Sau 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (972 – 2007), Việt Nam có 09 chuyến thăm cấp cao đến Ấn Độ: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (978 và 980), Tổng Bí thư Lê Duẩn (984), Tổng Bí thư Nguyễn

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 87 - 88)

Độ: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1978 và 1980), Tổng Bí thư Lê Duẩn (1984), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1989), Tổng Bí thư Đỗ Mười (1992), Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm Ấn Độ (1994), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1997), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (1999), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2003). Ấn Độ có 07 chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam: Thủ tướng R.Gandhi (1985 và 1988), Tổng thống R. Venkatraman (1991), Phó Tổng thống K.R. Narayanan (1993), Thủ tướng P.V. Narasimha Rao (1994), Thủ tướng A.B. Vajpayee (1/2001), Chủ tịch Quốc hội Somnath Chatterjee (3/2007).

tướng Thủ tướng N.Modi (9/2016). Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng có nhiều cuộc hội đàm bên lề các hội nghị cấp cấp cao trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ. Song song với các chuyến thăm cấp cao, các chuyến thăm cấp Bộ cũng đã được xúc tiến liên tục hàng năm giữa hai nước….Kết quả của các chuyến thăm là hàng loạt các văn kiện quan trọng được ký kết, tạo cơ sở cho mối quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Nhằm cụ thể hóa quan hệ đối tác chiến lược, hai nước cũng đã thúc đẩy và xây dựng thêm các cơ chế thể chế quan hệ song phương giữa hai nước. Cuộc họp của UBHH Việt Nam - Ấn Độ, Tham khảo chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước được nâng cấp lên thành cơ chế Đối thoại Chiến lược ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao đã tạo ra khuôn khổ rộng hơn cho hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực. Trong giai đoạn này, 5 cuộc đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng đã được tiến hành (2009, 2011, 2014, 2015, 2016) bám sát các nhiệm vụ hợp tác đã được vạch ra năm 2007, đồng thời đề ra các kế hoạch hợp tác nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn. Song song với cơ chế đối thoại chiến lược, Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng cũng được tổ chức 7 lần, trong đó 5 lần được tổ chức giai đoạn này. Cơ chế UBHH về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật họp định kỳ hàng năm2, Hội nghị Đối thoại an ninh ở cấp Bộ trưởng Quốc phòng thiết lập năm 2007. Nhóm Công tác chung về Ấn Độ - Việt Nam về Trao đổi Giáo dục được thành lập vào năm 2012. Tiểu ban Liên Hợp Ấn Độ - Việt Nam về Thương mại được thành lập vào năm 2013. Cuộc họp đầu tiên của Ủy ban liên lạc biển giữa Ấn Độ và Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 15/4/2016 tại Mumbai. Sau khi ký MoU về Công nghệ Thông tin vào tháng 9/2016, một Nhóm Công tác chung về Công nghệ thông tin được thành lập và cuộc họp đầu tiên đã được tổ chức vào tháng 6/2017.… Có thể nói, các cơ chế hợp tác này đóng vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ hai nước.

Thứ hai, về hợp tác quốc phòng an ninh, quan hệ hai nước đã có bước chuyển mạnh mẽ từ “mua - bán” sang “tham dự và tương tác” gồm đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh, mua bán vũ khí hiện đại, đào tạo, tập trận…

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 87 - 88)