Những nét nổi bật trong quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam từ năm 2007 đến năm

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 86 - 87)

g mc các tàu n m lp Kilo, hi quân nĐ đã bt đu đào to mt ộ

3.1. Những nét nổi bật trong quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam từ năm 2007 đến năm

Ấn Độ và Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016

Thứ nhất, quan hệ chính trị ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016 phát triển mạnh mẽ cả về cấp độ, cơ chế và kết quả hợp tác.

Về cấp độ, trong vòng 10 năm, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ từ quan hệ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện. Đến năm 2016, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đặc biệt với 3 nước (Lào, Cămpuchia, Cuba), quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 4 nước (Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ) và quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước (Hàn Quốc, Anh và Bắc Ireland, Đức, Italia, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Pháp, Malaysia, Philippines, Tây Ban Nha), quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước (Nam Phi, Chile, Brazil, Venezuela, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Ucraina, Argentina). Xét về cấp độ hợp tác, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi; đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. Đây được xem là cấp độ quan hệ cao trong hệ thống cấp độ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Về phía Ấn Độ, đến năm 2016, Ấn Độ đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với hơn 20 quốc gia/các thực thể siêu quốc gia được liệt kê theo thứ tự thời gian của các hiệp định: Pháp (1998), Nga (2000), Đức (2001), Mauritius (2004), Hoa Kỳ (2004), EU (2004), Indonesia (2005), Trung Quốc (2005), Brazil (2006), Việt Nam (2007), Oman (2008), Kazakhstan (2009), Australia (2009), Malaysia), Arab Saudi (2010), Uzbekistan (2011), Afghanistan (2011), Tajikistan (2012), ASEAN (2012 (2015), UAE (2015), và Israel (2017). Ấn Độ chưa ký một thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược chính thức với Bhutan và Qatar nhưng mối quan hệ với các nước này cũng được xem là đối tác chiến lược. Mặc dù trong quan hệ đối ngoại của Ấn Độ không

hình thành các cấp độ đối ngoại rõ ràng như Việt Nam, nhưng với sự ký kết hiệp định

đối tác chiến lược sớm với Việt Nam (2007) và xác định nâng mối quan hệ này lên tầm cao mới (2016) chứng tỏ vị thế quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Việc xác định cấp độ hợp tác như trên cho thấy, hai nước đã có nhận thức vị thế chiến lược quan trọng của nhau và xác lập quan hệ xứng tầm với vị thế, tiềm năng và quan hệ hữu nghị truyền thống, bền vững lâu dài vì lợi ích của mỗi nước, hòa bình và ổn định trong khu vực. Đối với Việt Nam, lợi ích quốc gia mà quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hướng tới nhằm “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[45; tr.153]. Về cơ chế hợp tác, trong 10 năm 2007 – 2016, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong khuôn khổ đối tác chiến lược, hai nước đã hình thành các cơ chế hợp tác ở cấp cao, đồng thời xây dựng nhiều phương thức hợp tác ở cấp chính phủ, ngành và ngoại giao nhân dân. Đây là thời kỳ hai nước có nhiều chuyến thăm cấp cao hơn hẳn so với thời kỳ trước đó1. Về phía Việt Nam, có 7 chuyến thăm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội sang Ấn Độ từ 2007 đến 2016: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2007, 2012, 10/2014), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (2009), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (2010, 11/2013), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (10/2011). Về phía Ấn Độ 6 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao như: Tổng thống P.Patil (11/2008), Thủ tướng M.Singh (10/2010), Chủ tịch Lok Sabha M.Kumar (5/2011), Phó Tổng thống H.Ansari (1/2013), Tổng thống P.Mukherijee (9/2014), Thủ

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w