Tài trị nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 42 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Tài trị nước

Một người đứng đầu đất nước không chỉ có tri thức, có đạo đức mà cần phải có tài trị nước. Những vị vua ấy phải đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ở Trung Quốc có triều vua Ngu Thuấn là những triều đại lí tưởng, mơ ước của các bậc minh quân. Người anh hùng Nguyễn Trãi đã từng gửi gắm khát vọng ấy qua các câu thơ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”

[24, tr.58] hay:

“Dân Nghiêu Thuấn vua Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”

37

Đó cũng là khát vọng của các bậc minh quân mong muốn đem lại thái bình cho đất nước, dân tộc. Trong Thánh Tông di thảo, Lê Thánh Tông đã thể hiện được tài năng lãnh đạo của một người đứng đầu đất nước.

Trước tiên, để thể hiện tài năng của vị hoàng đế của đất nước Đại Việt này, chúng ta cùng nhớ lại câu chuyện sự xuất thân thần kì của Lê Thánh Tông. Có lẽ, không thể thuyết phục và sinh động hơn khi đọc lời bình của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện Gặp

tiên ở hồ Lãng Bạc. Đó là “Khi xưa Ngô thái hậu sắp sinh, nằm mộng thấy đến điện

Ngọc hoàng thượng đế. Thượng đế cho một tiên đồng giáng sinh làm con thái hậu. Tiên đồng có ý ngần ngại không chịu đi. Thượng đế giận, cầm hốt ngọc ném vào trán chảy máu. Tỉnh dậy thì sinh Thánh Tông, trên trán có vết như đã trông thấy trong giấc mộng” [34, tr.163]. Sự xuất thân thần kì ấy của nhà vua cũng từng lưu truyền trong dân gian. Đó cũng là điểm đặc biệt về vị hoàng đế anh minh và quyền lực này. Đặc biệt hơn tất cả, lời bình Sơn Nam Thúc nhấn mạnh: “Vả lại các đế vương nước Việt ta, thiên tư dĩnh ngộ, học hỏi uyên thâm, trong những câu nhả ngọc phun châu, đều có vẻ

tiên phong đạo cốt. Nhưng so sánh thì không ai bằng vua Lê Thánh Tông” [34, tr.163].

Đây là lời nhận xét nhưng cũng đồng thời là lời ngợi ca về nhà vua của đất nước Đại Việt.

Hình tượng vua Lê Thánh Tông xuất hiện trong Thánh Tông di thảo là hình tượng về vị hoàng đế hết lòng vì dân vì nước. Khi dân rơi vào tình cảnh lụt lội triền miên, nhà vua đã trực tiếp đi thị sát tình hình để kịp thời phát chẩn lương thực cứu đói. Không phải vị hoàng đế nào cũng làm được như vị hoàng đế trong truyện. Đó là hình ảnh nhân vật xưng “Ta” trong truyện “Hai phật cãi nhau”. Cách xưng hô ấy vừa thể hiện thái độ khiêm nhường của vị hoàng đế (thường xưng “trẫm”), vừa thể hiện sự khẳng định của cái tôi hiếm thấy trong giai đoạn đầu của văn chương trung đại Việt Nam nhưng điều này cho thấy đó là kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật của Lê Thánh Tông. Trong câu chuyện về nạn lụt năm Quý Tỵ, nhà văn miêu tả: “Năm Quý Tỵ lụt to. Những nơi nước đến, rắn rết bò lên ngọn cây, người ta phải nuôi gà chó trên cành. Đền chùa phần nhiều bị cuốn đi hay là đổ nát… Ngày hai mươi bày tháng tám, nước rút. Ta đi thuyền xem xét nơi nào thiệt hại thì cấp chẩn cho dân” [34, tr.31]. Hình tượng “Ta” được khắc họa đã cho người đọc thấy được tấm lòng của vị vua hết lòng vì dân. Lẽ ra việc làm ấy nhà vua có thể cử các quan đại thần thay mình đi tìm hiểu sự tình nhưng ở đây nhà vua lại thân chinh vi hành. Điều này càng thấy rõ được đức độ của hoàng đế đứng đầu đất nước. Giữa lúc thiên tai hoành hành, thời tiết khắc nghiệt, lúc này “gió mưa mờ mịt

38

nhưng đêm đến nhà vua không trở về cung mà cho buộc thuyền và ngủ lại trước chùa. Hành động ấy quả thực không giống với các vị hoàng đế xưa nay. Nhà vua không hề sợ sự hiểm nguy của bão lũ mà ngủ lại ngay trên thuyền. Liệu trên thế gian có mấy vị vua làm được như thế? Đây là hình tượng trong truyện của Lê Thánh Tông nhưng chúng ta cảm nhận được đó là hình bóng của vị hoàng đế anh minh ngoài đời - vị hoàng đề đưa đất nước Đại Việt phát triển cực thịnh, vị hoàng đế trị vì 38 năm và đã góp phần quan trọng làm cho đời sống nhân dân được sống ấm no, phồn thịnh. Quả là vị hoàng đế hiếm có trong lịch sử dân tộc Việt Nam!

Chống thù trong giặc ngoài, giữ bình yên cho đất nước là việc làm cần thiết và thường xuyên của người đứng đầu đất nước. Việc làm ấy không chỉ khi có giặc tấn công mới tiến hành các biện pháp bảo vệ mà cần phải phòng bị từ trước. Bởi vậy, truyện

Bài ký một giấc mộng đã thể hiện tư tưởng này của Lê Thánh Tông. Truyện vẫn dùng

lối xưng hô “Ta” rất đặc biệt trong truyện của Lê Thánh Tông. “Nhân Tông gặp loạn Nghi Dân. Ta mới lên ngôi, nghĩ đến việc trước mà phải luôn phòng ngừa, thường dàn

sáu quân thân hành đi kiểm soát” [34, tr.169]. Điều này cho thấy, ngay từ khi mới lên

ngôi, vị hoàng đế nước Đại Việt đã không ngủ quên trong giấc mộng quyền lực, vinh hoa để rồi lơ là, mất cảnh giác, thiếu phòng bị trước kẻ thù. Thậm chí, vị hoàng đế ấy còn biết rút ra bài học từ những biến cố xảy ra với triều đại trước để củng cố chính trị, xây dựng kỉ cương triều chính nghiêm túc. Chi tiết trong lời kể chuyện của tác giả đã cho thấy điều này. Đó là việc nhà vua “thường dàn sáu quân thân hành đi kiểm soát” [34, tr.169]. Bản thân nhà vua phải đích thân giám sát tình hình an ninh trật tự đã thể hiện được sự cảnh giác cao độ của người đứng đầu một quốc gia dân tộc. Tất cả những việc làm đó đã tạo nên sự thành công trong lãnh đạo đất nước của Lê Thánh Tông.

Không chỉ vậy trong truyện Bài ký một giấc mộng còn kể câu chuyện nhà vua đã giải tỏa nỗi oan khuất cho yêu thần của chuông vàng và đàn tỳ bà. Trong đêm đi thị sát, trời mưa to gió lớn, vua cho đóng quân lại bên bờ hồ Trúc Bạch đã nghe được tiếng kêu khóc than thảm thiết. Nhà vua rót rượu và hắt về phía có tiếng khóc rồi khấn thầm. Cũng trong đêm đó, vua mộng thấy hai người con gái rất đẹp đội đến một phong thư và tâu nhờ nhà vua giải oan giúp. Lời tâu có đoạn: “May sao nhà vua đi tuần qua đây, có lòng thương xót mọi người nên chị em thiếp liều chết đến dâng thư, mong được đội

đức thánh minh soi xét...” [34, tr.170]. Qua đây, có thể thấy nhà vua chiếm được niềm

tin của mọi người và đặc biệt là của hai người con gái xinh đẹp nên họ mới đến trông cậy để được giải tỏa nỗi oan. Nhờ sự giải nghĩa phong thư của vị tiên thổi địch từng

39

gặp thuở trước, nhà vua đã cứu được hai yêu thần của chuông vàng và đàn tỳ bà. Có thể làm được điều đó chính là nhờ uy tín, tài năng của bậc minh quân đứng trên vạn người của nhà vua.

Thánh Tông di thảo không chỉ khắc họa thành công vị hoàng đế tài năng khi đang

trị vì đất nước mà ngay khi còn là hoàng tử, vị hoàng đế tương lai ấy đã thể hiện tình yêu với văn hóa, phong tục của quê hương. Truyện Lời phán xử cho anh điếc và anh là một trong những truyện ca ngợi điều đó. Truyện cũng dùng cách xưng hô “ta”:

“Khi ta còn ở Đông Cung, một hôm đi xem phong tục quê hương” [34, tr.95]. Việc làm

của thái tử khi ấy đã khác hẳn với các vị thái tử khác. Giữa chốn lầu son gác tía, hoàng tử vẫn mong muốn tìm hiểu về phong tục truyền thống của quê hương mình. Việc làm ấy thể hiện sự trận trọng và yêu mến những giá trị văn hóa của dân tộc đã được hình thành và lưu giữ qua bao đời. Tất cả những điều đó đã cho thấy tấm lòng yêu nước sâu sắc của vị hoàng đế tương lai.

Không chỉ có vậy, trong truyện, qua lời phân xử cho anh điếc và anh mù, tác giả còn khắc họa hình ảnh của một vị bao công cho thấy tài phân xử sáng suốt của vị thái tử này. Đó là chuyện hai anh chàng đều khiếm khuyết về hình thể nhưng lại tranh giành thứ bậc mất cả ngày trời. Thái tử nghe chuyện và phân xử bằng lời lẽ thông minh, uyên bác thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng:

“Ta nghe xong, cầm bút mà phê rằng:

- Ngạn ngữ có câu: “Trăm lần tai nghe không bằng một lần mắt thấy”.

Thư nói nhĩ mục, Dịch chép khảm ly. Thánh nhân đặt chữ, trước sau tinh vi Giác long giữ lửa, quan coi một ty. Liêm lại đời Hán, tai điếc hại gì?

Còn như chú mù, thành nghề nhưng vẫn là bậc dưới, chỉ là tiểu đạo, có chút khả

quan, nhưng người quân tử không làm” [34, tr.97]. Lời phán xử thể hiện trí tuệ, tài

năng của vị thái tử và cũng là vị hoàng đế trong tương lai.

Không chỉ trực tiếp xuất hiện là vị thái tử hay vị hoàng đế của đất nước, Lê Thánh Tông còn khắc họa vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp trung tâm, có sức mạnh hơn cả các thế lực siêu nhiên. Truyện Ngọc nữ về tay chân chủ là một truyện như thế. Truyện mượn cốt truyện dân gian Sơn Tinh, Thủy Tinh nhưng đã có sáng tạo mới về cốt truyện. Thay chiến thắng của Thần Núi bằng chiến thắng của con người. Trước sơn thần và

40

thủy thần - những thế lực có phép thần thông biến hóa nhưng con người vẫn vượt lên và giành chiến thắng. Với vẻ đẹp bên ngoài, hình tượng con người thật ngời sáng, nổi bật: “Người ấy dáng rồng, bước hổ, mắt Thuấn, mày Nghiêu, có vẻ tĩnh trọng như núi,

có lượng bao hàm như biển và đứng sừng sững trước sân” [34, tr.103]. Trước vẻ đẹp

kì vĩ, lớn lao ấy, mọi thế lực quỷ thần dường như bị áp đảo. Đó cũng chính là sức mạnh của con người. Con người đã thắng thế trước vạn vật. Đó cũng là vẻ đẹp của con người mà nhà văn muốn khẳng đề cao, khẳng định.

Như vậy có thể thấy, hình tượng con người đặc biệt là vị minh quân với tài năng, trí tuệ hơn người đã được Lê Thánh Tông khắc họa ấn tượng. Lần đầu tiên, trong văn xuôi trung đại nói chung và thể loại truyền kì nói riêng, hình tượng con người được đặt ở vị trí trung tâm và được đề cao khẳng định. Thánh Tông di thảo chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc trong văn học trung đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)