2 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ về hợp tác kinh tế khoa học và kỹ thuật thành lập và tiến hành kỳ họp đầu tiên năm 198.
3.2.3. Đối với khu vực Đông Na mÁ
Sự phát triển của quan hệ Ấn Độ - Việt Nam là động lực thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - ASEAN phát triển mạnh mẽ. Trong chuyến thăm của Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề thế giới ngày 12/7/2013, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã chỉ ra rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một sân khấu mới của tái cấu trúc địa chính trị toàn cầu. Ông nói: “Thế giới đã rất chú ý đến sự tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc, Mỹ với sự tái cân bằng chiến lược, Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và Nhật Bản dần dần đóng vai trò tích cực... Chúng tôi trong ASEAN hoan nghênh sự tham gia và cam kết của Ấn Độ với ASEAN với các biện pháp cụ thể. Chúng tôi muốn nhìn thấy sự hiện diện nhiều hơn của Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ về mặt chính trị, mà còn cả về kinh tế”[1].
Việt Nam đã tích cực ủng hộ nỗ lực của Ấn Độ để mở rộng quan hệ với ASEAN và thậm chí đã thừa nhận mong muốn của Ấn Độ tìm kiếm quan hệ đối tác cấp cao, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Trong năm 2010, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nơi tầm quan trọng của Ấn Độ rõ ràng được đánh giá cao. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 chỉ ra rằng ASEAN + 1 FTA đã cung cấp thị trường lớn cho xuất khẩu của ASEAN với các đối tác thương mại lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn mới nổi của châu Á. Mặt khác, tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tổ chức tại Hà Nội chỉ ra những nỗ lực của Ấn Độ trong việc thực hiện chương trình xây dựng năng lực thí điểm EAS và hoan nghênh đề xuất mới xây dựng năng lực trong khu vực. Là một quốc gia thành viên tích cực
trong ASEAN, Việt Nam tham gia vào mọi khía cạnh của hợp tác ASEAN, bao gồm cả hợp tác Chính trị An ninh (APSC) của ASEAN, thông qua đó cố gắng có liên quan trong kiến trúc châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đã hỗ trợ và thúc đẩy Ấn Độ có các cam kết ủng hộ nhất quán đối với Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột - APSC, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN. Trung tâm ASEAN - Ấn Độ đã được khánh thành tháng 6/2013 tại New Delhi để hỗ trợ trong việc thực hiện các chương trình kết nối ASEAN - Ấn Độ và thúc đẩy ASEAN - Ấn Độ hợp tác trong các lĩnh vực liên quan với nhau như nước, năng lượng, an ninh lương thực, v.v.
Ấn Độ và Việt Nam cũng là thành viên của Hợp tác 6 nước khu vực Sông Mekong - Sông Hằng (MGC), một sáng kiến của 6 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar cho hợp tác du lịch, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải. MGC là một nền tảng rộng lớn cung cấp tiềm năng to lớn để tăng cường quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh góp phần cùng với các nước Đông Nam Á và các nước lớn khác chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Từ năm 2009, với yêu sách của Trung Quốc về đường lưỡi bò, nhiều nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Australia, Ấn Độ đã có nhiều cách tiếp cận vấn đề biển Đông để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, đảm bảo an ninh hàng hải, duy trì hòa bình và an ninh khu vực này. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam đã thúc đẩy Ấn Độ có những tuyên bố và hành động mạnh mẽ đối với vấn đề biển Đông có lợi cho hòa bình và an ninh khu vực.
Nỗ lực của Ấn Độ trong hợp tác quốc phòng với Việt Nam và các nước ASEAN đều thuộc những nỗ lực đa phương và song phương nhằm mục đích giải quyết các vấn đề chiến lược riêng của Ấn Độ ở ven Ấn Độ Dương cũng như trên Biển Đông. Sự phối hợp phát triển các mối quan hệ quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN là yêu cầu tất yếu và toàn diện nhằm đạt được thành công trong mục tiêu chiến lược của chính sách Hướng Đông và bây giờ là chính sách “Hành động phía Đông”.