2 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ về hợp tác kinh tế khoa học và kỹ thuật thành lập và tiến hành kỳ họp đầu tiên năm 198.
3.3.1 Thuận lợi và thách thức
Quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh Ấn Độ - Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới.
Trên cơ sở mối quan hệ truyền thống hữu nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh và J.Nehru dày công vun đắp, hai nước đã nâng tầm quan hệ lên cấp đối tác chiến lược toàn diện. Đây là điều kiện quan trọng để hai nước mở rộng cơ chế hợp tác, thúc đẩy quan hệ hợp tác, tạo nên niềm tin chiến lược giữa hai quốc gia.
Bên cạnh đó, với sự khẳng định vị trí quan trọng của nhau trong đường lối đối ngoại mỗi nước, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cả hai nước, những thành tựu đã đạt được trong 45 năm thiết lập quan hệ và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ hai nước có cơ sở để phát triển lên tầm cao mới.
Mặt khác, sự phát triển năng động của ASEAN và vai trò của Việt Nam trong khối ASEAN, quá trình hội nhập sâu rộng của Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á, tham gia đầy đủ các cơ chế của ASEAN, Việt Nam đã, đang và sẽ là cầu nối thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là vận hội để quan hệ hai nước gắn bó chặt chẽ hơn, đặc biệt là ủng hộ lẫn nhau trong những vấn đề quốc tế và khu vực.
Tuy nhiên, quan hệ Việt - Ấn cũng đang đứng trước một số thách thức, đặc biệt là tình hình khu vực đang có nhiều biến động, phức tạp, đan xen nhiều xu hướng khác nhau, vừa cạnh tranh ảnh hưởng, vừa gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các cường quốc, đặt ra nhiều bài toán lợi ích cùng lúc cho mỗi nước.
Tình hình hình an ninh khu vực ngày càng trở nên căng thẳng do việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, tăng cường yêu sách về chủ quyền và hành động ngày một hiếu chiến nhằm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông, không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Trong khi đó, Mỹ đang thực hiện chính sách “xoay trục”/tái cân bằng về châu Á, làm cho canh trạnh giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trong khu vực, mặc dù hai nước vẫn phải phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Hành động của Trung Quốc cũng đặt ra
nhiều thử thách cho sự thống nhất nội khối và vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực.
Mặt khác, mặc dù có nhiều thành tựu về hợp tác an ninh quốc phòng nhưng mức độ hợp tác quân sự tại Biển Đông của hai nước vẫn còn hạn chế. Ấn Độ mặc dù nhiệt tình muốn nâng cao thực lực quân sự của Việt Nam, nhưng các nước lớn là Mỹ, Nga tuyệt đối không ngồi nhìn ảnh hưởng của Ấn Độ tại Việt Nam tăng lên quá mức. Từ khi lên nắm chính quyền, chính phủ Obama chú trọng hơn tới Đông Á, mạnh mẽ tuyên bố “quay lại” châu Á. Nga cũng hướng góc nhìn tới một nước Trung Quốc đang được tăng cường nhanh chóng về thực lực kinh tế và thực lực quân sự, hy vọng trong khi át chế Trung Quốc sẽ không xuất hiện thêm một thế lực nào nữa có thể thách thức với mình. Bên cạnh đó, hợp tác quân sự Việt Nam - Ấn Độ tại Biển Đông còn chịu áp lực từ Trung Quốc. Hai nước đều có biên giới đất liền với Trung Quốc, các thiết đặt quân sự ở các khu vực liên quan tới đường biên Trung Quốc hình thành nên sự kiềm chế mạnh mẽ đối với hai nước này. Huống hồ Trung Quốc cùng với Ấn Độ và Việt Nam đều đã xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Ấn, Trung - Việt. Có thể nói, Ấn - Việt muốn tăng cường hợp tác quân sự không giới hạn ở Biển Đông thì các nhân tố Trung, Mỹ, Nga thực tế là một rào cản trong quá trình cạnh tranh chiến lược.
Đồng thời, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng đang trở thành vấn đề lớn trong khu vực, trong đó có vấn đề tội phạm xuyên quốc gia (khủng bố, cướp biển, an ninh mạng), dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước,.. Cùng với các thách thức an ninh nói trên là những khó khăn, bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu (kể cả tác động của hiệu ứng ‘Brexit’). Các thách thức trên đây đòi hỏi đòi hỏi sự phối hợp hành động chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các nước, đặc biệt sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Việt Nam và Ấn Độ, nhằm đảm bảo một môi trường hòa bình, an ninh và ổn định cho sự phát triển của hai nước.
Nhìn vào thực trạng hợp tác hiện nay giữa hai nước, cũng cần phải thừa nhận rằng, kết quả hợp tác song phương trong một số lĩnh vực trụ cột vẫn ở mức thấp so với kỳ vọng và đòi hỏi của hai bên. Vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy quan hệ,
nhất là vấn đề kết nối, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, vấn đề triển khai hiệu quả, kịp thời những thỏa thuận đã ký. Tình hình hiện nay cho thấy, cần thúc đẩy hợp tác tích cực hơn nữa trên nhiều mặt, theo hướng đi vào chiều sâu, thực chất và trên cơ sở cùng có lợi về lâu dài chứ không phải sự giúp đỡ chủ yếu mang tính một chiều của Ấn Độ dành cho Việt Nam như trước đây. Hiệu quả triển khai các chương trình, sáng kiến hợp tác đặc biệt về kinh tế, thương mại, đầu tư.. phụ thuộc vào nỗ lực từ nhiều cấp khác nhau từ cả hai phía, nhất là phía bộ ngành và doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, cũng cần nhìn nhận mối quan hệ này một cách đầy đủ với sự gắn kết chặt chẽ các lợi ích chiến lược với các lợi ích kinh tế để đảm bảo lợi ích tổng thể, lâu dài của hai nước cũng như đảm bảo hòa bình và phát triển trong khu vực nói chung. Cần phải làm cho mối quan hệ hợp tác phát triển hơn nữa, không chỉ về chính trị, an ninh quốc phòng mà còn cả về kinh tế và các lĩnh vực khác, nhằm khai thác sức mạnh toàn diện của nhau.