Cách ứng xử, cách sốn gở đời

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Cách ứng xử, cách sốn gở đời

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết đúc kết những bài học răn dạy về cách sống, cách làm người qua những câu ca dao, tục ngữ, hay truyện cười, truyện ngụ ngôn. Có thể nói, những bài học ấy được hình thành từ nếp sống, nếp nghĩ tạo thành văn hóa ứng xử tốt đẹp của người Việt Nam. Đó là giáo dục tấm lòng cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con cái với cha mẹ:

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

[27, tr.28] hay tình cảm anh em gắn bó ruột thịt:

“Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

[27, tr 20] hoặc những bài giáo dục về lòng yêu thương, sẻ chia với những người có cảnh ngộ éo le, khó khăn bất hạnh:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

[27, tr. 24] Văn học là nhân học. Văn học có giá trị giáo dục về đạo đức, đạo lí làm người. Trong các tác phẩm về đề tài mang tính ngụ ngôn, Lê Thánh Tông - vị hoàng đế anh minh đã gửi gắm những bài học có giá trị giáo dục sâu sắc thấm thía.

Truyện Bài ký dòng dõi con thiềm thừ kể chuyện về dòng thiềm thừ đó là ếch và

cóc. “Hai con đều dòng dõi con thiềm thừ, ở phủ Thanh Hư, ăn thuốc ngọc thỏ, nhiễm

hương quế tiên, không hiểu đã trải qua mấy vạn năm” [34, tr. 27]. Vì yêu mến “non

29

Hằng Nga chấp thuận. Ở dưới trần, cóc vẫn giữ được lối sống quen thuộc “mặc áo vải thô, ở nơi kín đáo” [34, tr.27] cho thấy cóc có lối sống giản dị, dân dã, mộc mạc. “Áo

vải thô” [34, tr.27] là trang phục bình dị thường thấy ở những con người bình thường

trong xã hội. Còn “ở nơi kín đáo” là nơi yên tĩnh, vắng vẻ, an toàn thể hiện lối sống không bon chen. Tác giả còn miêu tả trạng thái của cóc “ngậm miệng ngồi im, không

thích chi cả” [34, tr.27]. Thái độ của cóc là thái độ thờ ơ trước thời cuộc. Nhưng có

phải là có thờ ơ, dửng dưng trước mọi việc hay không? Quả thực là không, bởi sau đó tác giả kể những việc làm hào hiệp của cóc. Đó là cóc trừng trị kẻ ác độc, nguy hiểm như với đàn kiến chuyên đốt người, cóc đớp liền, thấy giun uống nước há miệng nuốt ngay, phun nọc xanh khi bị gà vịt trêu ghẹo,…; cóc còn giúp đỡ người chữa bệnh: bị mụn nhọt lấy thịt cóc đắp lên khỏi ngay, trẻ em mắc chứng ngũ cam gầy yếu cắt đùi cóc ăn sẽ béo tốt; cóc nghiến răng cầu mưa giúp muôn loài có nước uống, cóc quyến luyến nơi ở của mình, dù đi đâu về đâu cóc luôn tìm về chốn cũ,…“Cóc được lòng trời như thế!” [34, tr.28]. Lời đánh giá về cóc nhưng cũng chính là ca ngợi lối sống trong sạch, không bon chen, vụ lợi, biết sống vì người khác. Đó cũng là cách ứng xử đáng được ca ngợi trong truyện này.

Ngược lại với cóc, ếch có lối sống hoàn toàn khác. Ở trần gian, ếch “giữ cái kiến

thức Bạch Đế” (giống nhân vật ếch trong truyện dân gian Việt Nam “Ếch ngồi đáy

giếng”. “Sinh trong hang lỗ bùn lầy, mặc áo gấm hoa, dâm dục và bạo ngược”. Cá

tôm sâu bọ đều bị ếch sát hại. Ếch còn lừa cua ăn thịt: “Cua cậy có đôi gươm, nghênh

ngang, bị ếch vỗ vào mai đánh lừa, cua thu càng lại bị đớp nuốt ngay”. Tác giả nhận

xét: “Đấy ếch ngông cuồng bạo ngược đến như thế!” [34, tr.28]. Không chỉ có vậy, tác giả còn kể chuyện ếch hoang dâm vô độ: “Tháng năm, tháng sáu mưa rào, ếch kêu ồm

ộp, lại bắt đôi, người soi đến nơi mà vẫn không tỉnh. Hoang dâm đến thế!” [34, tr.28].

Chính vì lối sống bạo ngược và hoang dâm nên ếch bị người ta rủ nhau đi bắt và làm thịt ếch: “chặt đầu, lột da, dùng các vị cay nấu thành món ăn ngon” [34, tr.28]. Nói chuyện loài ếch nhưng cũng chính là nói chuyện con người. Sống bạo ngược, vô nhân tính cuối cùng cũng nhận quả báo. Tác giả cũng thể hiện thái độ của mình trong truyện:

Phàm những người ít lòng tham dục mà không bảo toàn được tấm thân thì xưa nay ít

có, còn những kẻ nhiều lòng tham dục mà vẫn bảo toàn được tấm thân, xưa nay cũng hiếm. Thật là đúng vậy!” [34, tr.29]. Cuối truyện, lời bình của Sơn Nam Thúc càng nhấn mạnh thêm bài học về cách ứng xử, cách sống ở đời: “Đây chỉ là “Bài ký dòng dõi con thiềm thừ” nhưng trong đó vạch rõ người ít dục vọng thì giữ được thân, kẻ

30

ngôn ngữ của tác giả: “Phân tích từng chữ thần diệu, tinh vi mà câu nào cũng vẫn là

lời ghi chuyện cóc và ếch. Lớn lao thay lời nói của thánh vướng, nói gần mà ý xa” [34,

tr.29]. Lời bàn của Sơn Nam Thúc nhấn mạnh bài học giáo dục cách sống, cách ứng xử của con người trong xã hội nói chung.

Thời đại nào cũng có những mặt trái của nó. Xã hội có kẻ xấu người tốt. Thời kì phong kiến, người đứng đầu đất nước là vua, dưới vua là các quan đại thần. Tuy nhiên, không phải lúc nào mối quan hệ trong triều đình từ đều trên dưới đồng lòng. Truyện

“Lời phán xử cho anh điếc và anh mù” là câu chuyện đề cập đến mối quan hệ như vậy

giữa con người với con người. Từ xưa đến nay, con người vốn coi trọng ngôi vị, thứ bậc. Ở đây hai nhân vật anh điếc và anh mù cũng không ngoại lệ. Cả hai anh chàng đều có khiếm khuyết trên cơ thể nhưng đã tranh giành thứ bậc đến cả ngày trời mà chưa có kết quả. Trong lời nói của các nhân vật đều có cái hợp lí tuy nhiên lời nói của anh điếc là thái độ sống phù hợp: “Làm vua như Ngu Thuấn cũng đã đủ, nhưng còn phải hỏi các quan nhạc để rộng tai nghe việc bốn phương, bảo người nghe các thanh âm để chỉnh sáu luật, không điếc là gì? Phàm những người ở ngôi trời, phải có bầy tôi can ngăn để làm “nhĩ quan”, không điếc là gì? Không thế lại rủ bông vàng để che tai, không phải là xem trọng điếc ư? Không điếc thì không làm nổi bố vợ, không phải là quý điếc ư? Huống hồ bỏ không thèm nghe những câu thị phi, chẳng để lọt tai những lời gièm nịnh. Mình ngồi bệ vệ lấy mắt mà trông. Giả sử người thiên hạ mà đều như tôi thì Kinh thi không phải vịnh câu “có tai bên vách”, đức Khổng không phải răn việc nghe lỏm ngoài đường. Còn một điều nữa: giả sử thiên hạ mà đều như tôi thì mọi việc có thể lấy tâm mà hiểu, lấy thần mà biết, không cần phải có tiếng mới nghe được. Những tiếng ong ve không có, các nhà ca xướng không mở. Công việc hàng ngày cứ đường thẳng mà đi, không cần phải dùng lời nói. Nếu có kẻ bẻm mép, cũng không bởi đâu mà làm đổ nước nhà người ta được. Há không phải là điều thiên hạ mong muốn mà không được ư?...”

[34, tr.96-97]. Lời nói của nhân vật chứa đựng ý nghĩa về cách sống, cách ứng xử ở đời của con người. Cuộc sống chứa đầy những cạm bẫy mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải nhất là chốn quan trường. Nơi đó không chỉ có cuộc sống vinh hoa, phú quý, cao sang đáng để người đời mơ ước mà đằng sau đó là những lại là nơi có muôn vàn những nguy hiểm rình rập con người. Trong nhiều trường hợp cần có cách ứng xử thông minh phù hợp với thời thế. Và nhiều khi tai nghe nhưng lại giả “điếc” và dùng con mắt phán đoán, ứng xử thông minh. Ngược lại cũng có nhiều người có không nhìn thấy mà chỉ nghe nhưng chưa hẳn là cách hay nhất. Bởi vậy nên câu chuyện là bài học về cách ứng xử

31

trong cuộc sống của con người. Quan trọng nhất dùng con mắt để nhìn, phán đoán sự việc, dù có nghe được chăng nữa thì cũng hãy là người “điếc” để cư xử, hành động, tránh mang họa vào thân. Trong hoàn cảnh xã hội bắt đầu xảy ra những sự việc chướng tai gai mắt thì con người cần có con mắt “trông nhìn” để cảm nhận thời thế và có cách ứng xử đúng đắn. Truyện Lời phán xử cho anh điếc và anh mù là bài học sâu sắc về cách ứng xử, cách sống ở đời cho mỗi con người dù ở bất cứ thời đại nào.

Không chỉ dừng lại ở việc đề cập đến cách sống, cách nhìn đời, nhìn người, Lê Thánh Tông còn thể hiện thái độ của mình trong cách ứng xử của những con người cùng sống gắn bó sau lũy tre làng. Đó là những người hàng xóm láng giềng, tắt lửa tối đèn có nhau. Tuy nhiên, Chuyện người hành khất giàu lại phản ánh tình trạng bộ phận người dân sống vô cảm, dửng dưng trước số phận bất hạnh của bà góa phụ nghèo khổ trong làng. Bà vốn là người đàn bà góa chồng, không con cái, không người thân thích. Nhà nghèo, hay đau ốm nên không làm được gì để nuôi thân. Người làng ai cũng xua đuổi, không cho vay mượn. Để duy trì sự sống, bà buộc phải làm nghề hành khất. Cho đến khi chết, bà cũng phải chết trong cô độc, nghèo khổ, lạnh lẽo. Tài sản có được nhờ nghề “hành khất” cũng bị lũ người làng xấu xa chia nhau lấy hết. Sơn Nam Thúc đã kết

án “Còn như lũ người làng, đã chẳng giúp đỡ gì khi mụ sống, lại đến rủ nhau chia của

cải khi mụ chết, thật là vô sỉ trong đám vô sỉ, ăn mày trong đám ăn mày!” [34, tr.37].

Không còn lời đánh giá nào chính xác hơn, đả kích sâu cay hơn lời bình cuối truyện. Quả đúng là một lũ người vô lương tâm, không có tình người. Đây cũng là bài học về cách đối nhân xử thế của con người. Ông cha ta từng dạy: “Bán anh em xa, mua láng

giềng gần” [27]. Nhưng người đàn bà hành khất đã không may mắn khi gặp phải những

người hàng xóm bất lương nên bà đã phải chịu cách đối xử tệ bạc như vậy. Lê Thánh Tông đã gửi đến người đọc bài học sâu sắc về cách ứng xử giữa con người với con người trong xã hội.

Cũng nêu một cách ứng xử, cách sống ở đời nhưng truyện Hai thần hiếu đễ lại đề cao lòng hiếu thảo của con cháu đối với người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Truyện kể về Tử Khanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nhờ người anh. Khi vợ chồng người anh qua đời, Tử Khanh chăm lo cho cháu như con. Thấu hiểu tấm lòng của Tử Khanh, trong đêm mưa gió, Tử Khanh đã gặp lại người anh đã mất của mình. Cuộc gặp gỡ giữa họ càng cho thấy Tử Khanh đã trọn đạo với người đã khuất. Cuối truyện lời bàn của Sơn Nam Thúc cũng khẳng định điều

32

làm gốc. Quỷ thần được đời sau cúng, cũng vì có đạo hiếu đễ. Kìa những kẻ bất hiếu, bất đễ, sao không trông truyện này làm gương?” [34, tr.113].

Có thể nói, bài học về cách sống, cách ứng xử đã được Lê Thánh Tông thể hiện sâu sắc trong Thánh Tông di thảo. Câu chuyện có kết cấu ngắn gọn, ít tình tiết với văn phong gần gũi, giản dị nhưng lại chứa đựng tư tưởng giàu ý nghĩa. Dưới cái nhìn của vị hoàng đế những bài học ấy càng được thể hiện thâm thúy và sâu sắc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 34 - 38)