản, Nga hay EU. Sau khi thực hiện chính sách hành động hướng Đông, Ấn Độ tiếp tục theo đuổi các lợi ích chiến lược thông qua các cam kết an ninh và sự hiện diện bền vững tại Biển Đông

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w