Bọn quan lại tham lam, kết bè phái, nhũng nhiễu áp bức nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 88 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Bọn quan lại tham lam, kết bè phái, nhũng nhiễu áp bức nhân dân

Cùng với bọn hôn quân vô đạo, trong xã hội còn tồn tại bọn quan tham bất nhân, kết bè phái áp bức hãm hại vị quan thanh liêm và những người dân vô tội. Bọn chúng không từ một thủ đoạn để đem lợi cho mình, đẩy họa cho người. Trong Chuyện người

nghĩa phụ Khoái Châu, nhà văn đã ghi lại: “Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình

xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay

83

thiếu trong xã hội đương thời. Nhà văn đã không né tránh thực tế mà nhà văn đã chứng kiến để từ đó ghi lại một cách chân thực nhất.

Nhân dân - những con người vốn nhỏ bé, yếu ớt không chỉ chịu tầng áp bức của bọn hôn quân vô đạo mà còn chịu thêm cái tròng đè nén của bọn quan lại. Bọn chúng quấy nhiễu, áp bức, bóc lột nhân dân về tiền bạc, của cải, sức lực và thậm chí cả sắc đẹp.

Tên quan Trụ quốc họ Thân trong Chuyện nàng Túy Tiêu là một tên độc ác như thế. Hắn tham lam, hiểm độc chuyên đục khoét của dân “Hắn chỉ là đồ yếu hèn mà làm đến bậc Vệ, Hoắc, kêu xin chạy chọt, lúc nào ở cửa cũng rộn rịp người ra và , vàng bạc châu báu trong nhà chồng chất đầy rẫy. Trừ ra gặp phải họa tai, của cải trong nhà ấy

không biết có cách nào tiêu mòn đi được” [7, tr.183]. Lời nói của nàng Túy Tiêu với

Dư Nhuận Chi đã cho thấy sự độc ác, tham lam của tên tham quan này. Không chỉ có vậy, khi thấy Túy Tiêu xinh đẹp, hắn còn bắt cướp nàng về làm của riêng. Dư Nhuận Chi bị cướp mất vợ đã làm đơn kiện lên triều đình nhưng không ai dám đứng ra xét xử

vì họ Thân uy thế rất lớn, các tòa sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét

xử” [7, tr.171]. Hắn còn lừa dối giam lỏng Nhuận Chi, không cho chàng gặp mặt Túy Tiêu khi chàng đến tận phủ của hắn. Quan Trụ quốc quả là gương mặt tiêu biểu cho những tên quan bóc lột, áp bức nhân dân trong xã hội phong kiến. Người Việt Nam có câu ca: “Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” có lẽ cũng bắt nguồn từ những tên quan lại như thế.

Chuyện đối tụng ở Long cung phê phán những việc làm xấu xa, bỉ ổi của thần

Thuồng luồng. Hắn vốn là người có công lao được vua thủy cung cho giữ chức quan cai quản một phương. Tuy vậy hắn ham mê sắc đẹp đã cướp vợ của quan thái thú họ Trịnh. Hắn ăn bổng lộc của dân nhưng lại có hành vi dâm dục, khiến nhân dân gia đình sống trong khổ đau, vợ chồng chia cắt li tán. Đó là hành vi thật đáng lên án, trừng trị. Tác giả đã thể hiện sự phẫn nộ trước việc làm của vị thần Thuồng luồng. Câu chuyện thấm đẫm màu sắc thần kì hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên đằng sau bức màn mờ ảo đó là hình ảnh chân thực nhất về quan lại đương thời ỷ thế bắt nạn, cướp bóc dân lành. Đó là việc làm thật đáng lên án!

Trong Chuyện Lý tướng quân, nhà vănlên án Lý Hữu Chi hung bạo, ngang ngược, làm những việc trái đạo lí “Quyền vị đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa vào lũ trộm cướp như lòng ruột, coi người nho sĩ như cừu thù; thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán; lại tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để

84

làm ao dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất, đi kiếm những hoa kì đá lạ từ bên huyện khác

đem về” [7, tr.203]. Sau khi được ông thầy tướng số xem trước quả báo về sau với lò

lửa, vạc sôi, bị gông xiềng nhưng hắn vẫn không sợ mà ngược lại “hắn càng làm những

sự dâm cuồng, chém giết, không kiêng dè gì cả” [7, tr.205]. Người mẹ tức giận, phẫn

uất trước hành vi của con mình. Người con trai cũng khuyên ngăn. Dù vậy, Lý vẫn không thay đổi. Nhà văn vạch trần tội ác của Lý và bộc lộ thái độ phê phán sâu sắc.

Nhà văn tiếp tục thể hiện thái độ của mình trong lời bình cuối truyện: “Than ôi! Đạo trời chí công mà vô tư, lưới trời tuy thưa mà chẳng lọt, cho nên hoặc có người lúc

sống khỏi tai vạ mà lúc chết bị hình. Song, chịu họa ở lúc sống, người đã không hiểu,

phải tội ở lúc chết, người lại không hay; vì thế mà đời thường có lắm loạn thần tặc tử. Ví thử họ hiểu, họ hay thì dù bảo làm ác cũng không dấm làm. Song Lý mỗ đã trông thấy và biết rõ rồi lại còn làm tệ hơn. Đó là người hư tồi bậc nhất không chuyển đổi

được, không còn thể nói bàn gì nữa” [7, tr.213]. Như vậy thái độ của Nguyễn Dữ đã

thể hiện rõ qua lời bình. Lý tướng quân là một trong số những vị tướng đáng lên án trong xã hội lúc bấy giờ. Tác phẩm là tiếng nói phê phán, đả kích mạnh mẽ những kẻ áp bức, bóc lột nhân dân trong thời kì phong kiến.

Bên cạnh bọn quan lại áp bức nhân dân, tác phẩm cũng phản ánh một bộ phận quan lại đánh mất lương tâm, chia bè phái. Những vị quan ngay thẳng thì bị đẩy vào con đường tăm tối. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu đã phản ánh sâu sắc hiện thực này. Phùng Lập Ngôn là vị quan thanh liêm, chính trực, ngay thẳng nên bị bọn gian thần ghen ghét: “Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bề trong thực dồn

vào chỗ tử địa” [7, tr.23]. Lời nói của nhân vật góp phần phơi bày thực trạng đen tối

của xã hội phong kiến với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Đứng trước bọn nịnh thần, kết bè phái người chịu thiệt bao giờ cũng là những người ngay thẳng, chính trực. Phùng Lập Ngôn cuối cùng phải đi làm và chết ở nơi xứ người.

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, tác giả phản ánh hiện thực sâu sắc. Tác phẩm mở ra chủ yêu là thế giới của cõi âm với đầy rẫy những tệ trạng đáng lên án. Đó là việc làm tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc bại trận của Bắc triều. Hắn tranh chiếm miếu đền, giả mạo họ tên của thổ thần nước Việt, làm yêu quái trong dân gian. Ở cõi âm “Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy… những đền miếu

85

xã hội mà nhà văn muốn phơi bày và lên án. Tác giả chỉ ra sự giả dối, lừa lọc, tệ nạn đút lót, hối lộ,… tồn tại phổ biến trong xã hội phong kiến đương thời.

Từ đây, có thể thấy Nguyễn Dữ đã thể hiện phong phú đề tài phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời. Đánh giá về giá trị của Truyền kì mạn lục, Lại Văn Hùng đã khẳng định: “Giá trị lớn nhất ở tác phẩm là ở chỗ nó mang nội dung phê phán, tố

cáo mạnh mẽ” [13, tr.491]. Tác giả cũng nhấn mạnh cụ thể đến từng chi tiết: “Chưa

bao giờ trong văn học viết, cho tới lúc đó, vua chúa, quan lại lại được thể hiện một cách hèn kém, bất tài đến thế. Hồ Hán Thương chịu bất lực trước ý chí và lí lẽ của một ẩn sĩ (Chuyện người tiều phu ở núi Na) Hồ Quý Ly là người từng tranh luận với người Trung Hoa, người Chiêm, chưa hề chịu khuất lý bao giờ” lại đuối lý trước ẩn sĩ họ Hồ và tú tài họ Viên (Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang). Quan lại thì độc ác dâm bạo, bất nhân, hoặc cụ thể như Trụ quốc họ Thân, tướng quân họ Lý và cách điệu như thần Thuồng luồng” [14, tr.492].

Như vậy có thể thấy, phản ánh, phê phán bọn hôn quân và quan lại áp bức bóc lột nhân dân là biểu hiện của đề tài hiện thực phổ biến, phong phú và nổi bật trong tập

Truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ. Nhà văn không né tránh hiện thực mà nhìn

thẳng vào hiện thực xã hội để ghi lại “những điều trông thấy. Nói như tác giả Bùi Duy Tân “Trong thế kỉ XVI, đời sống dân tộc có những biến đổi quan trọng. Mâu thuẫn trở nên gay gắt quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến bị lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt kéo dài, đất nước bị chia cắt một cách tự nhiên, cuộc sống không ổn định, nhân dân điêu đứng cơ cực,... Muốn phản ánh hiện thực đã dạng phong phú và phức tạp ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động và đang đổi mới ấy, thì không thể dừng lại ở chỗ chỉ ghi chép sự tích đời trước. Nếu chỉ ghi chép sự tích cũ mà phóng tác thì có thể ít nhiều đáp ứng nhu cầu phản ánh cuộc sống ấy. “Truyền kì mạn lục”, vì vậy, dường như là

truyện cũ mà thực ra là phản ánh xã hội thế kỉ XVI” [36, tr.386]. Quả vậy, Nguyễn Dữ

đã tái hiện chân thực và sống động bức tranh đó trong tác phẩm của mình, chính điều đó đã góp phần tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)