Quan hệ chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 37 - 64)

Năm 2007 là năm đánh dấu bước chuyển căn bản trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sau 35 năm thiết lập quan hệ 1972 – 2007 với việc hai nước chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ, Tiến sĩ Manmohan Singh, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 4 đến ngày 6/7/2007. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm và tiếp xúc với các lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ như Tổng thống Ấn Độ A.P.J.Abdun Kalam, Thủ tướng nước Ấn Độ M.Singhm, Chủ tịch Hạ viện, Lãnh tụ phe đối lập Hạ viện và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ...; tham dự cuộc họp lần thứ năm của Hội đồng Hợp tác Kinh doanh Việt Nam – Ấn Độ. Các cuộc hội đàm diễn ra trong bầu không khí ấm áp và thân mật truyền thống vốn là đặc trưng của quan hệ hữu nghị lâu đời và gần gũi giữa hai nước, đặc biệt tập trung vào việc tăng cường quan hệ song phương và các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Thành tựu lớn nhất của chuyến thăm là trên cơ sở “Tuyên bố chung về Khuôn khổ Hợp tác Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ bước vào thế kỷ 21” ký tháng 5/2003, lãnh đạo hai nước quyết tâm củng cố quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thông qua việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Quan hệ đối tác này sẽ gắn kết và giúp đa dạng hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong môi trường quốc tế biến đổi nhanh chóng trong những năm tới. Quan hệ Đối tác Chiến lược bao gồm các quan hệ song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và định hướng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các diễn đàn khu vực và đa phương.

Để thực hiện bước chuyển biến mới này, lãnh đạo hai nước đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế sẵn có vào hợp tác song phương giữa hai nước

như UBHH Việt Nam - Ấn Độ, Tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao hai nước, đồng thời tăng cường hơn nữa sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau thông qua việc thiết lập cơ chế Đối thoại Chiến lược ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Về hợp tác quốc phòng, an ninh, hai nước cũng khẳng định sẽ thúc đẩy quan hệ lên tầm cao mới.

Về kinh tế, Thủ tướng Ấn Độ khẳng định cam kết của Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam thông qua viện trợ và cung cấp tín dụng ưu đãi cho những lĩnh vực có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên cơ sở những nhu cầu mà phía Việt Nam đưa ra ở những thời kỳ khác nhau. Lãnh đạo hai nước chỉ thị Bộ trưởng Thương mại hai nước sớm có cuộc gặp để xây dựng một chiến lược nâng cấp mạnh mẽ hợp tác kinh tế và thương mại song phương, cũng như hình thành một kế hoạch hợp tác trong nhiều diễn đàn khu vực và đa phương. Thủ tướng Ấn Độ nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Việt Nam về việc Ấn Độ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam hội nhập đầy đủ với nền kinh tế toàn cầu, sớm công nhận Việt Nam có một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Hai bên thoả thuận tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh doanh, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 2 tỷ USD năm 2010 và 5 tỷ USD năm 2015. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa các Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước để hỗ trợ khu vực tư nhân thông qua việc thành lập các đầu mối liên hệ cho doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ thương mại và hội thảo hàng năm để trao đổi thông tin về kinh nghiệm, cơ hội thương mại, môi trường kinh doanh và đầu tư.

Hai nước nhất trí tăng cường việc liên doanh và đầu tư chung trong các lĩnh vực có nhiều sự bổ sung lẫn nhau như dầu khí, than đá và năng lượng, đồng thời chỉ đạo các công ty dầu khí hai nước tăng cường đối thoại hơn nữa nhằm đạt được các thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Phía Việt Nam ghi nhận quan tâm của các công ty Ấn Độ về việc xây dựng các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam và hoan nghênh sự tham gia của các công ty Ấn Độ trong đấu thầu để nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam. Thủ tướng Ấn Độ đã thông báo việc Chính phủ Ấn Độ quyết định cho Việt Nam vay khoản tín dụng 45 triệu USD với các điều kiện ưu đãi để xây dựng nhà máy thuỷ điện tại Việt Nam. Hai nước cũng nhất trí tăng cường hợp tác song phương và hợp tác với các nước hữu quan khác

trong ASEAN để thúc đẩy liên kết vận tải đường bộ giữa hai nước. Việt Nam bày tỏ đánh giá cao đối với các cơ hội đào tạo dành cho người Việt Nam theo Chương trình Hợp tác kinh tế và kỹ thuật của Ấn Độ (ITEC), các suất học bổng đại học và sau đại học tại Ấn Độ do Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ tài trợ, việc đào tạo tại Trung tâm Phát triển Doanh nhân ở Việt Nam và tại Trung tâm đào tạo tiếng Anh.

Lãnh đạo cam kết tăng cường vai trò của LHQ để tổ chức này trở thành một hệ thống đa phương hiệu quả hơn dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tôn chỉ mục tiêu nêu trong Hiến chương LHQ. Hai nhà lãnh đạo cho rằng cần phải thúc đẩy các mục tiêu của chương trình nghị sự toàn cầu một cách cân bằng và toàn diện nhằm thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ ứng cử làm thành viên thường trực HĐBA khi tổ chức này được cải tổ và mở rộng. Ấn Độ ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009. Thủ tướng Việt Nam đánh giá cao chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ và quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa ASEAN-Ấn Độ, được củng cố thêm nhờ việc thông qua “Quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung” và Chương trình hành động chi tiết. Hai bên cũng nhất trí trao đổi quan điểm và phối hợp lập trường trên các vấn đề cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương như ARF, ASEM và Liên hợp quốc [7].

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Ấn và chứng kiến lễ ký 7 văn kiện hợp tác quan trọng khác, bao gồm: Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản; Bản ghi nhớ giữa Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam và Bộ Năng lượng nguyên tử Ấn Độ để tiếp tục triển khai Hiệp định hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình; Bản ghi nhớ về trao đổi đất và tài sản dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao hai nước; Bản ghi nhớ về thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Anh tại Thành phố Đà Nẵng; Chương trình giao lưu văn hoá; Kế hoạch hợp tác trong giai đoạn 2007- 2009 giữa Bộ Nông nghiệp hai nước về nghiên cứu nông nghiệp và giáo dục; Chương trình trao đổi giữa Chính phủ hai nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác xây dựng thủy điện giữa Tổng công ty xây dựng và thủy lợi với Công ty Athena đầu tư 300 triệu USD; Hợp đồng thỏa thuận liên doanh khai thác dầu giữa Công ty SOVICO với Công ty Sun trị giá 200 triệu USD, thỏa thuận hợp tác đào tạo... Cũng trong chuyến thăm này, doanh nghiệp hai nước đã ký nhiều hợp đồng và thoả thuận hợp tác kinh doanh với tổng trị giá lên đến gần 4,5 tỷ USD[8].

Có thể nói, quyết định của hai nước về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược là dấu ấn quan trọng mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2007 cũng phát triển mạnh mẽ ở nhiều cấp. Ngày 29/7/2007, Đại hội Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã được tổ chức tại thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Ấn Độ. Ngày 26/9/2007, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiếp và trao đổi ý kiến thân mật với Tổng Bí thư Arhendu Bhushan Bardhan dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Ấn Độ đang ở thăm Việt Nam. Nhiều chuyến thăm cấp chính phủ, bộ ngành giữa hai nước đã được tổ chức.

Ngày 9/10/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ S.V.Patil dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Nội vụ Ấn Độ đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn lãnh đạo cấp cao Ấn Độ đã hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Công an Việt Nam. Hai bên tiếp tục có các chương trình hợp tác sâu rộng hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có sự hợp tác đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin; phòng chống, kiểm soát các loại hình tội phạm công nghệ cao, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý gìn giữ an ninh, trật tự xã hội [9].

Trong năm 2008, các hoạt động ngoại giao ở cấp Nhà nước, Đảng và địa phương diễn ra liên tục. Từ ngày 23 - 27/3/2008, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Ấn Độ tại Haiđơruhát, thủ phủ bang Andra Prades. Ngày 4/7/2008, tại Hà Nội, Liên hiệp các Tổ

chức Hữu nghị Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã tổ chức kỷ niệm 1 năm ngày thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ.

Sau một năm, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đã có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế - thương mại. Năm 2007, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,5 tỷ USD và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008, đã đạt hơn 1 tỷ USD. Triển vọng cả năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt 3 tỷ USD, tăng hơn 50% và về trước 2 năm so với mục tiêu mà lãnh đạo hai nước đã đề ra cho năm 2010. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đã xuất hiện một làn sóng các nhà đầu tư lớn của Ấn Độ vào tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Các tập đoàn kinh tế như ONGC, TATA, Essar... triển khai các dự án hàng tỷ USD trong lĩnh vực dầu khí, luyện thép, hoá chất. Ấn Độ hiện là 1 trong 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam [12].

Hoạt động đối ngoại nổi bật của năm 2008 là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 24-28/11/2008 của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devisingh Patil. Tổng thống Ấn Độ đã hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, gặp gỡ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

Các cuộc hội đàm và tiếp kiến song phương diễn ra trong bầu không khí hữu nghị truyền thống và với sự hiểu biết thân thiết và gần gũi. Lãnh đạo hai nước bày tỏ hài lòng về tình hình quan hệ song phương cũng như sự hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ đối tác chiến lược mới đang phát triển nhanh chóng giữa Ấn Độ và Việt Nam. Các cuộc hội đàm xoay quanh nhiều chủ đề hai bên cùng quan tâm, trong đó có những thách thức kinh tế khu vực và thế giới, quan hệ thương mại song phương đang phát triển mạnh mẽ và triển vọng tích cực của đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam, hợp tác trong những lĩnh vực quan trọng như sản xuất thép, dầu khí, năng lượng hạt nhân, tín dụng, thông tin, truyền thông, thực thi luật pháp, an ninh, quốc phòng, giáo dục và hợp tác văn hóa, trong đó có hợp tác trùng tu các tháp Chàm ở Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo cũng trao đổi quan điểm về những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Lãnh đạo hai nước ghi nhận rằng kỳ họp lần thứ 13 của UBHH cấp Bộ trưởng giữa Ấn Độ và Việt Nam tại New Dehli năm 2007 đã khẳng định mức độ và tiềm năng để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước và đặt ra mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD, đến thời điểm này đã đạt được trước thời hạn. Hai nước cũng ghi nhận rằng kỳ họp lần thứ 14 của UBHH sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2009 là một cơ chế hiệu quả giúp theo dõi hoạt động hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời giúp đưa ra những định hướng cụ thể cho quan hệ hợp tác trong tương lai. Hai bên ghi nhận rằng kim ngạch thương mại hai chiều đang tăng trưởng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ trong năm 2008 và hy vọng rằng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Ấn Độ sẽ dần được giảm xuống [14].

Từ ngày 23 - 26/2/2009, đoàn đại biểu cấp cao quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã tới Thủ đô New Delhi, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức CH Ấn Độ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm và tiếp kiến Chủ tịch Hạ viện M.Kumar, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ H.Ansari, chào xã giao Tổng thống Ấn Độ P.Patil... Hai bên khẳng định sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa quốc hội hai nước trên phương diện song phương và trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Tổ chức liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Tại cuộc gặp, đoàn đại biểu quốc hội Việt Nam và đoàn Thượng viện Ấn Độ đã trao đổi về nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm như tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ; bầu các đại biểu Quốc hội; thành lập, cũng như hoạt động của các cơ quan của Quốc hội; quy trình làm luật; thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Tổng thống Pratbha Patil khẳng định trong chính sách "Hướng Đông", Ấn Độ trông đợi sự phát triển quan hệ với các nước ASEAN, trong đó ưu tiên phát triển quan hệ với Việt Nam. Năm 2010, trên cương vị là Chủ tịch ASEAN, là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị cấp cao Đông Á, Việt Nam có điều kiện giúp Ấn Độ tăng cường quan hệ với ASEAN. Chuyến thăm một lần nữa khẳng định sự phát triển toàn diện trong quan hệ hai nước từ khi xây dựng

quan hệ đối tác chiến lược năm 2007, mở ra quá trình thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời kỳ mới[19].

Từ ngày 30/9 đến ngày 5/10/2009, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức CH Ấn Độ. Đây là chuyến thăm chính thức Ấn Độ lần thứ ba của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam kể từ sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào năm 2003 và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2007. Tại các cuộc hội đàm, hai bên khẳng định quan hệ kinh tế thương mại hai nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt 2,47 tỷ USD, tăng 67% so với năm 2007. Về đầu tư, tính đến tháng 6, Ấn Độ có 30 dự án với vốn đăng ký gần

Một phần của tài liệu QUAN hệ CHÍNH TRỊ, AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ấn độ và VIỆT NAM từ năm 2007 đến năm 2016 (Trang 37 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w